Hạch bạch huyết là một phần của hệ bạch huyết và chứa các tế bào bạch huyết. Tên gọi khác của bộ phận này là hạch lympho. Hạch có hình bầu dục dẹp, có mặt trong các mạch bạch huyết trên khắp cơ thể. Khi hạch lympho nóng, sưng, viêm thì bạn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh.
Hạch lympho đóng giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Các tế bào bạch huyết có khả năng giữ lại các phần tử ngoại lai. Trong khi làm nhiệm vụ này, chúng có thể bị sưng hoặc viêm. Điều này có thể là triệu chứng của những căn bệnh nhẹ không đáng lo ngại hoặc bệnh ung thư. Trang bị cho bản thân kiến thức về hạch bạch huyết cũng như những căn bệnh liên quan là điều cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe.
1. Hạch bạch huyết nằm ở đâu?
Trên cơ thể con người, có khoảng 500 – 600 hạch lympho rải rác trên khắp cơ thể. Tuy vậy, bạn chỉ có thể cảm nhận hoặc chạm vào được một số ít hạch ở các vị trí: hạch bạch huyết cuối hàm, sau tai, ở nách, ở cổ, ở bẹn (háng), trên xương đòn, trên bụng.
Những vị trí dễ cảm nhận và sờ được hạch lympho trên cơ thể
2. Cấu tạo, vai trò của hạch bạch huyết
2.1. Kích thước hạch
Mỗi hạch lympho có kích thước khác nhau. Có loại nhỏ như đầu kim chỉ vài mm cho tới lớn như hạt đậu 1 – 2 cm. Có hình như hạt đậu, có hình như quả trứng nằm trong vỏ xơ.
2.2. Cấu tạo hạch
Hạch bạch huyết bao gồm hai thành phần chính là vỏ ngoài và miền tủy bên trong. Vỏ ngoài có dạng sợi, bao bọc xung quanh miền tủy, trừ vị trí tủy tiếp xúc trực tiếp với rốn hạch. Vỏ ngoài có chứa các mạch bạch huyết để mang bạch huyết tới hạch. Các tế bào nang B ở nang lympho và tế bào T tập trung ở cận vỏ. Nang bạch huyết nằm trong các khoang của hạch lympho. Mỗi nang có một vùng vỏ tạo thành từ tế bào nang B, một vùng cận vỏ tế bào T cùng một vùng đế của nang ở miền tủy. Từ vỏ ngoài tách ra các nhánh xơ tiến sâu vào nhu mô hạch. Chúng được gọi là vách xơ và dây xơ. Rốn hạch nằm ở phần lõm vào. Đây là nơi đi vào nhu mô mạch của động mạch. Và là nơi đi ra của hạch huyết quản và tĩnh mạch.
2.3. Vai trò của hạch lympho
Hạch lympho chứa bạch cầu và kháng thể và là một phần của hệ miễn dịch. Các chức năng của hạch lympho bao gồm:
- Lọc bạch huyết: Các phần tử ngoại lai như vi sinh vật, tế bào ung thư hay kháng nguyên lạ đi theo dịch bạch huyết sẽ được lọc lại tại hạch này, làm sạch bạch huyết trước khi đi vào hệ tuần hoàn.
- Sản xuất và biệt hóa lympho bào: Các lympho bào T sẽ được sản xuất, biệt hóa ở nang bạch huyết. Sau đó, kháng nguyên sẽ kích thích để tế bào này rời khỏi vị trí, làm nhiệm vụ đi tìm kháng nguyên.
- Sản xuất kháng thể: Khi kháng nguyên kích thích lympho bào B, lympho này sẽ phân chia, biệt hóa thành thể bào nhớ và tương bào, di chuyển đến tủy để thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kháng thể để đổ vào xoang bạch huyết.
