Ôn tập, trắc nghiệm sinh học lớp 10 2022 | Mytranshop.com

Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.

 

Trả lời:

Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống, người ta chia các nguyên tố thành hai loại: đa lượng và vi lượng. Các nguyên tố đa lượng chiếm khối lượng lớn trong cơ thể. Tuy nhiên, các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,01% khối lượng cơ thể sống và cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Các nguyên tố như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I… chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng. Ví dụ, Fe là thành phần quan trọng của hêmôglôbin trong hồng cầu hoặc mạch cầu dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bướu cổ. Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ một nguyên tử trong sô 16 triệu nguyên tử H, nhưng nêu cây trồng thiếu nó sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết. Một sô nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim.

 

Câu 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?

 

Trả lời:

Câu 2. Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bàng các liên kết cộng hoá trị. Các phân tử trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Trong cơ thể, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Hơn nữa, nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống.
Do nước có vai trò quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.

 

Câu 3. Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào.

 

Trả lời:

Cấu trúc hoá học của nước: phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Trong phân tử nước, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử ôxi tạo ra phân tử nước có tính phân cực mang điện tích dương ở khu vực gần mỗi nguyên tử ôxi. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên liên kết yếu (liên kết hiđrô) làm ra mạng lưới nước (có vai trò rất trọng đối với sự sống).
Vai trò của nước trong tế bào: Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

 

Câu 4: Nêu các cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat.

 

Trả lời:

Cấu trúc của cacbohiđrat: Cacbohiđrat được cấu tạo chủ yếu từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Một trong đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường có cacbon, gồm các loại: đường đơn, đường đôi, đường đa.

Chức năng của cacbohiđrat: Chức năng chính của cacbohiđrat là: Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Cacbohiđrat liên kết với prôtêin hoặc lipit tạo nên những hợp chất tham gia cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.

 

Câu 5: Nêu các loại lipit và cho biết chức năng của các loại lipit.

 

Trả lời:

Các loại lipit trong cơ thể sống là: mỡ, phôtpholipit, sterôit, sắc tố và vitamin.

* Mỡ: được hình thành do 1 phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo. Mỗi axit béo thường được câu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ động vật thường chứa các axit béo no, mỡ thực vật và một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng do chứa nhiều axit béo không no. Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều hơn gấp đôi so với một gam tinh bột.
* Phôtpholipit: phần tử phôtpholipit được cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
* Sterôit: Một sô lipit có bản chất hoá học là sterôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật. Ví dụ: colestêrôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất của các tế bào người và động vật. Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng là một dạng lipit.

* Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carôtenôit và một số loại vitamin A, D, E và K cũng là một dạng lipit.

 

Câu 6: Nêu các bậc cấu trúc của prôtêin.

 

Trả lời:

+ Prôtêin là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin.

+ Có hơn 20 loại axit amin khác nhau.

+ Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin khác nhau và chúng có cấu trúc, chức năng khác nhau.

+ Prôtêin có thể có tối đa 4 bậccấu trúc khác nhau:

– Cấu trúc bậc một: Các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit đó. Một phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng cũng có những phân tử prôtêin bao gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với số lượng axit amin rất lớn.
– Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không ở mạch thẳng mà được co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậchai nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau.
– Cấu trúc bậc ba và bậc bốn: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp lại được tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc ba. Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi đơn vị là các chuỗi pôlipeptit lại được liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4. Khi cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin bị hỏng thì phân tử prôtêin sẽ mất chức năng sinh học.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hồ sơ thiết kế nhà phố gồm có những gì? 2022 | Mytranshop.com

 

Câu 7:  Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.

 

Trả lời:

Prôtêin trong cơ thể người có rất nhiều loại (côlagen, prôtêin hêmôglôbin, kháng thể, các enzim, các thụ thể trong tế bào….:

Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

Hêmôglôbin có vai trò vận chuyển O2 và CO2.

Prôtêin histon cấu tạo nên chất nhiễm sắc.

