SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
1. Hóa thạch và phân chia thời gian địa chất
1.1. Hóa thạch
a. Hóa thạch là gì?
– Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
– Hoá thạch thường gặp là các sinh vật bằng đá (có thể là toàn bộ cơ thể, có thể là một phần cơ thể), các mảnh xương, mảnh vỏ sinh vật hoá đá, đôi khi là xác sinh vật được bảo quản trong băng tuyết, trong hổ phách.
– Một số sinh vật hiện nay, rất ít hoặc không biến đổi so với trước đây được coi là dạng hoá thạch sống.
b. Quá trình hình thành hoá thạch
– Hoá thạch bằng đá: Khi sinh vật chết, phần mềm của sinh vật bị phân huỷ bởi vi khuẩn, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại và hoá đá; hoặc sau khi phần mềm được phân huỷ sẽ tạo ra khoảng trống trong lớp đất sau đó các chất khoáng (như ôxit silic…) tới lấp đầy khoảng trống tạo thành sinh vật bằng đá giống sinh vật trước kia.
– Hoá thạch khác: Một số sinh vật khi chết được giữ nguyên vẹn trong các lớp băng với nhiệt độ thấp (voi mamut…), hoặc được giữ nguyên vẹn trong hổ phách (kiến…).
https://www.youtube.com/watch?v=bIT1FPsk_sk
c. Phương pháp xác định tuổi của các lớp đất và hoá thạch
– Để xác định tuổi tương đối của lớp đất đá dựa vào vị trí lắng đọng của các lớp trầm tích trong đất (lớp càng sâu tuổi càng cao).
– Để xác định tuổi tuyệt đối sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ vào thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch ( sai số < 10%). Đồng vị phóng xạ thường được sử dụng là C14 có chu kỳ bán rã là 5730 năm và U238 có chu kỳ bán rã là 4.5 tỷ năm.
d.Ý nghĩa của hóa thạch
– Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Từ tuổi hóa thạch sẽ biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
– Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
1.2. Sự phân chia thời gian địa chất
Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất dựa vào:
– Căn cứ vào sự biến đổi lớn về địa chất và khí hậu.
– Hóa thạch điển hình.
2. Sinh vật trong các đại địa chất
Trái đất hình thành cách đây 4600 triệu năm
2.1. Đại thái cổ: (cách đây khoảng 3500 triệu năm)
– Hóa thạch SV nhân sơ cổ nhất.
https://www.youtube.com/watch?v=H3RGYE9yqMg
2.2. Đại nguyên sinh: (cách đây 2500 triệu năm)
– Có sự tích lũy oxy trong khí quyển
– Hóa thạch SV nhân thực cổ nhất
– Hóa thạch đv cổ nhất
– ĐV không sương sống thấp ở biển, tảo.
https://www.youtube.com/watch?v=OIh7UqhC3KY
2.3. Đại cổ sinh: (cách đây 300 – 542 triệu năm) (Địa chất khí hậu)
– Kỉ cambri: xuất hiện các ngành động vật, phân hóa tảo.
– Kỉ Ocdovic: Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị, Tuyệt diệt nhiều sinh vật
– Kỉ silua: Cây có mạch và động vật lên cạn
– Kỉ đêvôn: Phân hóa cá Xương, xuất hiện lưỡng cư và côn trùng.
– Kỉ than đá: Dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện TV hạt trần, phát sinh bò sát…
– Kỉ pecmi: phân hóa bò sát và côn trùng tuyetj diệt nhiều động vật biển.
https://www.youtube.com/watch?v=B6zolR2Y3aY
2.4. Đại trung sinh: (cách đây 200 – 250 triệu năm) (Địa chất khí hậu)
– Kỉ tam điệp: Cây hạt trần ngự trị, cá xương phát triển, phân hóa bò sát cổ, xuất hiện chim và thú.
– Kỉ jura: Cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
– Kỉ phấn trắng: xuất hiện thực vật hạt kín, Tiến hóa động vật có vú, tuyệt diệt bò sát cổ.
https://www.youtube.com/watch?v=yNxoNyy1N1E
2.5. Đại tân sinh: (cách đây 1,8 – 65 triệu năm) (Địa chất khí hậu)
– Kỉ đệ tam : phân hóa thú, chim, và côn trùng. Xất hiện các nhóm linh trưởng.
– Kỉ đệ tứ: thực vật và động vật giống ngày nay, xuất hiện loài người.