I. Sự phân chia thành các nhóm nước
– Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
1. Các nước phát triển
– Có bình quân tổng sản phẩm trong nước theo đầu người (GDP/người) cao.
– Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều.
– Chỉ số phát triển con người (HDI) cao.
2. Các nước đang phát triển
– Thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp.
– Một số nước và vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan, Braxin, Achentina…
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
1. GDP/ người có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm nước
– Các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần GDP/người của các nước đang phát triển.
2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt
Năm 2004
a. Các nước phát triển
– KV I chiếm tỷ lệ thấp (2%).
– KV III chiếm tỷ lệ cao (71%).
b. Các nước đang phát triển
– KV I chiếm tỷ lệ còn tương đối lớn (25%).
– KV III mới chỉ đạt 43 % (dưới 50%).
3. Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội
– Các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển về
+ Tuổi thọ bình quân: 76 so với 65 tuổi (năm 2005).
+ Chỉ số HDI: 0,855 so với 0,694 (năm 2003).
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng
* Thời gian: Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
* Đặc trưng:
– Xuất hiện, bùng nổ công nghệ cao.
– Bốn công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
2. Ảnh hưởng
– Làm xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
– Làm nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức.