A.LÍ THUYẾT
I. Khí thực và khí lí tưởng.
– Khí thực ( khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôi – lơ – Mariot và Sac lơ.
– Khí lý tưởng ( mẫu khí trong lý thuyết) là khí tuân theo đúng các định luật về chất khí.
– Ở nhiệt độ và áp suất thông thường, khí thực gần giống khí lí tưởng.
II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
Một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2) qua trạng thái trung gian (1′) (p’, V2, T1) , ta được:
hằng số là phương trình trạng thái khí lý tưởng
III. Quá trình đẳng áp.
1. Quá trình đẳng áp.
Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.
2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp.
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
V~hằng số hay
3. Đường đẳng áp.
Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
Dạng đường đẳng áp :
Hệ tọa độ OVT |
Hệ tọa độ pOT |
Hệ tọa độ pOV |
4.Độ không tuyệt đối.
– Nhiệt giai KelVin là thang nhiệt độ bắt đầu từ 0 K.
– 0K được gọi là độ 0 tuyệt đối. Đây là nhiệt độ thấp nhất của khối khí.
B.BÀI TẬP
DẠNG 1: BÀI TẬP QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP ( ĐỊNH LUẬT GAY – LUY – XẮC)
Phương pháp
– Liệt kê hai trạng thái 1( V1, T1) và trạng thái 2 ( V2, T2)
– Sử dụng định luật Gay – luy- xắc:
Chú ý: khi giải thì đổi toC ra T(K)
T(K) = toC + 273
DẠNG 2: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ LÍ TƯỞNG
Phương pháp
– Bài tập phương trình trạng thái lí tưởng cơ bản:
+ Liệt kê ra 2 trạng thái 1 ( p1,V1,T1) và 2 (p2,V2,T2).
+ Áp dụng phương trình trạng thái:
-Bài tập phương trình trạng thái của khí lí tưởng có đồ thị
Nhìn vào đồ thị, phân tích các quá trình biến đổi sau đó áp dụng các công thức của các định luật liên quan.
– Định luật này áp dụng cho lượng khí có khối lượng và áp suất không đổi.