Có nên thiết kế phòng khách và bếp thông nhau? Những kiểu dạng kiến trúc nào nên thiết kế bếp và khách liên thông? Làm thế nào để có thể sở hữu không gian sống hiện đại và khoa học khi thiết kế phòng khách và bếp liên thông? Hãy cùng Wedo giải đáp cụ thể trong bài viết này nhé.
Đi tìm câu trả lời có nên thiết kế phòng khách và bếp thông nhau
Thiết kế phòng khách và bếp liền nhau được xem là giải pháp thiết kế kiến trúc, được nhiều gia đình ở phố cũng như chung cư lựa chọn. Việc thiết kế liên thông sẽ tạo nên ưu điểm đó là không gian có sự kết nối thống nhất, tạo điều kiện thuận tiện cho việc sinh hoạt của các thành viên.
Ngoài lợi ích kết nối không gian, gắn kết các thành viên, thiết kế phòng khách liên thông với phòng bếp còn có thể tiết kiệm diện tích sử dụng tối đa. Với thiết kế không gian mở, không gian được mở rộng đa chiều chiều cao, chiều rộng và chiều sâu, chính vì lý do đó mà những căn hộ chung cư hay những mẫu nhà phố, thường lựa chọn thiết kế nội thất hiện đại theo không gian mở, liên thông các không gian sinh hoạt chung với nhau, nhất là phòng khách và phòng bếp.
Mặt khác việc thiết kế liên thông không chỉ có hiệu ứng thẩm mĩ cao, tạo kết nối mà còn có thể tiết kiệm chi phí tối đa. Không có sự xuất hiện của những khối tường bê tông hay những phân cách cầu kỳ và kín đáo thể hiện sự tách biệt hoàn toàn, chủ đầu tư có thể tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí đầu tư theo cách khoa học và tối giản nhất có thể.
Nên thiết kế phòng khách và bếp liên thông như thế nào để đảm bảo riêng tư nhưng vẫn hài hòa
Tạo điểm nhấn cho phòng khách bằng một tấm thảm trải sàn lớn để định vị không gian và tạo sự khác biệt với phòng bếp. Chính điều này có thể giúp không gian bếp đẹp trông tươi mới hơn, mà không đánh mất đi những điều thú vị riêng của cả hai không gian sinh hoạt.
Sử dụng vách ngăn trong suốt hoặc kệ trang trí ngăn cách hai không gian. Việc thiết kế liên thông không làm ảnh hưởng nếu như bạn thích hai không gian có sự tách biệt. Sử dụng vách ngăn hở hoặc hệ thống vách ngăn kính có thể giúp không gian thêm ấm cúng mà không đánh mất đi khoảng rộng thoáng chung có ở giữa hai không gian.
Chú ý đến hệ thống hút mùi và thông gió. Nếu như thiết kế không gian liền kề thì hệ thống hút mùi và quạt thông gió cần phải được quan tâm. Việc xử lý hệ thống hút mùi nếu không khoa học có thể sẽ khiến cho không gian phòng khách bị ám mùi thức ăn từ phòng bếp, dẫn đến toàn bộ không gian nhà có mùi hôi khó chiu, ảnh hưởng không tốt đến không gian sinh hoạt cũng như là dòng vượng khí tốt đánh giá theo phong thủy.
Màu sắc thiết kế phòng khách và bếp thông nhau phải đồng bộ, thống nhất về phong cách. Bạn hoàn toàn không thể thiết kế hai không gian liên kết theo hai phong cách hoàn toàn đối lập được. Thiết kế phòng khách cũng như phòng bếp nên có sự hài hòa và thống nhất về màu sắc chủ đạo, từ đó mới có thể phối hợp tạo nên một không gian sống khoa học và tiện nghi theo đúng nghĩa.
Phân chia bố cục logic, khoa học. Bố cục nội thất sử dụng có khoa học thì không gian phòng khách và phòng bếp liền nhau mới có thể tiện nghi. Khi thiết kế hai không gian liền kề, việc sắp xếp cũng như lựa chọn kiểu dáng bàn ghế, tủ kệ, hệ giá được tính toán chi tiết. Thiết kế không gian chung phải đảm bảo sự thoáng đãng, phân chia hợp lý và không làm mất đi sự cân đối, tính thẩm mĩ chung và riêng của từng không gian nhỏ.
Những mẫu phòng khách liên thông với phòng bếp được nhiều người yêu thích nhất hiện nay
Thiết kế phòng khách, phòng bếp đều là không gian chính ảnh hưởng quan trọng đến sinh hoạt của gia đình. Mặt khác đây là không gian được đánh giá liên quan đến yếu tố phong thủy và có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các thành viên. Nếu như gia đình bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn phương án thiết kế, hãy liên hệ để được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nhé.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan