1) Nhân tế bào
a. Cấu tạo
– Thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5μm.
– Có lớp màng kép bao bọc. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ.
– Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin) và nhân con.
b. Chức năng
– Lưu trữ thông tin di truyền, quy định các đặc điểm của tế bào.
– Là điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
2) Lưới nội chất
a. Cấu tạo
– Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng.
– Lưới nội chất có hai loại gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
+ Lưới nội chất trơn: trên màng không có đính các hạt ribôxôm.
+ Lưới nội chất hạt: trên màng có nhiều hạt ribôxôm.
b. Chức năng
– Lưới nội chất hạt: tổng hợp prôtêin.
– Lưới nội chất trơn: tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào, cơ thể.
3) Ribôxôm
a. Cấu tạo
– Ribôxôm là bào quan không có màng.
– Cấu tạo từ rARN và prôtêin.
b. Chức năng
– Là nơi tổng hợp prôtêin.
4) Bộ máy Gôngi
a. Cấu tạo
– Là bào quan có màng đơn.
– Gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.
b. Chức năng
– Thu gom, đóng gói , biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
5) Ti thể
a. Cấu tạo
– Là bào quan có cấu trúc màng kép:
+ Màng ngoài trơn nhẵn.
+ Màng trong gấp nếp thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp.
– Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
b. Chức năng
– Là nơi tổng hợp ATP, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
6) Lục lạp
a. Cấu tạo
– Có hình bầu dục.
– Là bào quan có màng kép. Hai màng đều trơn nhẵn.
– Bên trong có chứa chất nền và các grana:
+ Grana: là hệ thống các túi dẹp (tilacôit) xếp chồng lên nhau. Trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
+ Chất nền: có chứa ADN và ribôxôm.
b. Chức năng
– Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, thực hiện chức năng quang hợp.
7) Một số bào quan khác
a. Không bào
– Cấu tạo:
+ Là bào quan được bao bọc bởi màng đơn.
+ Bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
– Chức năng: giữ các chức năng khác nhau tuỳ từng loại tế bào và tuỳ từng loài sinh vật (ví dụ: chứa sắc tố ở tế bào cánh hoa, không bào tiêu hóa, không bào co bóp ở một số động vật,…).
b. Lizôxôm
– Cấu tạo:
+ Là bào quan có dạng túi.
+ Có màng đơn.
+ Chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào.
– Chức năng: phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi hay các bào quan đã già trong tế bào.
8) Màng sinh chất
a. Cấu tạo
– Dày 9nm.
– Có 2 thành phần chính là: phôtpholipit và prôtêin.
+ Gồm 1 lớp kép phôtpholipit quay đầu ghét nước vào nhau.
+ Các phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng) hoặc ở bề mặt màng (rìa màng).
– Các tế bào động vật có colestêron làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
– Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào, prôtêin liên kết với lipit tạo lipôprôtêin hay liên kết với cacbohyđrat tạo glicôprôtêin.
=> Màng sinh chất có tính chất khảm động.
b. Chức năng
– Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm).
– Thu nhận thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể).
– Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn” – glicôprôtêin).
9) Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
a. Thành tế bào
– Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin.
– Chức năng: quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
b. Chất nền ngoại bào
– Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (cacbohyđrat liên kết với prôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác).
– Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin.