1. Đặc trưng của thiết kế phòng thờ tân cổ điển
Chất liệu sử dụng trong thiết kế phòng thờ tân cổ điển
Tương tự như phòng thờ truyền thống thì trong thiết kế phòng thờ tân cổ điển, các chất liệu cao cấp được ưu tiên sử dụng. Những món đồ này thể hiện được sự trang nghiêm và tôn kính cho không gian thờ tự.
Nội thất phòng thờ tân cổ điển
Các chất liệu cao cấp sử dụng trong thiết kế phòng thờ tân cổ điển có thể kể đến như: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, đá hoa cương hay thậm chí là chất liệu da. Đây đều là những chất liệu có độ bền cao, dễ dàng điêu khắc hay chế tác với những đường nét tinh tế, ấn tượng.
Đặc biệt, đối với phòng thờ phong cách tân cổ điển, các bạn có thể sử dụng các chất liệu như gỗ và hạn chế các chất liệu xa hoa hơn để tiết chế sự phô trương của phòng thờ. Những họa tiết thanh thoát, nhẹ nhàng sẽ được sử dụng nhiều hơn để góp phần tăng thêm vẻ đẹp giản dị nhưng nghiêm túc của phòng thờ theo phong cách tân cổ điển. Ngoài ra, không chỉ chất liệu, trong phòng thờ phong cách tân cổ điển, chúng ta còn cần phải chú ý tới tỉ lệ vàng khi bài trí các đồ dùng nội thất.
Màu sắc sang trọng, trang nghiêm
Sự đồng nhất về màu sắc và chất liệu
So với chất liệu thì màu sắc trong thiết kế phòng thờ tân cổ điển cũng có đóng góp không nhỏ trong vẻ đẹp sang trọng, trang nghiêm của phòng thờ. Thông thường, các tông màu ấm, màu trung tính, nhẹ nhàng sẽ được ưu ái hơn trong phòng thờ tân cổ.
Những màu sắc trung tính có thể kể đến như: trắng, kem, xám, nâu… Không chỉ vậy, những màu sắc này còn là những màu sắc thuộc giới quý tộc, rất phù hợp để làm màu sắc chủ đạo cho phòng thờ.
Sự kết hợp giữa màu sắc và chất liệu sẽ càng tôn thêm vẻ đẹp uy nghi, sang trọng của không gian thờ cúng. Tuy nhiên, cần chú ý việc lựa màu sắc nào chất liệu nào còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, phong cách thiết kế nội thất…
Trong không gian thờ cúng, màu sắc có thể đến từ sơn tường, trần nhà, sàn nhà và các đồ dùng nội thất. Trong đó, màu sơn tường sẽ được chú trọng nhiều nhất để đảm bảo tính trang nghiêm, truyền thống của không gian phòng thờ.
Họa tiết trang trí tinh tế và có giá trị sâu sắc
Phòng thờ đơn giản, trang nghiêm
Sau chất liệu và màu sắc thì họa tiết trang trí cũng là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng của thiết kế phòng thờ tân cổ điển. Họa tiết trong phòng thờ tân cổ thường khá cầu kỳ và tinh tế, đến từ những đồ dùng nội thất, đồ dùng phòng thờ, trần thạch cao,…
Tuy nhiên, những hoa văn trang trí này đều đã được thiết kế theo sự đơn giản hóa hơn rất nhiều so với phong cách cổ điển. Đan xen vào đó chính là những tác phẩm điêu khắc, hay những dòng tranh trang trí nghệ thuật với màu sắc cổ điển khá lộng lẫy, quý tộc.
2. Một số điều cần lưu ý khi đặt bàn thờ trong thiết kế phòng thờ tân cổ điển
Vị trí đặt bàn thờ
Điểm thuận lợi nhất của phòng thờ là sự trang nghiêm, tĩnh mịch số một, dễ dàng đạt ‘nhất vị’.
Phòng thờ với hệ thống đèn hiện đại
Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là cung Âm quý nhân – vị trí đại cát khánh, luôn được âm linh phù trợ. Theo quan điểm của người xưa thì Quý nhân thiên ất là vị thần đứng đầu cát thần, có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được những phi phù. Vì vậy, đây là vị trí đặt bàn thờ tốt nhất; sau đó mới đến Lộc vị, thứ nữa mới đến 16 cung Huyền không trạch vận.
Hướng bàn thờ
Cũng như hướng nhà và hướng giường ngủ, hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm bàn thờ và vuông góc với mặt bàn thờ. Như vậy, hướng của bàn thờ ngược lại với hướng người đứng thắp hương.
Trong thiết kế nội thất phòng thờ tân cổ điển, gia chủ cần tránh cách bố trí đặt thẳng cửa chính, cửa sổ khiến gió thổi xộc vào. Nếu vướng phải thì hóa giải bằng rèm phòng thờ, bình phong chắn gió.
Những kiêng kỵ của bàn thờ
Nội thất phòng thờ ở vị trí tôn nghiêm, riêng biệt tạo cảm giác thanh tịnh
Ngoài việc bố trí hợp lý vị và hướng của bàn thờ, để có một môi trường phong thủy thật sự tốt thì việc bố trí bàn thờ còn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Bàn thờ đòi hỏi phải được hấp thụ thanh khí, nên:
- Bàn thờ không được nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sinh
- Phía trên bàn thờ không được bố trí phòng vệ sinh
- Bàn thờ không được dựa lưng vào nhà vệ sinh hay bếp đun
Bàn thờ nghi tĩnh bất nghi động: bàn thờ cần yên tĩnh, không cần động. Vì vậy, bàn thờ nên bố trí tốt nhất là có một phòng riêng. Nếu không có phòng thờ riêng, có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hay phòng khách; không nên bố trí ở phòng ngủ hay phòng bếp, phòng ăn.
Một điều cần đặc biệt lưu ý trong thiết kế nội thất phòng thờ tân cổ điển, khi bố trí bàn thờ không được đặt gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Phía sau lưng bàn thờ cũng không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào.
Ngoài những vấn đề nêu trên, bàn thờ cũng nên được thường xuyên quét dọn, lau chùi và chăm sóc.
3. Mẫu thiết kế phòng thờ tân cổ điển sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế phòng thờ tân cổ điển là một trong những xu hướng của nhiều hộ gia đình đang sở hữu những căn biệt thự, nhà phố sang trọng hiện nay. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những mẫu phòng thờ được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay:
Sự tôn nghiêm toát lên từ từng đường nét thiết kế, cách bài trí đồ đạc cũng như màu sắc bao trùm
Thiết kế phòng thờ với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ quý
Thiết kế kết hợp tranh ảnh, họa tiết
Phòng thờ tân cổ thiết kế theo ba không gian
Chọn vị trí thiết kế phòng thờ hợp lý
Những màu sắc đặc trưng của phong cách tân cổ điển
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã chọn được thiết kế phòng thờ tân cổ điển riêng cho mình và biết được những điều cần lưu ý trong cách đặt bàn thờ. Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công nội thất, hãy liên hệ ngay với WEDO để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan