Saccarozơ và Mantozơ, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. Saccarozơ

 

1.1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên

– Chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

– Có nhiều trong mía, thốt nốt, củ cải đường nên còn gọi là đường mía, đường củ cải.

1.2. Cấu tạo phân tử

– CTPT: C12H22O11. Gồm 1 nhóm α-glucozơ và 1 nhóm β-fructozơ liên kết với với nhau qua nguyên tử oxi.

– Phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO trong phân tử (không có tính khử), chỉ có các nhóm -OH. 

1.3. Tính chất hóa học

– Không có phản ứng tráng bạc, không làm mất màu dung dịch Br2.

– Không khử Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ cao. 

a. Tính chất của ancol đa chức

– Tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch xanh thẫm:

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2 Cu + 2H2O

b. Phản ứng thủy phân

– Saccarozơ thủy phân trong môi trường axit tạo thành glucozơ và fructozơ

C12H22O11 + H2O xrightarrow{H^+,,t^o} C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

1.4. Ứng dụng:

– Làm thức ăn, sản xuất bánh kẹo, nước giải khát

– Pha chế thuốc

– Nguyên liệu điều chế glucozơ và fructozơ

 

2. Đồng phân của saccarozơ: Mantozơ

– Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau qua C1 của gốc α-glucozơ này với C4 của gốc α-glucozơ kia qua một nguyên tử oxi.

– Trong dung dịch, gốc α-glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm CH = O.

Do cấu trúc như trên, mantozơ có 3 tính chất chính:

+ Tính chất của poliol giống saccarozơ: Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng mantozơ màu xanh lam.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ghế Massage Vật Lý Trị Liệu Toàn Thân Có Tác Dụng Gì? 2022 | Mytranshop.com

+ Tính khử tương tự glucozơ: Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.

+  Bị thuỷ phân khi có xúc tác axit hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ

Leave a Comment