Tác hại của đồ ăn nhanh là gì? Thức ăn nhanh mặc dù tiện lợi nhưng có rất nhiều thông tin cho rằng loại thực phẩm này không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn điểm mặt những nhược điểm của loại thực phẩm này.
Thức ăn nhanh chính là thực phẩm rất tiện lợi để “cứu cánh” cho những người bận rộn không có thời gian để vào bếp nấu nướng. Mặc dù mang đến lợi ích của thức ăn nhanh không thể phủ nhận, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn không ít vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh thì cơ thể sẽ xảy ra những tình trạng được liệt kê ngay bên dưới. Vì vậy hãy cẩn thận các tác hại của đồ ăn nhanh nhé!
1. Lợi ích của việc ăn thức ăn nhanh
1.1. Cung cấp năng lượng nhanh chóng
Khi mọi người cảm thấy cần ăn, tức là khi họ cần năng lượng, họ muốn ăn ngay một thứ gì đó. Tuy nhiên, ở các nhà hàng, quán trà, quán ăn nói chung, sau khi bạn gọi món, bạn thường phải đợi một lúc mới có đồ ăn. Chưa kể nếu bạn muốn ăn tại nhà, bạn cũng cần mất một khoảng thời gian để nấu nướng hay chuẩn bị nguyên liệu,… Vì vậy thức ăn nhanh chính là nguồn thức ăn dễ dàng làm thỏa mãn những nhu cầu tức thời của cơ thể con người.
Thức ăn nhanh sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng
1.2. Màu sắc và hương thơm kích thích sự thèm ăn
Nói chung, các nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng phương pháp nấu ăn với màu sắc và hương vị cực cao. Chẳng hạn như chiên và sử dụng các nguyên liệu cô đặc, là những phương pháp xử lý thức ăn để kích thích sự thèm ăn, để món ăn trở nên hấp dẫn. Đối với những người vội vàng và kén ăn, màu sắc và mùi thơm của thức ăn nhanh là yếu tố cần thiết để kích thích vị giác. Nếu không họ sẽ rất khó để nuốt thức ăn hơn.
1.3. Thức ăn nhanh dễ ăn
Cách chế biến tương đối đơn giản, cách ăn rất tiện lợi, bạn có thể ăn mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải tự làm. Thức ăn nhanh là sự lựa chọn tốt nhất để làm no bụng nhanh chóng, được những người bận rộn ở thành phố ưa chuộng.
2. Tác hại của đồ ăn nhanh
2.1. Bệnh tim mạch
Nhược điểm của thức ăn nhanh chính là gây hại cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên. Trong thức ăn nhanh chứa những chất béo xấu (chất béo bão hòa và chuyển hóa) khiến cho lượng cholesterol LDL cùng triglyceride trong máu tăng, khiến trong lòng động mạch tích tụ mảng bám gây nên bệnh tim. Lượng đường trong máu cao đột biến và viêm động mạch sẽ làm các mảng dễ bám vào bên trong thành động mạch. Những cơn đau tim xảy ra khi động mạch bị hẹp lại và tắc.
2.2. Tác hại của đồ ăn nhanh làm giảm chức năng não
Theo kết quả nghiên cứu trên động vật, thức ăn nhanh làm giảm khả năng học những kỹ năng mới và ghi nhớ. Nguyên nhân là vì những chất béo xấu chứa trong đồ ăn nhanh sẽ thay thế các chất béo tốt trong não và can thiệp vào cơ chế truyền tín hiệu. Nếu tiêu thụ lượng lớn thức ăn nhanh có đường và lượng lớn chất béo sẽ tạo thành nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
2.3. Bệnh tiểu đường tuýp 2
Tác hại của đồ ăn nhanh chính là làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Điều này giống như cú sốc đối với sự trao đổi chất của cơ thể, mang đến ảnh hưởng xấu tới khả năng cơ thể dùng insulin, có thể tạo thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
2.4. Bệnh thận
Trong thức ăn vặt chứa nhiều muối. Khi cơ thể nạp quá nhiều muối thì sự cân bằng của kali và natri bị phá vỡ là thận bị tăng gánh nặng. Ngoài ra, những chất phụ gia cùng chất khác trong thức ăn nhanh cũng tạo thành sự ảnh hưởng làm giảm chức năng thận.
2.5. Gan tổn thương
Theo kết quả nghiên cứu, tác hại của đồ ăn nhanh cũng tương tự như rượu. Nếu một người ăn liên tục thức ăn nhanh trong 4 tuần sẽ gây nên ảnh hưởng xấu đến men gan. Bên cạnh đó, chất béo chuyển hóa từ thức ăn nhanh sẽ lắng đọng ở trong gan và tạo thành những vấn đề về gan.
