Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở việt nam và trên thế giới 2022 | Mytranshop.com

Một trong những vấn đề gây nhức nhối tại Việt Nam hiện nay chính là ô nhiễm nguồn nước. Nếu tình trạng này ngày càng diễn ra trầm trọng thì sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thiệt hại nặng nề.

Ô nhiễm nguồn nước luôn là một chủ đề nóng tại Việt Nam. Theo các tài liệu thống kê, có đến 9.000 người chết và phát hiện 100.000 người bị ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn diễn ra, không biết khi nào mới chấm dứt.

1. Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng mà ở đó các sông, hồ, biển, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi các chất độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,… Điều này gây những hậu quả lớn đến cuộc sống của con người và các sinh vật tự nhiên.

ô nhiễm nguồn nước

Nguồn nước bị ô nhiễm

Có những loại ô nhiễm nguồn nước sau:

  • Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm: Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp; Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp; Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt.
  • Dựa vào môi trường ô nhiễm: Ô nhiễm nước ngọt; Ô nhiễm biển; Ô nhiễm đại dương.
  • Dựa vào tính chất của ô nhiễm: Ô nhiễm hóa học; Ô nhiễm vật lý; Ô nhiễm sinh học.

Mặc dù được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung ô nhiễm nguồn nước có ba loại chính là ô nhiễm vật lý, hóa học và sinh học.

1.1. Ô nhiễm vật lý

Nước thải thường có chứa những chất rắn không tan với gốc vô cơ hoặc hữu cơ, thường có màu hữu cơ. Các chất rắn này khiến lượng chất lơ lửng trong nước tăng lên kéo theo độ đục cũng tăng và làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, muối sắt, clo tự do, mangan, phenol… có trong chất thải công nghiệp cũng khiến cho nước có vị không bình thường. Các chất như sulfur, amoni, xyanua, dầu khiến cho nước có mùi lạ. Ngoài ra, tảo xanh làm nước có mùi bùn trong khi một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh giống cá.

1.2. Ô nhiễm hóa học

Chất photphat, nitrat dùng trong nông nghiệp và Mangan, Crom, Niken,  Đồng… được thải ra trong quá trình luyện kim và các công nghệ khác đều là tác nhân gây hại cho thủy sinh vật. Lượng nitrat, phosphat sư có trong phân bón sẽ hòa tan vào nước ngầm hoặc nước mặt gây hiện tượng phì nhiêu hóa các sông, hồ và yếm khí ở các lớp nước dưới.

1.3. Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các tác nhân hữu cơ có thể lên men trong chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, nhà máy giấy, lò giết mổ,…

2. Nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước

2.1. Do tự nhiên

Các hiện tượng tự nhiên như tuyết tan, mưa lớn, lũ lụt, gió bão đã vô tình đem đến một lượng chất thải bẩn, các xác chết sinh vật vào trong môi trường nước. Ô nhiễm nguồn nước cũng có thể bắt nguồn từ mực nước biển dâng cao, sự phun trào núi lửa hoặc cũng có thể do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, những chất gây ung thư vào trong nguồn nước.

2.2. Do con người

ô nhiễm nguồn nước

Con người xả rác thải ra nguồn nước

Trong tất cả các tác nhân thì con người là tác nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Họ thường thải chất thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp,… vào môi trường nước.

