ÔN TẬP SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 1: So sánh phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển biến thái không hoàn toàn?
Trả lời
a) Giống nhau:
– Đều gồm 2 giai đoạn: phôi và hậu phôi.
– Trứng được thụ tinh → hợp tử → phôi → ấu trùng
b) Khác nhau:
|
Biến thái hoàn toàn |
Biến thái không hoàn toàn |
Đại diện |
|
|
Ví dụ |
Trứng → Sâu bướm → Nhộng → Bướm |
Trứng → ấu trùng → Châu chấu |
Giai đoạn hậu phôi |
– Con non có hình dạng, đặc điểm sinh lí khác hoàn toàn so với con trưởng thành. – Con non biến đổi thành con trưởng thành nhờ hoocmôn tuyến giáp (có ở ếch nhái). – Con non trở thành nhộng mới trở thành con trưởng thành. |
– Con non có hình dạng giống con trưởng thành. – Con non phải trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành.
|
Bài 2: Cho ví dụ về sinh trưởng ở động vật. Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?
Trả lời
1. Ví dụ: Ở người:
– Giai đoạn trẻ em từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì 13-14 tuổi chủ yếu là sinh trưởng, tuy nhiên vẫn có sự biến đổi về chất như sụn phân hoá thành xương.
– Giai đoạn phát triển của phôi thai trong bụng mẹ có diễn ra quá trình sinh trưởng nhưng có sự biến đổi về chất lượng mạnh đó là phân hoá, biệt hoá tế bào để hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.
2. Sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái
+ Sinh trưởng và phái triển không qua biến thái (sinh trưởng và phát triển trực tiếp) là kiểu sinh trưởng và phái triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có sự thay đổi đột ngột hình thái, cấu tạo và sinh lí mới biến đổi thành con trưởng thành.
3. Sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh
trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn Trung gian (giai đoạn nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Bài 3: Cho biết:
– Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?
– Các hoocmôn đó do các tuyến nội tiết nào tiết ra?
Trả lời
– Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: tỉrôxin, lestostêrôn, ơstrôgen.
– Ttrôxin do tuyến giáp tiết ra.Testostêrôn do tinh hoàn tiết ra. ơstrôgen do buồng trứng tiết ra.
– Hoocmôn sinh trưởng: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
– Tirôxin: kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
– Ơstrôeen và testostêrôn: kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phái triển mạnh cơ bắp.
Bài 4: Hãy giải thích:
1. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
2. Gà trống con sau khi bị cất bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thưởng: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
Trả lời
1. Iôt là một trong hai thành Phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.
2. Hoocmôn testostêrôn do. tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản..) ở động vật. Vì vậy, thiếu hoocmôn testrostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây ra hậu quẳ gà trống con phát triển không hình thường.
Bài 5: Nghiên cứu hình về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
Trả lời
– Tác dụng sinh lí của ecđixơn:
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
– Tác dụng sinh lí của juvenin.
+ Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm.
+ ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
– Sâu bướm có Thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm (thể hiện bằng vạch đen mảnh dần ở trên hình 38.3 SGK) đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.
Bài 6: Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người?
Trả lời
– Cá rô phi Việt Nam chết ở dưới 5,6°c và trên 42°C, sình trưởng và phát triển thuận lợi ở 30° c.
– Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc.
Bài 7: Giải thích:
1. Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?
3. Tại sao trẻ nhở tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Trả lời
1. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được có thể sử dụng để tăng số lượng và tâng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hộ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
2.
+ Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thâp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn… giảm. Vì thế. quá trình sinh trưởng và phái triển chậm lại.
+ Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày hình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuvển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.
3. Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Bài 8: Hãy tìm một ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sính trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhán tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi?
Trả lời
– Thí dụ:
+ Lai lợn ỉ với lợn ngoại tạo giống ỉ lai tăng năng suất thuần 40kg, ỉ lai 100kg.
+ Lai giữa khoai tây trồng với khoai tây dại tạo được 20 giống mới có giá trị, có sức đề kháng cao, năng suât cao.
+ Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).
– Kết hợp các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:
+ Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.
+ Sử dụng hoocmôn sinh trưởng bằng cách tiêm hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.
+ Cải tạo môi trường sống đầy đủ các yếu tố như lượng 02, C02, nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… để vật nuôi sinh trưởng và phái triển tốt, năng suất cao
Bài 9: Phân biệt sinh trưởng và phát triển?
Trả lời
– Sinh trưởng ở cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
– Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Bài 10: Cho biết tên vài loài động vật có sinh trưởng và phát triền không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn?
Trả lời
– Động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái như: lợn, bò, trâu, gà, vịt, cá chép,..
– Động vật có sinh trưởng và phái triển qua biến thái hoàn toàn như: cánh cam, bọ rùa, nhái, cóc,…
– Động vật có sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn như: bọ ngựa, cào cào,…
Bài 11: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Trả lời
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
Bài 12: Sinh trưởng và phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn ? Tại sao?
Trả lời
Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch (hình 37.5) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Vì ấu trùng (nòng nọc) rất khác ếch trưởng thành về hình thái, cấu tạo và sinh lí.
Bài 13: Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và phát triển của côn trùng. Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lí?
Trả lời
1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: tirôxin, testosterôn, ơstrôgen. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là juvenin và ecđisơn.
2. Vào thời kì dậy thì của nam. vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nam. Vào thời kì dậy thì ở nữ, vàng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nữ.
Bài 14: Nêu một số nhân tố bên trong và một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ? Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Trả lời
1. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố di truyền và hoocmôn.
Một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng…
2. Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.
3. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển.