Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) 2022 | Mytranshop.com

I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam

1. Chế độ cai trị

a. Tổ chức bộ máy cai trị

 Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

– Mục đích của phong kiến phương Bắc là sát nhập đất Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

– Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

– Nắm độc quyền muối và sắt.

 Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

– Chính sách đồng hóa về văn hóa

+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.

+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quan theo người Hán.

+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

=> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

– Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

2. Những chuyển biến xã hội

a. Về kinh tế

– Trong nông nghiệp:

+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

+ Thủy lợi mở mang.

=> Năng suất lúa tăng hơn trước.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX 2022 | Mytranshop.com

– Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.

+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

+ Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận hình thành.

b. Về văn hóa – xã hội

– Về văn hóa:

– Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cự của văn hóa Trung Hoa thời Hán – Đường như : ngôn ngữ, văn tự.

– Bên cạnh đó nhân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: Nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.

=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.

– Về xã hội có chuyển biến

– Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).

– Đấu tranh chống đô hộ.

– Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I đến đầu thế kỉ X) 

1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X

– Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.

– Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận tham gia.

– Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tại Việt Nam có các loại cầu đá thể thao phổ biến nào? 2022 | Mytranshop.com

– Ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.

2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Kẻ thù

Địa bàn

Tóm tắt diễn biến

Ý nghĩa

Hai bà Trưng

3/40

Nhà Đông Hán

Hát môn Mê Linh, Cổ Loa, Thuỷ Lâu

– 3/40 Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được cổ loa buộc thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc. Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.

– 42 Nhà Hán đưa hai vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệnh về lực lượng thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.

– Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ  của nhân dân Âu Lạc.

– Khẳng định khả năng, vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm.

 

 

 

 

 

Lí Bí

542

Nhà Lương

Long Biên

Tô Lịch

– 542 Lý Bí liên kết hào kiệt các châu thuộc miền bắc nước ta khởi nghĩa. Lật đổ chế độ đô hộ

– 544 Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân

– 542 nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến

– 550 Thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.

– 571 Lý Phật Tử cướp ngôi

– 603  Nhà Tùy xâm lược nước Vạn Xuân thất bại

– Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ.

– Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc.

Đấu tranh bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời bắc thuộc.

 Khúc Thừa Dụ

 905

 Nhà Đường

 

– 905 Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ.

– 907 khúc hào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.

– Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, dành độc lập tự chủ.

– Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời bắc thuộc.

 Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng

 938

Quân Nam Hán

 

– 938 Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiền (cầu viên Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.

– Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước

– Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.

– Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ phong kiến phương bắc.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  100 kiểu hít đất bá đạo bạn đã tập thử chưa ? 2022 | Mytranshop.com

 

Leave a Comment