Silic và hợp chất của Silic, trắc nghiệm hóa học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

A. Lý thuyết

SILIC

I. Tính chất vật lý:

– Silic có 2 dạng thù hình: tinh thể và vô định hình.

– Silic tinh thể có cấu trúc kim cương, màu xám. Silic vô định hình là chất bột màu nâu.

II. Tính chất hoá học:

– Số OXH của Si giống C: -4, 0, +2, +4

Si đơn chất vừa có tính khử, vừa có tính oxy hoá.

1. Tính khử:

a. Tác dụng với phi kim:

-Với Flo ở điều kiện thường:

Si+2{{F}_{2}}to Si{{F}_{4}}

             (silic tetraflorua)

-Với halogen, O2: ở to cao

Si+2C{{l}_{2}}to SiC{{l}_{4}}

             (silic tetraclorua)

Si+{{O}_{2}}to Si{{O}_{2}}

                (silic đioxit)

b. Tác dụng với hợp chất

Si+2NaOH+{{H}_{2}}Oto N{{a}_{2}}Si{{O}_{3}}+2{{H}_{2}}uparrow

                                          (natri silicat)

2. Tính oxi hoá:

– Si tác dụng với kim loại ở to cao tạo các silixua kim loại

Si+2Mgto M{{g}_{2}}Si

                   (Magie silixua)

III. Trạng thái tự nhiên: 

– Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 trên Trái Đất

– Trong tự nhiên, silic tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất (silicat, SiO2,…)

IV. Ứng dụng:

 

V. Điều chế:

– Dùng các chất khử mạnh như Mg, Al, C để khử SiO2 ở to cao.

Si{{O}_{2}}+2Mgto Si+MgO

Si{{O}_{2}}+2Cto Si+2CO

 

HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. Silic đioxít (SiO2):

* Tính chất vật lí:

– SiO2 tồn tại nhiều trong cát, thạch anh … 

* Tính chất hoá học:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Huyết Áp Cao Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm Và Biến Chứng Của Bệnh Tăng Huyết Áp 2022 | Mytranshop.com

– Oxít axít: tác dụng với kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy, hoặc cacbonat nóng chảy

Si{{O}_{2}}+2NaOHto N{{a}_{2}}Si{{O}_{3}}+{{H}_{2}}O

Si{{O}_{2}}+N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}to N{{a}_{2}}Si{{O}_{3}}+C{{O}_{2}}

– SiO2 tan được trong HF => Sử dụng khắc chữ lên thủy tinh

Si{{O}_{2}}+4HFto Si{{F}_{4}}+2{{H}_{2}}O

II. Axít silixic (H2SiO3):

– Kết tủa keo: Không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo Silicagen là chất hút ẩm

– Dễ mất nước khi đun nóng

{{H}_{2}}Si{{O}_{3}}to Si{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O

-Là axít yếu, yếu hơn cả H2CO3:

N{{a}_{2}}Si{{O}_{3}}+C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}Oto {{H}_{2}}Si{{O}_{3}}downarrow +N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}

III. Muối silicat:

– Đa số muối silicat không tan.

– Chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan trong H2O.

 

B. Bài tập

VD1: Cho a gam hỗn hợp X gồm Si và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,792 lít H2 (đktc). Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp X trên khi tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít H2 (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính a

Lời giải:

a. Si+2NaOH+{{H}_{2}}Oto N{{a}_{2}}Si{{O}_{3}}+2{{H}_{2}}uparrow (1)

2Al+2NaOH+2{{H}_{2}}Oto 2NaAl{{O}_{2}}+3{{H}_{2}}uparrow (2)

2Al+6HClto 2AlC{{l}_{3}}+3{{H}_{2}}uparrow (3)

b. {{n}_{Al}}=frac{2}{3}{{n}_{{{H}_{2}}(3)}}=frac{2}{3}0,03=0,02(mol)

{{n}_{Si}}=0,5.{{n}_{{{H}_{2}}(1)}}=0,5.frac{1,792-0,672}{22,4}=0,025(mol)

⇒ a = 0,02.27 + 0,025.28 = 1,24 gam.

VD2: Hỏi cần phải dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 32% (d = 1,35g/mL) để hoà tan lượng Si tạo thành khi nung 12 gam Mg với 12 gam SiO2?

Lời giải: 

{{n}_{Mg}}=frac{12}{24}=0,5(mol)

{{n}_{Si{{O}_{2}}}}=frac{12}{60}=0,2(mol)

2Mg+Si{{O}_{2}}xrightarrow{{{t}^{o}}}Si+2MgO

0,5 (dư)     0,2      →   0,2 (mol)

Si+2NaOH+{{H}_{2}}Oto N{{a}_{2}}Si{{O}_{3}}+2{{H}_{2}}uparrow

0,2  → 0,4 (mol)

Rightarrow {{m}_{NaOH}} = 40.0,4 = 16 gam.

Rightarrow {{m}_{text{dd}NaOH}}= 16.100:32 = 50 gam.

Rightarrow {{V}_{text{dd}}}= 50:1,35 = 37,04 mL

Leave a Comment