Thổ sinh Kim và ứng dụng ngũ hành trong đời sống 2022 | Mytranshop.com

Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người; bao gồm 5 hành chính có sự tương sinh và tương khắc với nhau là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bài viết này chúng tôi giới thiệu hai ngũ hành trước là Thổ sinh Kim. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức khoa học, tránh được vận hạn, xui xẻo và biết cách tăng cường vận may cho bản thân.

Đặc tính chung của ngũ hành

Thuyết ngũ hành duy vật cổ đại quan niệm có 5 vật chất tạo nên thế giới, tồn tại ở mối quan hệ đối lập tương sinh, tương  khắc và phản sinh phản khắc là: Kim  – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-3Ngũ hành tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc là quy luật của vạn vật

+ Kim là Kim loại và các chất thuộc nhóm kim loại

+ Mộc là gỗ và các chất do hữu cơ cấu tạo nên giống như gỗ

+ Thủy là nước và tất cả vật chất ở thể nóng chảy thành nước

+ Hỏa là lửa, là nhiệt

+ Thổ là đất

Các đặc tính cơ bản của Ngũ hành là

+ Thủy hướng xuống

+ Hỏa hướng lên

+ Mộc dễ thay đổi và có thể uốn cong, duỗi thẳng

+ Kim có tính đổi hình thuận theo tay người

+ Thổ nuôi dưỡng vạn vật

Ngũ hành có sự lưu hành, luân chuyển và biến đối không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó tồn tại mãi theo không gian và thời gian, là nền tảng, động lực để vũ trụ vận động, vạn vật được sinh thành.

+ Lưu hành: nghĩa là 5 vật chất lưu hành một cách tự nhiên đúng như quy luật tồn tại và phá triển. Ví dụ như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy và thiêu dụi tất cả những gì nó đi qua.

+ Luân chuyển: nghĩa là 5 vật chất luân chuyển và và vận hành tự nhiên. Ví như cây cỏ thuộc hành Mộc, sẽ từ từ hấp thụ khí thời và dưỡng chất, từ từ lớn lên.

+ Biến đổi: nghĩa là 5 vật chất biến đối khi có quá trình tác động hoặc tích tụ đủ lượng. Ví như lửa (Hỏa) đốt cháy cây (Mộc) hóa thành than, Mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà…

Với những đặc tính chung của ngũ hành như thế này, cuộc sống và vạn vật cứ thế tồn tại, vận đồng và phát triển không ngừng nghỉ.

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-5Ngũ hành tương sinh tương khắc với 4 hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

Đặc tính sinh khắc của Ngũ hành

Đặc tính sinh khắc của Ngũ hành là mối liên hệ giữa vạn vật, nó thúc đẩy vạn vật tiến hóa, phát triển, đồng thời chế ngự tiêu diệt nhau, làm cho vạn vật vận động và biến hóa không ngừng.

Tương sinh là cái này sinh ra cái kia, trợ giúp nhau phát triển. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim  sinh Thủy.

Tướng khắc là cái này diệt cái kia, khống chế lẫn nhau. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Mỗi hành đều tồn tại hai mặt tương sinh và tương khắc, đối lập này sinh ra cái kia nhưng lại bị cái khác khắc lại. Tương sinh tương khắc là cái này tạo điều kiện cho cái kia ra đời, phát triển, hoặc cái này khống chế tạo điều kiện cho cái kia bị tiêu diệt.

Tương sinh khác với “đẻ ra”, cha mẹ đẻ ra con cái không phải là tương sinh, vì hành của cha mẹ cũng là tổng hợp cả ngũ hành như hành của con, nên cha mẹ đẻ ra con không phài là hành nọ sinh ra hành kia.

Tương khắc khác với “giết chết”, hay “tiêu diệt”, con người giết chết con lợn để ăn thịt không phải là người khắc con lợn vì hành của con người cũng là tổng hợp cả ngũ hành như hành của con lợn.

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-2Tương sinh và tương khắc là hai mặt đối lập nhưng có tính tự nhiên

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  [Tư vấn xây dựng] Mẫu nhà cấp 4 đẹp 100m2 3 phòng ngủ 2022 | Mytranshop.com

Quy luật của ngũ hành

Quy luật tương sinh và tương khắc

Ngũ hành tương sinh

  • Mộc sinh Hỏa: cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt
  • Hỏa sinh Thổ: lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bui vun đắp thành đất
  • Thổ sinh Kim: kim loại, quạng hình thành từ trong đất
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo dung dịch ở thể lỏng
  • Thủy sinh Mộc: nước duy trì sự sống của cây

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Quy luật tương sinh này xảy ra với điều kiện Ngũ hành được sinh phải vượng ngang hoặc vượng hơn Ngũ hành bị sinh. Nếu Ngũ hành được sinh ít hay yếu hơn Ngũ hành bị sinh thì không xáy ra quá trình tương sinh mà có thể còn tạo ra một quá trình khắc chế ngược lại, hay còn gọi là Ngũ hành đồng hóa. Ví như Mộc sinh Hỏa nhưng Hỏa yếu Mộc vượng thì đa Mộc diệt Hỏa, Hỏa sinh Thổ nhưng Hỏa vượng Thổ nhược thì đa Hỏa Thổ tuyệt.

Ngũ hành tương khắc

  • Thủy khắc Hỏa: nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây
  • Mộc khắc Thổ: cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn
  • Thổ khắc Thủy: đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước

Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Quy luật này thể hiện tính sinh khắc tuần hoàn của sự vật, hiện tượng. Như Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, và Hỏa là con của Mộc đến lượt nó quay lại khắc Kim.

Mặt khác quy luật này cũng giống như quy luật tương sinh, tức là nó chỉ xảy ra khi ngũ hành khắc ngang hòa hay mạnh hơn Ngũ hành bị khắc. Nếu không có thể xảy ra trường hợp phản khắc, như Kim khắc Mộc nhưng Kim suy Mộc vượng thì có thể xảy ra trường hợp phản phục ngược lại là đa Mộc không chế Kim suy.

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-1Ứng dụng của ngũ hành tương sinh tương khắc khá rộng trong đời sống

Quy luật phản sinh và phản khắc

Ngũ hành phản sinh

Theo quy luật phát triển thì tương sinh là có lợi, tuy nhiên nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thanh tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không tốt, trong ngũ hành phản sinh được cụ thể hóa như sau:

  • Thổ sinh Kim – nếu nhiều thì Kim bị vùi – Kim nhiều thì Thổ yếu
  • Hỏa sinh Thổ – nếu Hỏa nhiều thì Thổ tiêu rụi – Thổ nhiều thì Hỏa tối
  • Mộc sinh Hỏa – nếu Mộc nhiều thì Hỏa không cháy – Hỏa nhiều thì Mộc cháy
  • Thủy sinh Mộc – nếu Thủy nhiều thì Mộc trôi – Mộc nhiều thì Thủy cạn
  • Kim sinh Thủy – nếu Kim nhiều thì Thủy tràn – Thủy nhiều thì Kim chìm

Ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản khắc chỉ xảy ra khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được, trái lại còn bị thưởng tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn ngược lại quy luật phản sinh và thể hiện cụ thể như sau:

  • Kim khắc Mộc – nếu Mộc nhiều thì Kim hao tổn – Kim nhiều thì Mộc sẽ gãy
  • Mộc khắc Thổ – nếu Thổ nhiều thì Mộc gãy – Mộc nhiều thì Thổ nghiêng đổ
  • Thổ khắc Thủy – nếu Thủy nhiều thì Thổ trôi – Thổ nhiều thì Thủy sẽ bị ngưng đọng
  • Thủy khắc Hỏa – nếu Hỏa nhiều thì Thủy cạn – Thủy nhiều thì Hỏa tàn
  • Hỏa khắc Kim – nếu Kim nhiều thì Hỏa ngưng – Hỏa nhiều thì Kim tiêu

Như vậy mối quan hệ của các Ngũ hành có sự liên hệ mật thiết với nhau theo quy luật nhân quả. Quả của nhân này lại là nhân của quả kia và ngược lại. Chính điều này thúc đẩy sự phát triển của vạn vật và cuộc sống.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Các loại chỉ căng da mặt phổ biến hiện nay? Ưu nhược điểm từng loại 2022 | Mytranshop.com

Quy luật tương sinh tương khắc được sử dụng nhiều trong đời sống, từ việc tĩnh ngũ hành tương sinh và tương khắc theo mệnh, chúng ta có thể lựa chọn được những gam màu, con số, hướng tốt cho mẫu biệt thự đẹp, nhà phố, nhà vườn cho mệnh của mình. Từ đó có thể chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống gặp nhiều tài lộc và may mắn, hạn chế bớt những điều xui xẻo có thể xảy ra.

