1. Thuyết electron
– Nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương và e mang điện tích âm ( /e/= 1,6.10-19C). Bình thường tổng điện tích của nguyên tử bằng không. Các nguyên tử trung hoà về điện
+ Nếu nguyên tử thiếu đi một số e thì tổng điện tích nó dương => Gọi là iôn dương
+ Nếu nguyên tử thừa một số e thì tổng điện tích nó âm => Gọi là iôn âm
– e có khối lượng nhỏ nên nó có độ linh động lớn. Do một số điện tiện thì e chuyển động bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay chuyển từ vật này sang vật khác => vật bị nhiễm điện
+ Vật nào thiếu e: Nhiễm điện dương
+ Vật nào thiếu e: Nhiễm điện âm
2. Định luật bảo toàn điện tích
– Trong một hệ cô lập (nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác) về điện thì tổng đại số điện tích trong hệ là một hằng số
Q1 + Q2 + …….= Q1’+ Q2’+ ……..
Trong đó Q1; Q2 là điện tích trước tương tác
Q’1; Q’2 là điện tích sau tương tác
3. Các cách nhiệm điện: Thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích để
a. Nhiễm điện do cọ xát:
+ Cách làm: lấy 2 vật cọ xát với nhau
+ Kết quả: Hai vật nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. Sau khi cọ xát tách 2 vật ra thì điện tích của 2 vật vẫn giữ nguyên như sau khi cọ xát.
+ Giải thích: Do khi cọ xát electron đã từ vật này “bật” sang vật khác
b. Do tiếp xúc
+ Cách làm : Lấy một vật bằng kim loại (có thể chưa nhiệm điện hoặc nhiễm điện rồi) tiếp xúc với một vật bằng kim loại đã nhiễm điện
+ Kết quả: Hai vật nhiễm điện cùng dấu. Sau khi cọ xát tách 2 vật ra thì điện tích của 2 vật vẫn giữ nguyên như sau khi tiếp xúc.
+ Giải thích: Khi tiếp xúc do sự chênh lệch mật độ và lực điện nên electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật khác.
Ví dụ: Lấy thanh kim loại B không mang điện tiếp xúc với quả cầu kim loại A mang điện âm thì electron sẽ di chuyển từ A sang B làm cho B cũng thừa electron mang điện âm và quả cầu A sẽ thừa ít electron hơn.
c. Nhiễm điện do hưởng ứng
+ Cách làm: Cho một thanh (vật) bằng kim loại treo gần một vật A nhiễm điện.
+ Kết quả: Thanh (vật) kim loại đó sẽ có 2 đầu nhiễm điện trái dấu (Đầu gần A sẽ nhiễm điện trái dấu với A, đầu còn lại sẽ nhiễm điện cùng dấu với A) nhưng tổng đại số điện tích của thanh (vật) kim loại vẫn bằng không. Sau đó bỏ A ra xa điện tích của thanh (vật ) đó trở lại như cũ.
+ Giải thích: Khi cho thanh (vật) B lại gần quả cầu A mang điện dương thì do lực hút tĩnh điện thì electron trong vật B sẽ bị hút về phía A làm cho đầu gần A thừa em nang điện âm, đầu còn lại thiếu electron mang điện dương. Tuy nhiên vì electron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu khác nên B vẫn trung hoà. Sau khi nhiễm điện nếu A ra xa thì do sự chênh lệch mật độ/lực hút thì electron sẽ chuyển động trở lại và B trở lại trạng thái ban đầu.