Hoocmôn insulin điều hòa lượng đường trong máu.

Kháng thể, inteferon bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.

 

Câu 8:  Nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?

 

Trả lời

Cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Các axit amin này được sắp xếp khác nhau, thành phần khác nhau và số lượng khác nhau sẽ tạo ra vô số prôtêin khác nhau về cấu trúc và chức năng. Do vậy nên tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.

Câu 9: Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN. 

 

Trả lời:

Sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN là:

ADN: là chuỗi xoắn kép (gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit). Đơn phân của ADN là A (Ađênin), T (Timin), G (Guanin), X (Xitozin), trong thành phần của nó có đường đêôxribôzơ (C5H10O4).

ARN: Cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Đơn phân của ARN là A (Ađênin), U (Uraxin), G (Guanin), X (Xitôzin), trong thành phần của nó có đường ribôzơ (C5H10O5).

 

Câu 10: Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?

 

Trả lời:

Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó xảy ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em, khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng, rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đồng thời, nếu quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và làm cho sinh giới không thể đa dạng như ngày nay.

 

Câu 11: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

 

Trả lời:

Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các -nuclêôtit trên phân tử ADN là vì mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi: pônuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS. Đó là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô (và ngược lại), chính vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch kia bị hư hỏng) sẽ được dùng làm khuôn để sữa chữa cho mạch bị hư hỏng với sự tác động của enzim.

 

Câu 12: Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

 

Trả lời:

Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.

 

Câu 14: Phân biệt đường đơn, đường đôi và đường đa.

 

Trả lời:

Tiêu chí 

Đường đơn

Đường đôi

Đường đa

Đại diện

Deoxiribozơ , ribozơ, glucozơ (đường nho); đường fructozơ (đường quả), galactozơ

Saccarozơ (glucozơ kết hợp với fructozơ thành) ; Lactozơ (galactozơ liên kết với glucozơ tạo thành)

Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin.

Cấu tạo

 Đường đơn gồm 2 loại chủ yếu là đường 5C và đường 6C.

 Gồm 2 phân tử đường đơn kết hợp lại với nhau

Gồm rất nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh

 

Câu 15: Giải thích:

1. Tại sao người gà không nên ăn nhiều mỡ động vật ?

2. Tại sao trẻ em ăn bán kẹo vặt có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương

3. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?

Trả lời:

1.Vì người già khả năng thực hiện quá trình chuyển hoá lipit kém vì vậy khi ăn nhiều mỡ động vật ( có chứa nhiều cholesterol làm cho thành tế bào cứng lại và không có khả năng đàn hồi dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch

2. Ăn nhiều bánh kẹo  làm cho  trẻ em không có cảm giác đói bụng nên thương sẽ biếng ăn và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác

3. Vì mùa mùa lạnh hanh khô độ ẩm không khí thấp nên nước dễ bị khuyếch tán từ trong cơ thể người ra ngoài môi trường dưới dạng THN. Kem , sáp chống nẻ bản chất là các axit béo trong chứa các liên kết không phân cực  → có tính kị nước → nước không thể thoát ra ngoài được.

 

Câu 16:  Hãy giải thích các hình vẽ sau đây và qua đó nêu vai trò của nước trong tế bào.

Trả lời:

Hình 1 : Phân tử nước gồm 2 nguyên tử hiđrô hình thành 2 mối liên kết cộng hoá trị với ôxi.

Nước có tính phân cực, điện tích dương gần với mỏi nguyên tử hiđrô, điện tích âm gần với nguyên tử ôxi.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chương Phương pháp tọa độ trong không gian, trắc nghiệm toán học lớp 12, có đáp án và lời giải 2022 | Mytranshop.com

Hình 2 : Biểu diễn liên kết hiđrô giữa các phân tử nước. Có liên kết hiđrô mạnh trùng với trục O-H, liên kết hiđrô yếu lệch với trục O-H. Các liên kết này dễ tạo thành và dễ mất đi, chính vì vậy mà nước có thể tồn tại ờ trạng thái lỏng.

Vai trò: Với tính phân cực của nước và trạng thái tồn tại của nước làm cho nước trở thành hợp chất có vai trò vô cùng quan trọns trong các cơ thể sống. Nước là môi trường hoà tan và môi trường phản ứng của các hợp chất vô cơ và hữu cơ, điều hoà nhiệt độ, duy trì trạng thái cân bằng cần thiết, tham gia các phản ứng sinh hoá, bảo vệ các hạt keo chống lại ngưng kết và biến tính.

Câu 17: Vì sao nói nước là dung môi tốt ? Hãy minh hoạ bằng hình vẽ.

 

Trả lời:

– Nước là dung môi hoà tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống vì các phân tử nước có tính phân cực. Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện của các phân tử nước được tạo nên bởi mối liên kết hiđrô. Liên kết hiđrô là các liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với các phân tử phân cực khác.

– Sự phân cực của nước là do mỗi nguyên tử hiđrô góp một êlectron vào đôi êlectron chung với nguyên tử ôxi tạo nên liên kết cộng hoá trị. 3 nguyên tử hợp thành phân tử nước không nằm trên đường thẳng. Hai nguyên tử hiđrô hình thành hai mối liên kết với nguyên tử ôxi. Phân tử nước có ưu thế trong mối liên kết cộng hoá trị, do đó phân tử nước có điện tích âm gần với mỗi nguyên tử ôxi và có điện tích dương gần với mỗi nguyên tử hiđrô.

 

Câu 18: Tại sao lá rau để vào ngăn đá ở trong tủ lạnh khi đưa ra ngoài lại rất nhanh bị hỏng ?

 

Trả lời:

–     Khi để vào ngăn đá thì nước của lá rau bị đóng băng.

–    Liên kết hiđrô của nước đóng băng luôn bền vững, thể tích tế bào tăng.

–    Cấu trúc tế bào bị phá vỡ, nên khi để ra ngoài môi trường thì tế bào lá rau nhanh bị hỏng.

 

Câu 19: Các đặc tính nào đảm bảo cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống ? Đặc tính nào là quan trọng nhất ?

 

Trả lời:

– Đặc tính của nước đảm bảo vai trò quan trọng của nó đối với sự sống :

+ Phân cực cao nên nước là dung môi tốt cho các phản ứng sinh hoá xảy ra.

+ Nhiệt dung đặc trưng cao nên làm ổn định nhiệt độ cơ thể cũng như nhiệt độ môi trường.

+ Nhiệt bay hơi cao nên làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều hoà nhiệt độ.

+ Nước đá nhẹ hơn nước bình thường, nên nổi, vì vậy mùa đông lớp nước bề mặt đóng băng tạo nên lớp cách nhiệt, do đó sinh vật được bảo vệ.

+ Có lực gắn kết, nước có sức căng bề mặt giúp một số sống trên mặt nước, lực mao dẫn có thể giúp cây hút nước từ rễ lên lá.

– Trong đó, tính phân cực của nước là tối quan trọng cho sự sống, do đôi électron chung giữa ôxi và hiđrô kéo lệch về phía ôxi mang nhiều điện tích âm, còn hiđrô mang điện tích dương, phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu. Do đó các phân tử nước có khả năng liên kết nước với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác đảm bảo sự sống xảy ra.

Câu 20: Thế nào là nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng ? Nêu vai trò của chúng trong cơ thể sống

 

Trả lời:

– Nguyên tố đại lượng là nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 0,01%. Ví dụ : c, H, o, N, p, K, s, Ca, Na…

– Các nguyên tố vi lượng là nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 0,01%. Ví dụ : Mn, Cu, Mo…

–    Vai trò của các nguyên tố :

+ Nguyên tố đại lượng :

  • Cấu tạo nên các hợp chất (vô cơ, hữu cơ) xây dựng cấu trúc tế bào.
  • Cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật.
  • Có vai trò quan trọng trong dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ thể sống.
  • Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kỉnh.

+ Nguyên tố vi lượng : là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.

 

Câu 21: Tại sao người ta thường trộn iôt vào trong muối ăn mà không trộn iôt vào gạo để phòng chống bênh bướu cổ?

 

Trả lời:

– Iôt là nguyên tố vi lượng. Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ và thường xuyên nên trộn với muối là hợp lí.

– Nếu trộn iôt vào gạo, gạo sẽ có màu xanh, gây cảm giác bất thường không tốt cho tâm lí.

 

Câu 22: Ở một số vùng, để cây táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Hãy giải thích tại sao.

 

Trả lời:

–      Kẽm (Zn) là nguyên tố vi lượng nên cây cần với một lượng rất nhỏ và thường xuyên, nó có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong đời sống của cây.

–     Nguời ta đóng đinh kẽm vào thân cây để Zn có thể khuếch tán từ từ và thường xuyên cung cấp Zn cho cây.

Câu 23:  Vì sao C, H, O, N lại là 4 nguyên tố chủ yếu của cơ thể sống ?

 

Trả lời:

–    Là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.

–     Có khả năng liên kết với nhau và với nguyên tố khác bằng liên kết bền hoặc không bền tạo thành các phân tử và đại phân tử có cấu trúc đa dạng, bền vững, mềm dẻo. Là cơ sở cho sự đa dạng, bền vững, mềm dẻo của sự sống.

–    Có tính chất lí hoá phù hợp với các tổ chức sống.

 

Câu 24:  Hãy hoàn thành bảng sau:

 

Trả lời:

Loại đường

Cấu tạo

Vai trò

Ví dụ

Đường đơn

Có 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử, quan trọng nhất là pentôzơ (5C) và hexôzơ (6C).

-Cấu tạo nên đường đôi và đường đa.

– Là thành phần cấu trúc các phân tử ADN, ARN, ATP, UTP, GTP, XTP, TTP.

– Là nguyên liệu hô hấp.

 Ribôzơ, glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

Đường đôi

Do 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau loại một phân tử nước.

Làm chất dự trữ c và năng lượng tạm thời.

Lactôzơ (đường sữa), saccarôzơ (đường mía).

Đường đa

Do nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit tạo ra các mạch thẳng hoặc phân nhánh bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước.

–    Là nguyên liệu dự trữ và cấu trúc các thành phần của tế bào.

–    Liên kết với prôtêin tạo thụ thể.

–   Tạo kháng nguyên bể mặt.

Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tổng hợp những mẫu nhà ống 2 tầng giá rẻ 2018 khiến bạn thích mê 2022 | Mytranshop.com

 

Câu 25: Quan sát và mô tả hình vẽ sau, từ đó hãy nên ra những điểm giống và khác nhau của hai phân tử này.

Trả lời:

*  Hình vẽ mô tả cấu trúc của 2 loại pôlisaccarit là tinh bột và xenlulôzơ.

–    Tinh bột : gồm các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit tạo thành các mạch có phân nhánh.

–    Xenlulôzơ : gồm các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit (1 sấp, 1 ngửa), làm thành một mạch thẳng không có sự phân nhánh.

*   Sự giống và khác nhau :

–     Giống nhau :

+ Cấu trúc :

  • Đều là đại phân tử gồm nhiều đơn phân là glucôzơệ
  • Các đơn phân được liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit bền chắc.

+ Chức năng : Là thành phần cấu trúc của tế bào.

–     Khác nhau :

Nội dung

Xenlulôzơ

Tinh bột

Dạng mạch

Mạch thẳng

Phân nhánh

Chức năng

Cấu trúc thành tế bào

Dự trữ năng lượng

 

Câu 26: Điểm giống và khác nhau giữa cacbonhidrat và lipit là gì?

 

Trả lời:

  1.       Giống nhau:

+ Được cấu tạo từ C, H, O

+ Đều là nguồn dự trữ năng luợng của tế bào và cơ thể

 + Đều là thành phần cấu trúc của tế bào.

  1.       Khác nhau

Đặc điểm

Cacbohiđrat

Lipit

Cấu trúc

–   C, H, O trong đó có nhiều O

–   Có liên kết glicôzit

–   C, H, O trong đó có ít O

–   Có liên kết este

Tính chất

–   Tan nhiều trong nuớc

–   Dễ bị thuỷ phân

–   Không tan trong nuớc, kị nước

–   Tan trong dung môi hữu cơ

Vai trò

–   Cung cấp và dự trữ năng lượng

–   Cấu trúc tế bào

–    Dự trữ năng luợng và nhiều chức năng sinh học khác

–    Tham gia cấu trúc màng, thành phần của vitamin, hoocmôn

 

Câu 27:

a) Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở ?

b) Phân biệt dầu, mỡ, sáp.

 

Trả lời:

a)   Phôtpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ ba của phân tử glixêrol liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với một ancol phức. Các liên kết không phân cực C-H trong axit béo làm cho đầu mang axit béo có tính kị nước, còn đầu ancol phức ưa nước. Vì thế, chúng có thể tạo thành lớp màng mỏng tạo nên các dạng màng ngăn.

b)    Dầu, mỡ, sáp đều là các dạng lipit đơn giản thường gặp trong các cơ thể sống.

–     Dầu : ở trạng thái lỏng do có chứa nhiều axit béo không no.

–     Mỡ : ở trạng thái nửa lỏng, nửa rắn do có chứa nhiều axit béo no.

–     Sáp : ở trạng thái rắn, chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glixêrol.

Câu 28: Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

 

Trả lời:

+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit… điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg…

+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn…

Sự tương tác giữa các nguyên tố  đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối khoáng ) và hợp chất hữu cơ ( lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).

 

Câu 29: Nêu vài trò của nước đối với tế bào. Giải thích tại sao khi phơi khô hoặc sấy khô một số thực phẩm là biện pháp giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và tốt hơn. Hậu quả gì có thể xảy ra khi cho các tế bào sống vào trong ngăn đá

 

Trả lời:

  1.       Nước có vai trò :

Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào

Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết

Là môi trường của các phản ứng sinh hóa

Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

  1.       Làm giảm lượng nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm.
  2.       Khi cho tế bào vào ngăn đá => nước trong tế bào đông cứng lại => tăng khoảng cách các phân tử nước trong tế bào => tế bào tăng thể tích => gây vỡ tế bào

 

Câu 30: Giải thích:

  1.       Tại sao một số vi sinh vật sống được  trong suối nước nóng có nhiệt độ cao ( 100 0C)  mà protein của chúng không bị hỏng?
  2.       Tại sao khi nấu canh cua, protein cua nổi thành từng mảng?
  3.       Tại sao có những người khi ăn nhộng tằm cua lại bị dị ứng?
  4.       Tại sao trâu và bò cùng ăn cỏ mà vị thịt của trâu bò lại khác thịt bò ?

 

Trả lời:

  1.       Do protein có cấu trúc đặc biệt
  2.       Trong môi trường nước, protein thường quay phần kị nước vào bên trong và phần  ưa nước ra bên ngoài . Ở nhiệt độ cao các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong chuyển ra bên ngoài . Nhưng do bản chất kị nước nên các phân tử kị nước của phân tử này ngay lập tức liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho phân tử nọ liên kết với phân tử kia 
  3.       Vì các protein khác nhau trong thức ăn sẽ được các en zyme tiêu hoá thành các aa được hấp thụ qua đường ruột vào máu. Nếu protein không được tiêu hoá sẽ xâm nhập và máu gây tác nhân lạ gây dị ứng
  4.       Vì protein vào trong hệ tiêu hoá được phân giải thành các aa , các aa là nguyên liệu tổng hợp nên protein của các loài , mà protein của các loại 

Leave a Comment