  • Từ sinh hoạt hàng ngày: Tính đến nay, dân số Việt Nam là hơn 97 triệu người, kèm theo đó là nhu cầu sử dụng nước tăng cao. Việc khoan giếng bừa bãi hoặc sử dụng nước sạch không hợp lý, lượng nước thải sinh hoạt tăng lên đã vô tình phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có của nguồn nước. Điều đáng nói là chỉ cần một tờ giấy, một hộp sữa hay một chiếc túi nilon thải ra bên ngoài môi trường đã khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, rác thải còn khiến cho mất mỹ quang và tắc nghẹt đường ống. Thế nhưng, tại Việt Nam vẫn còn vô số người thiếu ý thức, xả rác bừa bãi ra các nguồn nước.
  • Từ chất thải công nghiệp: Ngày nay, có nhiều nhà máy, xí nghiệp hình thành và phát triển để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Việc này làm cho nguồn nước thải tăng lên ngấm vào mạch nước ngầm dẫn đến ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí hay kể cả những khu chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm,… cũng góp phần khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Xây đập: Nước chảy ra từ đập làm giảm các chất dinh dưỡng lơ lửng do một phần lớn đã bị lắng xuống dưới đáy đập. Ngoài ra, nước từ đập cũng bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, mặn hơn bình thường và gây bất lợi với ngành nông nghiệp và thủy sản ở hạ nguồn.
  • Hoạt động sản xuất của các làng nghề: Chất thải của các làng nghề sẽ làm độ pH của nước bị ảnh hưởng, thay đổi chất lượng, nhiệt độ nước, màu nước, tăng nồng độ khoáng, muối và gia tăng các chất gây ô nhiễm trong nước.
  • Khai thác mỏ: Quá trình khai thác mỏ có thể làm tăng lượng khoáng chất và muối trong nước, thay đổi tính axit, trung tính hay kiềm của nước, thậm chí làm tăng độ đục của nước.
  • Nạn phá rừng: Khi rừng cây bị chặt phá, đất sẽ không được bảo vệ bởi thảm thực vật và bị xói mòn, tạo phù sa cho vùng hạ lưu và tăng tăng độ đục của nước, thậm chí tăng nguy cơ bệnh tật do . Điều này khiến cho vi khuẩn, vi rút sử dụng những hạt đất làm phương pháp vận chuyển.
  • Phá hủy vùng đất ngập nước: Vùng đất ngập nước chính là giải pháp làm sạch nước tự nhiên cũng như giảm sự thất thoát nước vào mùa hè, điều tiết nhiệt độ nước vào mùa đông. Khi phá hủy những vùng nước này, môi trường sống của nhiều loài chim, cá và bộ lọc tự nhiên để khử các chất ô nhiễm (phốt pho, kim loại nặng) cũng bị phá hủy.

2.3. Do tốc độ đô thị hóa

ô nhiễm nguồn nước

Quá trình đô thị hóa gây ô nhiễm nguồn nước

Quá trình đô thị hóa kéo theo một loạt các hoạt động như:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, nhà cửa, cao ốc…. khiến cho vật lý đất bị xáo trộn.
  • Lượng chất hóa học thải ra từ các ngành công nghiệp bị tăng cao.
  • Nước thải đô thị chưa được xử lý hoặc xử lý sai cách đã thải trực tiếp ra môi trường.
  • Sử dụng phân bón hóa học trong chăm sóc cây trồng khiến cho các sinh vật chứa nhiều nitrat và photphat tăng trưởng. Khi các loại thực vật này chết và phân hủy, vi khuẩn sẽ dùng oxy trong nước khiến nồng độ oxy giảm xuống.
  • Đổ trực tiếp rác thải sinh hỏa và rác thải công nghiệp xuống ao hồ, sông suối.

2.4. Ô nhiễm nước do tai nạn

Các tai nạn như vỡ ống dẫn dầu, tràn dầu, đắm tàu trên biển sẽ làm tăng lượng chất độc hóa học trong nước và khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

3. Biện pháp khắc phục nước bị ô nhiễm

Dựa vào nguyên nhân trực tiếp khiến nguồn nước bị ô nhiễm, chúng ta có thể đưa ra biện pháp và giải pháp khắc phục vấn đề này. Bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường nước được liệt kê dưới đây:

  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường nước. Mỗi người cần có kiến thức từ những hành động đơn giản như vứt rác ở đúng nơi quy định và lên án hành vi xả rác bừa bãi.
  • Cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động xả rác tại các khu công nghiệp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm.
  • Các xí nghiệp, nhà máy cần xử lý nguồn nước, không được xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài.

ô nhiễm nguồn nước

Ăn chín uống sôi là một cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước

  • Khuyến khích người dân sống ở vùng nông thôn nên áp dụng các giải pháp khắc phục ô nhiễm cho môi trường nước bằng biện pháp xây dựng hầm biogas, hầm cầu tự hoại cải tiến nhằm xử lý nước thải. Họ không nên xả phân và nước tiểu trực trong chăn nuôi trực tiếp ra môi trường.
  • Công tác sản xuất nông nghiệp cần được cải tiến bằng cách sử dụng phương pháp tự nhiên nhằm tạo dinh dưỡng cho đất, sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh để hạn chế việc phun hóa chất độc hại.
  • Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải đạt chuẩn, tích cực đầu tư nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp khắc phục thực trạng nguồn nước ô nhiễm hiệu quả.
  • Người dân cần thực hiện nghiêm túc biện pháp ăn chín uống sôi, không đổ dầu mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén. Nếu có điều kiện, hãy trang bị cho gia đình thiết bị lọc nước tân tiến để loại bỏ chất bẩn trong nước

4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tới con người và sinh vật sống

Chắc hẳn rằng chúng ta đề biết, 70% cơ thể con người là nước. Con người luôn cần nguồn nước sạch để duy trì sự sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, chính con người chúng ta là tác nhân gây nên chúng. Hậu quả để lại của vấn đề này là vô cùng lớn.

4.1. Bị nhiễm kim loại nặng

Những kim loại có trong nguồn nước khi chưa được đưa qua xử lý. Khi chúng ta uống phải trong thời gian lâu dài sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Một số ảnh hưởng có thể kể đến liên quan tới hệ thần kinh, sắc tố da, gây nên các bệnh về đường ruột, tim mạch, thậm chí là ung thư. Chưa kể đến việc, khi nguồn nước bị nhiễm con người tắm nguồn nước đó sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu và viêm nhiễm da nặng.

ô nhiễm nguồn nước

Dùng nước bị ô nhiễm khiến con người mắc nhiều bệnh tật

4.2. Nhiễm các hợp chất hữu cơ độc hại

Các chất hữu cơ độc hại khi bị đưa vào nguồn nước sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Đã có nhiều trường hợp người sử dụng nước ô nhiễm gây ra các bệnh tiêu chảy, ung thư,…

4.3. Vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải

Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải khiến con người mắc bệnh tả, thương hàn, ung thư da, bại liệt hoặc thậm chí gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.

Hãy cùng chung tay ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam và trên thế giới để bảo vệ con người cũng như các loài sinh vật sống trên Trái Đất này. Điều cần thiết là mỗi người hãy tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè không xả rác và nước thải ra nguồn nước để trả lại nguồn nước trong lành cho toàn nhân loại. Bạn hãy luôn tâm niệm một điều rằng, cứu nguồn nước là cứu chính sự sống của chúng ta.

Không ai có thể phủ nhận rằng ”sức khỏe vẽ nên thành công” ngay cả người đang thành công và giàu có cũng rất quý trọng và rất cần có sức khỏe. Vậy nên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu bạn yêu thích chạy bộ hãy tham khảo ngay may chay bo Elipsport, nếu thành viên trong gia đình có người thích đạp xe hãy chọn chiếc xe đạp tập, ông bà bố mẹ cần một thiết bị thư giãn, giảm đau mỏi hãy chọn ghế massage. Đến Elipsport  giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình bạn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có. Các khí độc thải ra từ phương tiện giao thông sẽ lơ lửng trong không khí và theo nước mưa ngấm vào các mạch nước ngầm.

Ô nhiễm nguồn nước khiến con người bị nhiễm độc chì, asen gây ung thư, thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán…

Người ta đánh giá nguồn nước ô nhiễm dựa vào thông số cơ bản là độ pH, SS (chất rắn lơ lửng), DO (oxy hòa tan trong nước), COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), amoniac, nitrat, clorua, kim loại nặng…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước như nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động công nghiệp, từ y tế, các hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp…

Ô nhiễm nước gây nhiều tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cao Huyết Áp Ở Người Trẻ Tuổi Như Thế Nào? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment