Những ngày thơ ấu ( Mác-xim-go-rơ-ki), trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Mác–xim Go–rơ-ki (1868 – 1936), là bút danh của A–lếch–xây Pê–scop, là nhà văn lớn của Nga và của TK XX.

– Cuộc đời chịu nhiều khó khăn, đắng cay: mồ côi cha khi mới ba tuổi, mẹ đi lấy chồng khác, thuở nhỏ sống với ông bà ngoại. Lớn lên, lại phải đi làm rất nhiều nghề để kiếm ăn và bút danh “Gơ – rơ – ki” mà ông lựa theo tiếng Nga có nghĩa là cay đắng, nói về chính cuộc đời mình.

2. Sự nghiệp văn học

– Bộ ba tiểu thuyết tự thuật – loại tiểu thuyết nhà văn dùng ngôi thứ nhât (xưng “tôi” kể chuyện đời mình)

+ Thời thơ ấu (1913-1914)

+ Kiếm sống (1916)

+ Những trường đại học của tôi (1923)

– Tác phẩm Người mẹ (1906- 1907) viết về sự chuyển biến tư tưởng của nhân vật chính, một bà mẹ Nga, về phía chủ nghĩa xã hội.

3. Văn bản Những đứa trẻ

– Trích ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu (gồm mười ba chương)

– Tóm tắt, dẫn dắt vào đoạn trích Những đứa trẻ

+ Dạo ấy, dưới thời Nga hoàng, A-li-ô-sa (tên thân mật thường gọi ở nhà của Mác-xim Go-rơ-ki) ở với ông bà ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Bên hàng xóm là nhà ông đại tá Ốp-xi-an- ni-cốp đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ khoảng trên dưới mười tuổi, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Do tình cờ có lần A-li-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng, nên mấy đứa trẻ chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bố.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Các mẫu nhà cấp 4 mái thái đẹp giá rẻ được ưa chuộng nhất hiện nay 2022 | Mytranshop.com

+ Đoạn trích Những đứa trẻ ấy tiếp theo sự kiện ấy

(*) Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Tình bạn vô tư trong sáng

– Phần 2: Tiếp theo đến “cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm cản

– Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Tình bạn vô tư trong sáng

(*) Trước khi bị ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cop phát hiện và cấm cản

– Tình bạn giữa những đứa trẻ xuất phát từ sự đồng cảm và sự quý mến với nhau mặc sự phân định về tầng lớp giai cấp xã hội.

+ Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau,một bên là giới thường lưu, có địa vị xã hội – đại tá Ốp-xi-an-ni-cop, còn một bên là dân thường – gia đình cậu bé A-li- ô-sa. Chính vì điều này mà ông đại tá cấm cản chúng chơi với nhau.

+ Dường như có sức hút vô hình, sự quý mến nhau và sự hồn nhiên vô tư của con trẻ mà chúng vẫn chơi với nhau. Một lí do nữa, bọn trẻ nhà ông đại tá đc cảm nhận được lòng tốt của A-li-ô-sa (cứu vớt thằng nhỏ bị rơi xuống giếng) cũng làm cho chúng thấy yêu quý A-li-ô- sa hơn

+ Do chúng có cùng cảnh ngộ, bọn trẻ nhà ông đại tá tuy sống trong cảnh nhung lụa giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, chúng vẫn chịu sự tủi thân khi mẹ mất sớm, bố lấy vợ kế và chúng thường bị bố cấm đoán,đánh đòn. A-li-ô-sa thì bố mất sớm, mẹ lấy chồng khác, phải ở với ông bà ngoại. Mỗi đứa chúng nó đều có một nỗi cô đơn, buồn tủi của riêng mình, cùng có một điểm chung, đó là thiếu tình thương đầy đủ của cả bố và mẹ. Tuy nghèo khó và khổ cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Xăm môi có ăn khoai lang được không? Kiến thức phun xăm 2022 | Mytranshop.com

   Thậm chí ta còn cảm nhận được A-li-ô-sa còn có phần may mắn và ấm áp hơn lũ trẻ kia, khi được sống trong vòng tay của ông bà ngoại hiền hậu, được đắm mình vào những câu chuyện cổ tích kì diệu từ lời kể của bà ngoại.

(*) Sau khi bị ông đại tá phát hiện và cấm cản

– Chúng vẫn chơi với nhau một cách hồn nhiên, đáng yêu và tìm cách để được chơi với nhau mà không bị phát hiện.

=> Tình bạn ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động và đáng trân trọng

(*) Nhận xét về hành động cấm đoán của ông đại tá

– Gây tổn thương và làm tiêu giệt tình bạn giữa chúng

– Gián tiếp bộc lộ xã hội Nga hoàng lúc đó (phân biệt giai cấp)

2. Nghệ thuật

– Ngôi trần thuật thứ nhất chân thực, xúc động

– Diễn biến câu chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích, gắn chặt với sự chân thực về tâm lí con trẻ

– Giọng văn hồi tưởng, xúc động

III. Tổng kết chung

–  Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Mác-xim-go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bây giờ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cấu trúc di truyền của quần thể, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

 

 

Leave a Comment