Thổ sinh Kim – Ngũ hành tương sinh

Đây là mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, một trong 5 mối quan hệ tương sinh, tương khắc, thúc đẩy sự phát triển của sự sống.

Mệnh Thổ

Đặc điểm chung

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-6Hành thổ tương sinh của hành Kim

Thổ là đại diện cho đất, nơi nuôi dưỡng cây cối phát triển, tượng trưng cho sự hiền lành và bình an. Tính cách người mệnh Thổ thường ôn hòa, bao dung và đáng tin cậy. Họ thường lên kế hoạch để thực hiện lời hứa, biết rõ lợi thế cũng như sức mạnh của mình và cố gắng phát huy đầy đủ khả năng đó. Tính cách bình tĩnh, cẩn thận, có khả năng tổ chức nên hay thu hút được người xung quanh.

Nhược điểm lớn của người mệnh Thổ là thiếu trí tưởng tượng, hay do dự trong những quyết định táo bạo, thường phản ứng chậm và hay thong thả cho nên rất không thuận tiện cho việc lựa chọn quyết đoán hoặc cần hành động.

Người mệnh Thổ sinh năm nào

Các năm sinh mang mệnh Thổ bao gồm:

  • 1976, 1977: Sa  Trung Thổ – đất lẫn trong cát
  • 1968, 1969: Đại Trạch Thổ – đất nền nhà
  • 1960, 1961: Bích Thượng Thổ – đất trên vách
  • 1946, 1947: Ốc Thượng Thổ – đất trên nóc nhà
  • 1938, 1939, 1998, 1999: Thành Đầu Thổ – đất trên thành
  • 1930, 1931, 1990, 1991: Lộ Bàng Thổ – đất đường đi

Màu sắc của người mệnh Thổ

Màu tương sinh, hòa hợp

Màu tương sinh là màu của hành sinh ra hành Thổ, do đó nếu lựa chọn đúng màu tương sinh (hành Hỏa) và màu tương hợp (hành Thổ)  thì người mệnh Thổ sẽ gặp được nhiều may mắn.

Màu tương sinh: Màu Đỏ, hồng, cam, tím: đây là những màu thuộc mệnh Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ cho nên những màu này rất tốt cho những người mệnh Thổ

Màu hòa hợp:

  • Màu vàng nhạt: màu vàng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào của mặt trời, sức sống mãnh liệt và kiên trì. Sử dụng màu này sẽ giúp người mệnh Thổ có sức sống mới hơn, mạnh mẽ hơn
  • Màu vàng nâu: màu tạo cho người mệnh Thổ cảm giác gần gũi và thân thuộc như màu của đất

Màu tương khắc:

Mộc khắc Thổ, do đó  người mệnh Thổ nên tránh những màu liên quan đến đến mệnh Mộc như màu xanh lục đậm, màu xanh da trời, màu canh lá cây để có thể gặp nhiều may mắn.

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-4Sử đụng dúng màu tương sinh sẽ mang đến may mắn và thuận lợi

Con số may mắn của ngưởi mệnh Thổ

  • Số 2: số 2 khi đọc chệch âm sẽ là mãi mang theo ý nghĩa kéo dài mãi mãi, bền lâu
  • Số 5: mang ý nghĩa về phúc, lộc, thọ, phú, quý cho người mệnh Thổ
  • Số 8: mang ý nghĩa phát đạt, phát lộc và phát tài
  • Số 9: Số của quyền lực, trường tồn với thời gian

Hướng may mắn của người mệnh Thổ khi xây nhà

Hướng Nam: Hướng Nam thuộc ngũ hành Hỏa, mà Hỏa lại sinh Thổ, nhờ thế mà sông trong căn nhà hướng Nam sẽ giúp cho người mệnh Thổ có vận trình thăng tiến, chẳng những công danh thành đạt mà đường tài lộc cũng cực kỳ tốt đẹp, sung túc.

Hướng Bắc: Hướng Bắc thuộc ngũ hành Thủy, mà Thổ lại khắc Thủy nhờ thế mà người mệnh Thổ chiếm được ưu thế trong nhiều lĩnh vực, càng ngày càng thành công, tiền đồ sáng lạn.