2.6. Tác hại của đồ ăn nhanh – Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Hầu như không có chất xơ trong thức ăn nhanh, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ bị trĩ và táo bón. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo chứa trong thức ăn nhanh sẽ làm gia tăng khả năng tiết axit dạ dày, kích thích lớp niêm mạc dạ dày. Vị cay nóng trong thức ăn nhanh sẽ gây cảm giác đau, nóng rát, kích ứng dạ dày.
2.7. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Tác hại của đồ ăn nhanh không thể xem thường chính là gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, bệnh ung thư đường tiêu hóa có mối quan hệ với chế độ ăn ít chất xơ và trong thức ăn nhanh hầu như không ít chất xơ, nhưng giàu chất béo và ượng đường làm tăng nguy cơ bệnh ung thư đại trực tràng. Những loại đồ ăn nhanh chiên có thể tạo thành ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Thức ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư
2.8. Suy yếu hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch khỏe mạnh cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Chính vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều thức ăn nhanh thì sẽ làm cơ thể thiếu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng, cảm cúm và những bệnh khác.
2.9. Tác hại của đồ ăn nhanh gây trầm cảm
Cảm xúc sẽ càng xấu đi, thậm chí trầm cảm nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh làm cơ thể thiếu những dưỡng chất cần thiết để cân bằng nội tiết tố. Theo nghiên cứu, nguy cơ trầm cảm tăng 58 ở những thanh thiếu niên thường tiêu thụ thức ăn nhanh.
2.10. Cơ thể mệt mỏi và yếu
Tuy chứa nhiều calo, nhưng thức ăn nhanh vẫn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và yếu. Nguyên nhân là do thức ăn nhanh thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin cùng khoáng chất nên không thể liên tục cung cấp năng lượng, lâu dần gây nên tình trạng mệt mỏi mãn tính.
2.11. Những vấn đề về răng, xương, da do tác hại của đồ ăn nhanh
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa bệnh eczema, mụn trứng cá và thức ăn nhanh. Lượng carbohydrate và đường tinh chế trong thức ăn nhanh tạo môi trường thuận lợi đến vi khuẩn trong miệng phát triển, tạo thành những vấn đề về răng. Bên cạnh đó, thức ăn nhanh khiến bạn nạp quá nhiều natri gây nên nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
2.12. Gây nghiện
Một vài thành phần và gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh sẽ kích hoạt những tế bào trong não vui vẻ, hưng phấn, khiến bạn nạp nhiều thức ăn nhanh là dẫn đến nghiện.
2.13. Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Không phải nơi bán thức ăn nào cũng đảm bảo đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó không khó hiểu khi người thường xuyên tiêu thụ loại thức ăn này dễ bị nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn.
Thức ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
3. Cách ăn thức ăn nhanh an toàn cho sức khỏe hơn
Vấn đề an toàn thực phẩm luôn là tâm điểm chú ý của mọi người. Nhưng quyền lợi của nhiều doanh nghiệp trước hết là để giảm giá thành, để giảm lỗ thì thực phẩm họ làm ra không có lợi cho sức khỏe. Sống trong thời đại phát triển nhanh, ai cũng có những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc của bản thân. Nhưng lại dễ dàng xem nhẹ vấn đề sức khỏe ăn uống của bản thân. Thức ăn nhanh là thứ ai cũng ăn nhiều trong cuộc sống và cũng là sự lựa chọn mà những ai không chuộng nấu ăn nhà lựa chọn.
Thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, nhiều đường dễ dẫn đến tích mỡ, gây ra nhiều bệnh tật, nguy hiểm cho sức khỏe như đã nói ở trên. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro này, bên cạnh việc hạn chế ăn thức ăn nhanh, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau:
3.1. Chú ý đến phương pháp chế biến món ăn
Bạn hãy chú ý đến việc chế biến thức ăn nhanh của các nhà hàng. Tránh thức ăn chiên, tẩm bột hoặc bơ. Loại bỏ lớp da giòn khi ăn gà rán. Hoặc thay vào đó có thể chọn gà nướng. Phần bột chiên giòn thơm ngon bên ngoài chứa rất nhiều dầu. Và dầu này thường là dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Vag đương nhiên chúng không hề tốt cho sức khỏe.
3.2. Lược bớt gia vị đồ ăn nhanh
Hầu hết các nhà hàng thức ăn nhanh đều có bánh mì kẹp thịt, salad và bánh mì kẹp với nước sốt nhiều chất béo. Khi gọi món, bạn có thể yêu cầu người phục vụ bỏ gia vị sang một bên, hoặc đơn giản là gạc bỏ bớt phần gia vị thừa.
3.3. Thêm nhiều rau khi ăn thức ăn nhanh
Để giảm bớt tác hại của đồ ăn nhanh, bạn hãy yêu cầu người phục vụ thêm nhiều rau. Việc này không những có thể nạp thêm vitamin và chất xơ tốt nhất cho cơ thể. Mà còn tăng cường cảm giác no để bạn hạn chế nạp thêm quá nhiều đồ ăn nhanh.
3.4. Nói “không” với đồ uống có ga
Khi ăn thức ăn nhanh, thay vì uống nước có ga, bạn chỉ nên uống nước lọc. Bạn có thể thêm một ít chanh vào nước đun sôi, hoặc chọn trà đá không đường sẽ tốt hơn cho cơ thể. Việc nạp quá nhiều đồ chiên xào dầu mở cộng thêm đồ uống có ga sẽ hoàn toàn có hại đến cơ thể bạn.
3.5. Không ăn đồ ăn nhanh size lớn
Nếu bạn khó có thể kiềm chế cơn thèm các món đồ ăn nhanh, bạn có thể ăn nhưng chỉ nên ăn ít, ăn số lượng vừa phải. Đừng cố gắng mua quá nhiều đồ ăn, chọn đồ ăn big size hoặc nghe theo lời quảng cáo của nhân viên mua combo đầy ụ. Điều này chỉ khiến cơ thể bạn bị quá tải với quá nhiều đồ ăn có hại mà thôi.
Không nên ăn quá nhiều đồ ăn nhanh
3.6. Cố gắng chọn những món ăn nhẹ
Hãy cố gắng lựa chọn những món ăn nhẹ, ít gia vị, ít sử dụng dầu, chất béo,… Những lựa chọn lành mạnh này cẫn sẽ đảm bảo rằng bạn ăn được thức ăn nhanh mong muốn, vừa giúp cơ thể bạn đỡ áp lực trong việc tiêu hóa thức ăn giàu calo.
3.7. Hãy ngồi xuống và ăn thay vì đi bộ
Khi ăn đồ ăn nhanh, chúng ta phải ngồi ăn thay vì vừa đi vừa ăn thì sẽ tốt cho cơ thể hơn. Rõ ràng ngồi ăn sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng bạn sẽ ăn ít hơn. Khi bạn vừa lái xe vừa ăn, bạn sẽ hiếm khi để ý xem có bao nhiêu thức ăn trong miệng. Cũng giống như ăn một bữa cơm thông thường, bạn hãy bình tĩnh và nhai thật chậm, như vậy bạn sẽ không ăn nhiều và cũng không làm bạn nhanh đói hơn.
Với những tác hại của đồ ăn nhanh được chia sẻ trong bài viết sau đây, chắc hẳn bạn đã có thêm động lực để hạn chế việc tiêu thụ loại thực phẩm này rồi phải không nào. Bạn hãy thay thế thực phẩm không lành mạnh này bằng các món ăn tự chế biến, nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Đồng thời thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe. Tham khảo máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… tại website thương hiệu Elipsport.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Những món ăn nhanh tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo như bánh hạt hoa quả, trứng luộc với rau, pho mát và dâu, chuối và bơ hạnh nhân, cháo yến mạch, bánh mỳ bơ lạc, táo và pho mát, bánh ngô cuộn, sữa chua Hy Lạp với hoa quả, đậu luộc, bánh giòn kẹp thịt gà hoặc cá ngừ, sữa nóng, các loại hạt và hoa quả khô
Bạn nên cân bằng bữa ăn bằng các thực phẩm dinh dưỡng để giảm sự thèm ăn thức ăn nhanh. Bữa sáng, bạn ăn các loại thực phẩm lành mạnh để cải thiện sức khỏe.
Bạn nên cân nhắc khi cho trẻ em ăn thức ăn nhanh vì có thể gây nên bệnh tăng huyết áp, khiến trẻ mệt mỏi, chỉ số cảm xúc thấp, bệnh thận, tiểu đường, béo phì, rối loạn tiêu hóa, sâu răng, loãng xương, bệnh tim, trí não kém hoạt động.
Bạn nên ăn thức ăn nhanh kèm với thực phẩm giàu vi chất, ăn thêm trái cây sau bữa ăn, chọn loại size nhỏ và không ăn liên tục hay uống kèm nước ngọt có đường/gas, tự chế biến thức ăn nhanh ở nhà, tăng cường tập luyện thể dục thể thao sau khi ăn.
Mỗi tuần, bạn chỉ nên sử dụng thức ăn nhanh tối đa 2 lần để bảo vệ sức khỏe.