ÔN TẬP SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 1: So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
Trả lời
1. Điểm giống nhau của các hình thức sinh sản trên là:
– Tạo cá thể mới có bộ NST giống cơ thể ban đầu.
– Dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra cơ thể mới (không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng)
2. Điểm khác nhau của các hình thức sinh sản trên là:
Hình thức sinh sản |
Đặc điểm |
Đại diện |
Phân đôi
|
Dựa trên phân chia đơn giản TBC và nhân ( bằng cách tạo ra eo thắt) |
ĐV đơn bào, giun dẹp
|
Nảy chồi
|
Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con |
Bọt biển, ruột khoang |
Phân mảnh
|
Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới |
Bọt biển, giun dẹp |
Trinh sản |
Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội |
Trứng thụ tinh -> thành ong thợ và ong chúa. Không thụ tinh -> ong đực ( NST n) |
Bài 2: Phân biệt thụ tinh ngoài với thụ tinh trong?
Trả lời
|
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Khái niệm |
– Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. |
– Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái |
Ưu điểm |
– Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng 1 lúc. – Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. – Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong. |
– Hiệu suất thụ tinh cao – Hợp tử được bảo vệ tốt, ít chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài nên tỉ lệ hợp tử phát triển và đẻ thành con cao. |
Nhược điểm |
-Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp – Hợp tử không được bảo vệ nên tỉ lệ phát triển và đẻ con thấp. |
– Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. – Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. |
Bài 3: Ưu nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con?
Trả lời
|
Đẻ trứng |
Đẻ con |
Ưu điểm |
– Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống. – Trứng thường có vỏ bọc chống lại các tác nhân môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, VSV… |
– Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. – Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp. |
Nhược điểm |
– Khi môi trường bất lợi phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp. – Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị các động vật khác sử dụng làm thức ăn |
– Con cái phải tiêu tốn nhiều năng lượng trong việc mang thai, chăm sóc con non. |
Bài 4: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Sinh sản vô tính là gì ? Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ ?
Cho ví dụ về một số động vật có sinh sản vô tính.
2. Cho biết những điềm giống nhau và khác nhau giữa hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.
Trả lời
1. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
– Cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì nó có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ, cơ chế di truyền là nguyên phân.
– Một số động vật có sinh sản vô tính là: trùng roi. hải quỳ. trùng giày…
2. Giống nhau và khác nhau giữa hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh
a. Điểm giống nhau:
+ Từ một cá thể sinh ra mội hoặc nhiều cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống cá thể mẹ, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
+ Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.
b. Điểm khác nhau:
+ Phân đôi: dựa trên phân chia đơn giản chất tế bào và nhân (tạo ra các eo thắt để chia đều nhân và chất lố bào).
+ Trinh sinh: dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
+ Nẩy chồi: dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con lách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.
+ Phân mảnh: dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.
– Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì cơ thể mới tạo thành dựa trên quá trình phân bào liên tiếp theo kiểu nguyên phân.
Bài 5: Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
2. Không có lợi trong trường hợp mặt độ quần thể thấp.
3. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định. Ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
4. Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
5. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
6. Tạo ra số lượng lớn các con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
Hãy chọn và ghi lại các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tinh vào mẫu dưới đây:
a) Ưu điểm của sinh sản vô tính:
b) Hạn chế của sinh sản vô tính:
Trả lời
a) Ưu điềm của sinh sản vô tính: 1, 3
b) Nhược điểm của sinh sản vô tính: 5
Bài 6: Sinh sản hữu tính là gì? Cho ví dụ về vài loài động vật có sinh sản hữu tính?
Trả lời
1. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phái triển thành cây thể mới.
2. Thí dụ về loài động vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,…
Bài 7: Hãy cho biết thụ tinh của ếch, ở rắn là hình thức thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong. Tại sao? Cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?
Trả lời
+ Thụ tinh ở ếch là thụ tinh ngoài. Vì ếch đẻ trứng ra môi trường nước, ếch đực xuât tinh trùng lên trứng. Trứng ếch được thụ tinh bên ngoài cơ thể.
+ Thụ tinh ở rắn là thụ tinh trong. Vì có quá trình giao phối giữa (cơ quan sinh dục) của con đực và con cái, sự thụ tinh xảy ra trong cơ thể con cái.
+ Ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài là hiệu quả thụ tinh cao hơn.
Bài 8: Cho ví dụ về loài động vật đẻ trứng và đẻ con. Cho biết ưu điềm của mang thai và sinh con ở thú so với để trứng ở các động vật khác?
Trả lời
+ Ví dụ về một số loài động vật đẻ trứng: cá, êch, nhái, chim…
+ Ví dụ về động vật đẻ con: Các loài động vật có vú đều đẻ con, trừ thú mỏ vịt đẻ trứng. Vài loài cá (cá mập xanh, cá đầu búa) và vài loài bò sát cũng đẻ con.
– So với đẻ trứng ở các động vật khác, mang thai và sinh con ở thú có ưu điểm hơn là phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rât phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.
Bài 10: Trả lời các câu hỏi sau:
– Cho biết tên các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn?
– Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như thê nào?
Trả lời
– Các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn là FSH, LH (cùa tuyến yên) và testostêrôn (của tinh hoàn).
– Từng hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như:
+ FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.
+ Testostêrôn kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh linh trùng.
Bài 11: Trả lời các câu hỏi sau:
– Cho biết tên các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng.
– Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng như thế nào?
Trả lời
– Các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng là: FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
– Từng hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển chín và rụng trứng.
+ FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hại bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất Ơstrôgen)
+ LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmôn này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH.
Bài 12: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật ?
2. Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật?
3. Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
4. Tại sao cấm xác định giới tính cùa thai nhi người?
Trả lời
1. Những biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật như:
+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
+ Thay đổi các yếu tố môi trường.
+ Nuôi cấy phôi.
+ Thụ tinh nhân tạo.
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật như:
+ Lọc, li tâm, điện đi để tách tinh trùng ra 2 loại: 1 loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại có nhiễm sắc thể Y.
Tuỳ theo yêu cầu về đực hay cái mà chọn ra 1 loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 mêtytestôstrêrôn (1 loại hoocmôn lestôstêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
+ Dùng tia tử ngoại chiếu lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn. Tằm đực cho nhiều tơ.
+ Xác định giới tính của phôi bằng cách phát hiện thể ba (tế bào của phôi cái có thể ba còn tế bào phôi đực không có thể ba). Tuỳ theo yêu cầu có thể giữ lại hoặc hủy phôi đực hay phôi cái.
3. Điều khiển giới tính đàn con có ý nghĩa là tiết kiệm chi phí, tăng năng suất trong chăn nuôi.
4. Cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.
Bài 13: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch ? Cho biết các biện pháp tránh thai thường dùng?
Trả lời
– Phải sinh đẻ có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Các biện pháp tránh thai: sử dụng bao cao su, sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng vòng tránh thai.
Bài 14: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản ở thực vật và động vật?
Trả lời
a) Giống nhau:
+ Sinh sản ở thực vật và động vật đều có 2 hình thức là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào là nguyên phân.
+ Sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật đều có quá trình giảm phân tạo giao tử đực (n) và giao tử cái (n), có sự hợp nhất 2 giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử (2n) rồi phát triển thành phôi, thành cơ thể mới.
b) Khác nhau:
Sinh sản ở thực vật |
Sinh sản ở động vật |
+ Sinh sản vô tính ở thực vật có các hình thức: sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng. + Sinh sản hữu tính ở thực vật có quá trình thụ tinh kép. |
+ Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức: phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh, trình sinh. + Sinh sản hữu tính ở động vật chỉ có 1 quá trình thụ tinh |
Bài 15: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Trả lời
– Giống nhau:
+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào học là nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm ) vì vậy các cá thể mới được tạo ra giống nhau và giống hệt cơ thể gốc về mặt di truyền.
+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền.
– Khác nhau:
Sinh sản vô tính ở động vật có hình thức trinh sinh: cơ thể mới được hình thành không phải từ một tế bào sinh dưỡng 2n mà từ một tế bào trứng 1n. Tế bào trứng (n) này không thụ tinh mà phát triển thành một cơ thể.
Bài 16: Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
Trả lời
1. Sinh sản hữu tính khác với sinh sản vô tính là sinh sản hữu tính có 3 giai đoạn mà sinh sản hữu tính không có:
+ Hình thành giao tử (n) nhờ giảm phân
+ Có sự hợp nhất hai loại giao tử (n) đực và cái (n) (thụ tinh) thành hợp tử 2n, có sự tổ hợp vật chất di truyền.
+ Hợp tử 2n phát triển thành phôi và thành cơ thể.
2. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì chúng có vật chất di truyền giống nhau.
Bài 17: Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể?
Trả lời
Tái sinh các hộ phận cơ thể (thằn lằn tái sinh được đuôi, khi đuôi bị đứt) không phải là sinh sản vô tính vì sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới.
Bài 18: Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
Trả lời
– Thí dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài như: đa số các loài cá, ếch, nhái, cóc,… Thí dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong như: người, chó, chuột, thỏ,…
– Thụ tinh ngoài cần có môi trường nước để tinh trùng hơi và gặp trứng để thụ tinh, ở trên cạn không có nước, tinh trùng không thể bơi đến để gặp trứng.
Bài 19: So sánh sinh sản hữu tính à động vật và thực vật?
Trả lời
– Giống nhau:
+ Có quá trình giảm phân tạo phân tử (n), giao tử cái (n).
+ Có sự hợp nhất giao tử đực (n) và giao tử cái (n) trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử 2n.
+ Có sự tổ hợp vật chât di truyền.
– Khác nhau:
Sinh sản hữu tính ở thực vật có quá trình thụ tinh kép.
Bài 20: Hàng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgesterôn ơstrôgen) dư có thể tránh được mang thai, tại sao?
Trả lời
Hàng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh Thai (chứa prôgestêron lổng hợp hoặc prôgestêron+estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai vì: Uống thuốc viên tránh thai hàng ngày làm cho nồng độ các hoccmôn này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vàng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH, LH. Do tuyến yên và vàng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.
Bài 21: Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?
Trả lời
FSH kích Thích ống sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn. Testostêrôn kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH sẽ làm thay đổi nồng độ testostêrôn, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
Bài 22: Quá trình sản xuất hoocmôn FSH. LH, (ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?
Trả lời
FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Rối loạn sản xuất Hoocmôn FSH, LH của tuyến yên làm rốì loạn quá trình chín và rụng. Nồng độ prôgestêron và estrôgen trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuât hoocmôn FSH. LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.
Câu 23: Hãy giải thích tại sao
1. Nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác ?
2. Nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Trả lời
1. Những người dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản để tránh mang thai vì việc nối lại ống dẫn tinh hoặc dẫn trứng để các ống này trở lại tình trạng như ban đầu là rất khó khăn, chi phí rất cao. Có thể nói là sau khi triệt sản rất khó có thể có con. Người ta yêu cầu những người đi triệt sản phải trên 35 tuổi và đã có 2 con, đứa con thứ hai phải trên 3 tuổi.
2. Nạo hút thai không được xem là biện pháp tránh thai vì nạo hút thai có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh,… thậm chí tử vong.