A.LÍ THUYẾT
I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái.
Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái là: thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.
Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.
Những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẳng quá trình.
II. Quá trình đẳng nhiệt.
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.
Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
p ~ hay pV = hằng số
Hoặc: p1V1 = p2V2 = …
IV. Đường đẳng nhiệt.
Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
Dạng đường đẳng nhiệt :
Hệ tọa độ pOV |
Hệ tọa độ TOV |
Hệ tọa độ pOT |
B.BÀI TẬP
DẠNG: BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT BÔI- LƠ – MA-RI-OT
Phương pháp
– Bài tập định luật Bôi-lơ – Mariot:
+ Liệt kê hai trạng thái 1( p1, V1) và trạng thái 2 ( p2, V2)
+ Sử dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot .
p1V1 = p2V2
Chú ý: khi tìm p thì V1, V2 cùng đơn vị và ngược lại.
* Một số đơn vị đo áp suất:
1N/m2 = 1Pa
1at = 9,81.104 Pa
1atm = 1,031.105 Pa
– Bài tập định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot có thể tích, áp suất khó xác định:
+ Áp dụng công thức tính thể tích khí trong ống hình trụ chiều dài l, tiết diện S: V=l.S
+ Công thức tính áp suất tại độ sâu h trong lòng chất lỏng:
– Bài tập định luật Bôi-lơ bơm khí vào trong bình:
Trạng thái 1: thường lấy là lúc chưa bơm
Thể tích khí = thể tích khí có sẵn trong bình + thể tích khí x số lần bơm áp suất = áp suất có trong bình.
Trạng thái 2:
Thể tích khí = thể tích bình chứa