1. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX
– Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm.
– 1834 thợ tơ Liông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa.
– Ở Anh từ năm 1836 – 1848 diễn ra phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm.
– Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa.
– Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
– Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
– Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
– Hoàn cảnh ra đời:
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó: Bóc lột tàn nhẫn người lao động.
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗ khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột.
– Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanh-xi-mông, Purie và Ô-oen.
– Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
– Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
– Ý nghĩa: là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.