Hiểu biết về quy trình thiết kế nhà cấp 4 và chi phí xây nhà sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết cho căn nhà của mình. Đồng thời có cái nhìn rõ nét về những việc mà một kiến trúc sư sẽ làm để từ bước hình thành lên ý tưởng.
Quy trình thiết kế nhà cấp 4
Nắm bắt nhu cầu thiết kế nhà cấp 4 của người dùng
Trước khi bắt đầu quy trình thiết kế nhà cấp 4, đơn vị thiết kế sẽ tìm hiểu về nhu cầu khách hàng. Xem khách hàng muốn thiết kế như thế nào, kiểu dáng theo phong cách nào, bao nhiêu phòng ngủ, có công năng và tiện ích sử dụng ra sao…
Nắm bắt nhu cầu người dùng để thiết kế hợp lý
Tiến hành khảo sát lô đất xây dựng
Đơn vị thiết kế cần hiểu rõ về tình trạng lô đất để xây dựng trước khi thiết kế nhà cấp 4. Đây là bước khảo sát hiện trạng. Tùy theo từng hình dáng mảnh đất, từng khu vực mà thiết kế nhà cũng sẽ khác nhau.
Có những khu đất vuông vắn đẹp thì chủ nhà có thể xây hình chữ nhất. Nhưng cũng có những mảnh đất nhiều hình dạng khác nhau thì chủ nhà phải xây nhà chữ L hoặc chữ U. Thiết kế cần phù hợp với mảnh đất.
Khảo sát kỹ càng lô đất xây dựng trước khi lên thiết kế
Hình thành bản vẽ mặt bằng chi tiết
Sau khi hiểu rõ vị trí mảnh đất và nhu cầu chủ nhà, đơn vị thiết kế cần xác định rõ kích thước và khoảng cách của khu đất định xây. Sau đó lên ý tưởng quy hoạch mặt bằng, hướng cửa, vị trí xây dựng, cảnh quan vườn hay hàng rào. Từ đó xây dựng nên bản vẽ mặt bằng tổng quan cho chủ nhà dễ hình dung.
Bản vẽ mặt bằng sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin của quy trình thiết kế nhà cấp 4 như có mấy phòng ngủ, mấy WC, hướng các phòng, cửa chính, cửa sổ rfa sao. Từ đó chủ nhà có thể bổ sung kho chứa đồ, phòng sách, phòng quần áo… theo ý thích. Bản vẽ cũng thể hiện diện tích từng phòng, hành lang, kích thước các khu vực… Đây là bước đòi hỏi sự cẩn thận cao.
Bản vẽ mặt bằng tổng quan để chủ nhà có thể dễ hình dung
Dựng phối cảnh bản vẽ chi tiết thiết kế nhà cấp 4
Sau khi có bản vẽ mặt bằng, kiến trúc sư sẽ lên bản vẽ chi tiết hay thiết kế 3D. Bản vẽ này thể hiện kiến trúc ngôi nhà, kiểu dáng mái, họa tiết trang trí, màu sơn…
Khi dựng bối cảnh, thiết kế có thể chỉnh sửa rất nhiều lần nên đòi hỏi kiến trúc sư cần cẩn thận và tỉ mỉ. Khi dựng bản vẽ 3D, người thiết kế cũng cần lưu ý vị trí đặt các thiết bị nội thất để tiện dụng và phù hợp với phong thủy.
Dựng bối cảnh 3D cho nhà cấp 4 khi thiết kế
Triển khai bản vẽ chi tiết nhà cấp 4
Kiến trúc sư triển khai chi tiết bản vẽ 3D đã dựng và hoàn thiện thiết kế để có hồ sơ bản vẽ kỹ thuật, bao gồm:
- Các bản vẽ chi tiết cấu tạo các phần của ngôi nhà: Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và chi tiết nhà vệ sinh, ban công…
- Các bản vẽ có tính toán hợp lý có thể chịu lực công trình, đặc biệt là dầm, móng và sàn.
- Bản vẽ hệ thống điện, nước, đè, hệ thống thoáng nước, điều hòa…
Hoàn thiện thiết kế, bàn giao bản vẽ
Người thiết kế rà soát lại toàn bộ bản vẽ trong quy trình thiết kế nhà cấp 4, hoàn thiện những chi tiết còn thiếu sót hoặc cần chỉnh sửa. Sau đó tiến hành thi công bản vẽ khi đã được thống nhất từ phía chủ đầu tư.
Bàn giao bản vẽ sau khi đã thống nhất với chủ đầu tư
Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 chi tiết
Xây nhà cấp 4 tưởng đơn giản nhưng lại phức tạp. Vì kiến trúc nhà cấp 4 tương đối đơn giản với thời gian xây dựng nhanh. Nhưng thường gia chủ muốn xây nhà tiết kiệm chi phí mà vẫn thật đẹp thì không hề dễ dàng. Ngoài thiết kế nhà cấp 4 thì bạn còn cần dự trù chi phí xây nhà kỹ càng.
Để có hiệu quả thì bạn cần để ý điều kiện tài chính của mình, tính toán chi tiết để có được phương án tối ưu nhất.
Dự toán chi phí nhà câp 4
Hiện nay có 3 phương án dự toán chi phí phổ biến được nhiều người sử dụng:
- Tham khảo chi phí từ công trình tương tự, sau đó quy đổi ra giá trị công trình của mình. Phương pháp này có sai số khá lớn vì mỗi công trình có đặc điểm, yêu cầu và tiện ích sử dụng khác nhau.
- Bóc tách dự toán dựa theo khối lượng với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Mức thuê dự toán sẽ khoảng 0,02% tổng chi phí căn nhà.
- Khoán theo m2: Đây là cách làm được nhiều người áp dụng nhất vì có độ chính xác cao và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần tính tổng m2 xây dựng rồi nhân với đơn giá /m2 của đơn vị thi công xây dựng.
Dự toán chi phí khi xây dựng nhà cấp 4
Cách tính chi phí xây dựng sau khi hoàn thành quy trình thiết kế nhà cấp 4
Các công thức tính toán chi phí xây dựng sau khi hoàn thành quy trình thiết kế nhà cấp 4 bao gồm:
+ Phần móng: Tùy loại móng mà có mức giá khác nhau
- Thi công móng đơn: Không bóc tách giá, giá được tính trong đơn giá/m2
- Thi công móng cọc: Giá bằng 30% giá diện tích tầng trệt
- Thi công móng băng 1 phương: 50% diện tích tầng trệt (cao hơn móng cọc thông thường)
- Thi công móng bé: 100% diện tích tầng trệt
+ Phần sàn: Sàn có 2 loại là có mái che và không có mái che
- Sàn có mái che: 100% mức giá tầng 1, 2, 3
- Sàn không có mái che: 50% giá sân phơi, sân thượng
+ Phần mái: Được chia theo mức giá nguyên liệu thi công mái
- Mái tôn: 30%
- Mái ngối: 70%
- Mái bê tông: 100%
+ Sân trước và sân sau: 50% mức giá thi công/m2
+ Cầu thang: 100% giá
=> Tổng chi phí xây dựng = tổng chi phí móng cọc + chi phí xây dựng phần thô + chi phí hoàn thiện.
Trong đó:
- Giá cọc và móng = (đơn giá thỏa thuận x số lượng cọc x chiều dài cọc) + phí thi công + (hệ số x diện tích xây dựng x giá)
- Giá xây thô và hoàn thiện = tổng diện tích x đơn giá.
Mỗi phần xây dựng có chi phí khác nhau
Bài viết trên đây WEDO đã cung cấp thông tin về quy trình thiết kế nhà cấp 4 và cách tính chi phí. Nếu có nhu cầu về thiết kế và thi công nhà cấp 4, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan