Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày, trắc nghiệm ngữ văn lớp 10 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

* Định nghĩa :

  Truyện cười là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về các sự việc hành vi của con người chứa đựng những mâu thuẫn trái với tự nhiên nhằm mục đích giả trí hoặc phê phán cái xấu cái lỗi thời trong xã hội.

* Phân loại truyện cười:

– Truyện cười khôi hài: nhằm mục đích giải trí mua vui và ít nhiều có tính giáo dục.

– Truyện trào phúng: phê phán những kẻ  thuộc giai cấp quan lại bóc lột (trào phúng thù), phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).

→ Truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười trào phúng.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Văn bản “ Tam đại con gà”

a. Đối tượng của tiếng cười:

Anh học trò: dốt nát → hay khoe khoang → làm thầy dạy trẻ.

b. Mâu thuẫn gây cười

* Giới thiệu nhân vật:

– Trực tiếp, ngắn gọn: anh học trò dốt hay nói chữ, khoe khoang → Bản chất dốt đã được khẳng định.

– Khái quát hóa qua thành ngữ: “ Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

→ Mâu thuẫn giữa bên ngoài và bên trong, giữa danh xưng thầy đồ và bản chất dốt nát. Đây là kiêu nhân vật và cách giới thiệu quen thuộc → lôi cuốn, hấp dẫn, tò mò.

* Tạo ra các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách Massage Làm Tăng Số Đo Vòng 1 Cực Kỳ Đơn Giản 2022 | Mytranshop.com

– Lần thứ nhất, thầy không nhận được mặt chữ “kê” và học trò hỏi gấp:

+  thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì → anh ta vừa dốt kiến thức sách vở vừa dốt kiến thức thực tế.

+ “Thầy cũng sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ mới bảo học trò đọc khe khẽ” → sự giấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò làm thầy dạy học. Anh ta dùng cái láu cá vặt để gỡ bí → Đó là cách giấu dốt.

+ Thầy tìm đến thổ công: Cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương.

+ Cho học trò đọc to: khoe khoang, phô trương → Vỡ thế, cái dốt được khuếch đại bằng âm thanh và được nâng lên cao hơn.

– Lần thứ hai: chạm trán với chủ nhà:

+ Nghĩ thầm: “Mình đã dốt Thổ Công nhà nó cũng dốt nữa” → nhận thức được mình dốt và thậm chí nhạo báng cái dốt của thổ công.

+ Thầy lòi cái đuôi dốt vẫn gượng gạo dấu dốt: “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà” →> sự ngụy biện, chống chế, không có cơ sở.

c. Ý nghĩa của cái cười

– Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện cười có nói về chữ nghĩa nhưng không lỉnh kỉnh chữ nghĩa. Truyện có ý nghĩa đánh giá các hạng thầy trong xã hội phong kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ. Mặt khác, truyện không chỉ phê phán các ông đồ phong kiến năm xưa mà còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh ấy.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cửa Hàng Bán Máy Chạy Bộ Thái Bình 2022 | Mytranshop.com

2. Văn bản “ Nhưng nó phải bằng hai mày”

a. Đối tượng của tiếng cười:

– Lí trưởng: tầng lớp thống trị.

– Cải, Ngô: người dân lao động.

b. Mâu thuẫn trào phúng.

– Giới thiệu nhân vật ngắn gọn:

+ Viên lí trưởng “Nổi tiếng xử kiện giỏi”

+ Cải và Ngô đánh nhau ,và đều đút lót cho thầy

→ Gợi trí tò mò cho người đọc, gây sự hấp dẫn và lôi cuốn

→ Lí trưởng “Phụ mẫu chi dân”, người cầm cân nảy mực, bảo vệ công lí ở nông thôn mà xử kiện giỏi thì thật đáng khen. Nhưng lại xảy ra mâu thuẫn : thầy xử giỏi>< Ngô, Cải đều đútt lót . Vậy thầy Lí đâu phải người xử giỏi → một cách giới thiệu mỉa mai.

– Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể: Xử kiện và kết quả xử kiện Ngô thắng Cải thua. Cái cười được miêu tả đầy kịch tính qua cử chỉ và hành động gây cười:

+ Đó là cử chỉ “Cải vội xoè năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm”.

→ Cử chỉ ấy của Cải như muốn nhắc thầy lí số tiền anh ta “lót” trước. Lấy hành động thay cho lời nói.

+ “Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” => Cử chỉ ấy phù hợp với điều thầy lí thông báo với Cải liền đó. Nó cũng một ẩn nghĩa khỏc: đó là lẽ phải đã bị đồng tiền che mất.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn viết chương trình phay CNC | Cốp Pha Việt 2022 | Mytranshop.com

→ Sự kết hợp giữa cử chỉ và lời nói đó làm bật lên tiếng cười.

– Dựng hình thức chơi chữ để gây cười. Đây là lời thầy lí: “ Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải… bằng hai mày”. Cái phải ở đây là phải gấp đôi số tiền thì lẽ phải sẽ về phía đó. Vậy đồng tiền chính là công lí. Cách xử kiện của thầy lớ thật là tài tình….!!!

c. Ý nghĩa:

– “Trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”, “Vô phúc đáo tụng đình”. Thực ra tác giả dân gian cũng không có ý định nói về những người lâm vào việc kiện tụng như Ngô và Cải. Tác giả dân gian dùng tiếng cười để quất đòn roi vào việc xử kiện của lí trưởng. Song Cải và Ngô lâm vào việc kiện mà mất tiền. Riêng Cải mất tiền cũng phải phạt một chục roi”. Tiếng cười cũng dành cho họ nhưng thật chua chat. Họ vừa đáng thương vừa đáng trách…

– Truyện ít nhân vật, bố cục chặt chẽ, ngắn gọn. Cái cười thường tạo ra từ những mâu thuẫn giữa cái có/ không, bình thường/không bình thường, đạo lí/nghịch lí,hiện tượng/bản chất…

– Bản chất cái cười là ý nghĩa phê phán của nó. Cũng có tiếng cười vui cửa vui nhà, vui anh vui em, tiếng cười động viên nhau trong cuộc sống…

Leave a Comment