Mệnh Kim

Đặc điểm chung

Mệnh Kim đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Người mệnh Kim có tính cách độc đoán và cương quyết, luôn dốc lòng theo đuổi tham vọng, là những người độc lập, mạnh mẽ đầy lôi cuốn. Nhược điểm lớn của người mệnh Kim chính là quá cứng nhắc, kiêu kỳ, hay sầu muộn và tính cách có phần hơi nghiêm nghị.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn Low Carb Có Được Ăn Miến Không? 2022 | Mytranshop.com

Người mệnh Kim sinh  năm nào

  • 2000, 2001: Bạch Lạp Kim – vàng sáp ong
  • 1992, 1993: Kiềm Phong Kim – vàng mũi kiếm
  • 1984, 1985, 1925, 1926: Hải Trung Kim – vàng trong biển
  • 1970, 1971: Thoa Xuyến Kim – vàng trang sức
  • 1962, 1963, 2022, 2023: Kim Bạch Kim – vàng pha bạc
  • 1954, 1955, 2014, 2015: Sa Trung Kim – vàng trong cát

Màu sắc của người mệnh Kim

Màu tương sinh, hòa hợp:

Màu tương sinh là màu của hành sinh ra mệnh Kim, hoặc màu của chính ngũ hành Kim. Thổ sinh Kim, đất bao bọc, sinh và nuôi dưỡng tất cả các kim loại, do đó người mệnh Kim nên sử dụng những màu tương sinh như màu nâu đất, màu vàng hoàng thổ để gặp nhiều may mắn.

tho-sinh-kim-theo-ngu-hanh-7Thổ sinh Kim, ngũ hành tương sinh cơ bản

Màu hòa hợp:

  • Màu trắng: tượng trưng của sự thuần khiết, giản dị và trong sáng, màu trắng giúp người mệnh Kim có cuộc sống giàu sáng, nhiều tài lộc
  • Màu ghi, màu xám bạc, màu này giúp người thuộc mệnh Kim phát huy những ưu điển nối bật như sự tinh tế, sâu sắc và sáng tạo, từ đó giúp người mệnh Kim gặp nhiều thuận lợi.

Màu tương khắc:

Hỏa khắc Kim, do đó những người mệnh Kim nên tránh xa và hạn chế sử dụng những gam màu như màu hồng, màu đỏ, nếu không sẽ gặp nhiều xui xẻo.

Việc sử dụng màu sắc phù hợp với bản mệnh vô cùng quan trọng , theo như quan niệm trong phong thủy thì việc dùng màu sắc tương sinh với bản mệnh sẽ đem lại may mắn và thuận lợi, có quý nhân phù trợ. Hạn chế màu tương khắc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

Con số may mắn của người mệnh Kim

  • Số 2: mang ý nghĩa của sự cân bằng, hài hòa có đôi có cặp, biểu thị sự hạnh phúc, viên mãn và sự cân bằng âm dương
  • Số 5: mang trong mình ý nghĩa của sự huyền bí, liên quan đến 5 yếu tố như ngũ hành, ngũ đức, ngũ phúc. Số 5 còn được coi là số của vua, thuộc hành Thổ (màu vàng) là màu tương hợp, nên rất tốt cho người mệnh Kim.
  • Số 6, 8: đây là hai con số tượng trưng cho sự thuận lợi và may mắn. Số 6 là số lộc, lộc tuôn vào nhà. Số 8 là số phát, giúp làm ăn phát đạt.
  • Số 7: con số mang ý nghĩa quyền năng của mặt trời, đem lại sự sống, ánh sáng và hi vọng cho con người.
  • Số 9: con số của sức mạnh và quyền uy, gắn liền với sự hoàn thiện đến mức hoàn hảo khó đạt được.

Hướng may mắn của người mệnh Kim khi xây nhà

Hướng chính Tây: hướng Chính Tây thuộc Kim, cùng với mệnh Kim của gia chủ nên có thể giúp gia tăng vận khí,làm ăn phát đạt, tình duyên như ý. Hướng Tây được xem là hướng nóng, ít người lựa chọn khi xây dựng nhà ở tại Việt Nam, nhưng hướng này lại rất thích hợp với người mệnh Kim.

Hướng Tây Bắc: Theo phải Bát trạch thì người mệnh Kim thuộc Tây tứ mệnh cùng với hướng nhà là Tây tứ trạch, hợp nhất khi ở về hướng Tây và Tây Bắc.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết khoa học, ứng dụng vào cuộc sống thực tế. Nếu như có băn khoăn hoặc muốn được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn, hãy liên hệ WEDO để nhận được những tư vấn cụ thể hơn của kiến trúc sư.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

chủ đề liên quan

Leave a Comment