Sinh trưởng ở thực vật, trắc nghiệm sinh học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm

– Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào, mô, cơ quan của  cơ thể thực vật.

– Ví dụ: Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa,…

2. Các mô phân sinh

– Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

 Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

 

3. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

3.1. Sinh trưởng sơ cấp

– Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.

– Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

       A – Miền chồi đỉnh (mặt cắt dọc);         B- Quá trình sinh trưởng của cành

3.2. Sinh trưởng thứ cấp

 – Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm.

– Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

4.1. Nhân tố bên trong

– Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

– Hoocmôn thực vật.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Low Carb Là Gì ? Ăn Low Carb Có Được Ăn Bưởi Không? 2022 | Mytranshop.com

4.2. Nhân tố bên ngoài

– Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 – 35 độ.

– Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

– Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.

– Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

Leave a Comment