Khi cơ thể bị nhiễm trùng hay bị bệnh, các tế bào miễn dịch được sản sinh nhiều hơn dẫn tới hạch lympho bị sưng. Bởi vậy, nếu nhận thấy hạch lympho bị sưng thì đồng nghĩa với việc cơ thể đang bị nhiễm trùng hoặc mắc một căn bệnh. Đó có thể là bệnh nhẹ như viêm phổi nhưng cũng có thể là căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Hạch bạch huyết ở cổ
3. Bệnh sưng hạch bạch huyết
3.1. Dấu hiệu bệnh sưng hạch bạch huyết
- Hạch bị sưng rất lớn, có thể to bằng hoặc hơn một hạt đậu Hà Lan.
- Ấn vào hạch thấy mềm và đau.
- Hoạt động bộ phận bị sưng hạch khó khăn hơn.
- Sốt, đau họng thời gian dài. Đổ mồ hôi ban đêm. Khó thở.
- Sụt cân nhanh.
- Hạch có thể lan rộng trong 2 – 4 tuần.
Trong đó, ba dấu hiệu đầu tiên cho thấy hạch bị sưng có thể do một số bệnh nhẹ. Nhưng nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh như sốt, đau họng, khó thở hoặc khó nuốt thức ăn. Hay các hạch tiếp tục sưng, lan rộng thì đây có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám.
3.2. Nguyên nhân gây bệnh sưng hạch
Các loại nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay dẫn tới tình trạng hạch bị sưng được bác sĩ chia sẻ sau đây.
- Do nhiễm trùng tai: Nếu hạch nổi và sưng ở cổ hoặc vùng đầu, rất có thể bạn bị nhiễm trùng tai. Do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên gây nên.
- Do virus tấn công cơ thể: Nếu virus tấn công cơ thể ở vị trí nào thì hạch lympho sẽ sưng ngay tại vị trí đó. Một số loại virus phổ biến gây nên bệnh sưng hạch bạch huyết như siêu vi khuẩn gây cúm, vi khuẩn Herpes simplex gây mụn rộp miệng, viêm não mụn rộp, mụn rộp sinh dục. Virus Rubella gây sởi hay virus Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu cũng có thể tấn công cơ thể.
- Do cơ thể bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nhiễm trùng. Như vi khuẩn Streptococcus hoặc Strep gây bệnh viêm họng, viêm amidan. Hay vi khuẩn Staphylococcus, Staph gây ngộ độc thực phẩm, sốc chất độc, viêm vú. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao.
- Đặc biệt, nếu các hạch bị sưng ở khu vực cổ, nách, háng đi kèm với biểu hiện đau cơ, nhức đầu, cơ thể suy nhược. Rất có thể bạn đang bị virus HIV tấn công.
- Nhiễm trùng răng, nhiễm trùng da cũng có thể là nguyên nhân gây sưng hạch lympho. Nếu ngoài triệu chứng hạch bị sưng, bạn còn nhận thấy da bị đỏ, nóng, đau, ngứa thì rất có thể da đang bị nhiễm trùng.
- Đau họng gây viêm, rối loạn hệ miễn dịch khiến cơ thể bị suy yếu, dẫn tới sưng hạch lympho.
- Bệnh giang mai, bệnh lậu và chlamydia thường gây ra sưng hạch lympho ở vị trí bẹn.
Bệnh nhân bị sưng hạch lympho ở cổ
3.3. Cách điều trị bệnh sưng hạch
Để điều trị khỏi bệnh, phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của mỗi bệnh nhân cũng như tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Quá trình hồi phục có thể diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng. Đặc biệt, trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch yếu thường mấy nhiều thời gian hơn để bình phục. Một số phương pháp được bác sĩ áp dụng có thể kể tới.
Nếu nguyên nhân gây bệnh sưng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm cũng thường được kê đơn. Người bệnh có thể tự giảm đau tại nhà bằng cách chườm nóng. Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn.
