PHOTPHO
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
– Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.
– Ví trí: Z = 15, chu kì 3, nhóm VA
– Hoá trị có thể có của P: 5 và 3
II. Tính chất vật lý:
Tính chất | P trắng | P đỏ |
Trạng thái – màu sắc | Chất rắn, trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng | Chất bột, màu đỏ |
Tính tan | Không tan trong nước | Không tan trong các dung môi thường |
Tính bền | Không bền, dễ bốc cháy trong không khí | Bền ở điều kiện thường |
Tính độc | Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da | Không độc |
Tính phát quang | Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối | Không phát quang |
III. Tính chất hoá học:
Trong các hợp chất, P có số ôxi hóa -3,+3,+5 → P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
1. Tính oxi hoá:
– Tác dụng với kim loại mạnh:
P+3Na → Na3P
2P+3Ca→ Ca3P2 (canxi photphua)
2P+ 3Zn → Zn3P2 (Kẽm photphua)
2. Tính khử:
– Tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh.
* Với oxi:
5O2 (dư)+4P →2P2O5 (điphotpho pentaoxit)
3O2 (thiếu) + 4 P →2P2O3 (điphotpho trioxit)
* Với clo:
5Cl2 (dư) +2P → 2PCl5 (photpho pentaclorua)
3Cl2 (thiếu) +2P → 2PCl3 (photpho triclorua)
* Với hợp chất:
P + 5HNO3 đ,n → H3PO4 + 5NO2 + H2O
IV. Ứng dụng: (SGK)
V. Trạng thái tự nhiên:
Do độ hoạt động hóa học cao đối với ôxy trong không khí và các hợp chất chứa ôxy khác nên phốtpho trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất, mà nó phân bổ rộng rãi trong các loại khoáng chất khác nhau. Các loại đá phốtphat, trong đó một phần cấu tạo là apatit (khoáng chất chứa phốtphat tricanxi dạng không tinh khiết) là một nguồn cung cấp photpho quan trọng về mặt thương mại.Tại Việt Nam có mỏ apatit tại Lào Cai.
VI. Điều chế:
Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc khoảng 1200oC trong lò điện:
Ca3(PO4)2 + 3 SiO2 + 5C → 5 CO+2P hơi + 3 CaSiO3
Hơi photpho thoát ra được ngưng tụ khi làm lạnh, thu được photpho trắng ở dạng rắn.