Nếu áp xe có thể đã hình thành, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật dẫn lưu áp xe. Nếu hạch lympho gây ra tắc nghẽn thì có thể bị cắt bỏ. Ngoài ra, bệnh nhân cần nâng khu vực có hạch bị sưng lên cao. Nhằm giúp giảm sưng và sự lây lan chậm lại.
4. Viêm hạch bạch huyết
4.1. Nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hạch bạch huyết có thể bị nhiễm trùng do có vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ thống bạch huyết. Tình trạng thường gặp nhất là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng liên cầu khuẩn cấp tính.
Bên cạnh đó, hạch lympho cũng có thể bị viêm do nhiễm trùng da nghiêm trọng gây nhiễm trùng huyết, bệnh viêm ruột mạn tính, cơ thể có khối u ác tính (ung thư)… Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng bị viêm hạch lympho. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.
4.2. Triệu chứng viêm hạch lympho
- Bệnh nhân có thể bị nổi hạch hoặc không nổi hạch. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà vị trí nổi hạch cũng khác nhau. Có những trường hợp không bị nổi hạch nhưng khi đi khám mới phát hiện mình bị viêm hạch.
- Hạch có thể bị đau, sưng, chuyển sang màu đỏ hoặc tím bầm, có thể nhìn thấy rõ mạch quản trên bề mặt hạch.
- Suy nhược cơ thể, ớn lạnh, sốt, chán ăn, đổ mồ hôi đêm…
- Ho, đau họng, chảy nước mũi…
- Sưng phù chân vì hệ bạch huyết bị tắc nghẽn.
- Có nhiều trường hợp hạch sưng nhưng không gây đau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của khối u hạch.
4.3. Biến chứng của viêm hạch lympho
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm hạch lympho có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Những biến chứng có nguy cơ xảy ra là nhiễm trùng da, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, áp xe hạch và vùng xung quanh, viêm nặng.
4.4. Điều trị tình trạng viêm hạch lympho
Việc điều trị bệnh sẽ càng hiệu quả nếu bạn phát hiện bệnh sớm. Các bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị sau nhằm ngăn bệnh tiến triển nặng:
- Dùng kháng sinh nếu viêm hạch lympho do vi khuẩn gây ra.
- Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau nhằm giảm tình trạng sưng viêm, gây khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân, ngăn chặn viêm phát triển.
- Chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ hạch lympho nếu tình trạng viêm hạch làm tắc nghẽn hệ thống bạch huyết.
Thăm khám bác sĩ chuyên ngành để điều trị bệnh sưng hạch
Trong trường hợp bị đau và sưng hạch nhẹ, bệnh nhân có thể dùng những loại thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc, đặc biệt không được tự ý uống thuốc kháng sinh.
5. Ung thư hạch bạch huyết
Ngoài những căn bệnh trên đây, thì những người trên 40 tuổi bị sưng hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc gần xương đòn rất có thể đã bị ung thư hạch. Ngoài ra, nếu bị đau hạch lympho ở nách, nhưng không kèm theo triệu chứng phát ban, loét trên cánh tay cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư. Ung thư có thể xuất phát từ chính các hạch lympho. Loại ung thư này được gọi là u lympho. Hoặc có thể các tế bào ung thư xuất phát từ những bộ phận khác trên cơ thể. Sau đó, di chuyển qua dòng máu, ở lại trong các hạch lympho.
5.1. Dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết
Bệnh nhân bị ung thư hạch lympho có nhiều triệu chứng khác nhau. Có bệnh nhân bị sưng không đau trong thời gian dài, bệnh diễn biến chậm. Cũng có những bệnh nhân bị sưng hạch phát triển nhanh trong vài ngày hay vài tuần.
Một số dấu hiệu rõ ràng, dễ dàng nhận biết có thể kể tới:
- Hạch nổi phình to nhưng không đau tại cổ, nách, bẹn.
- Sốt, đau tức ngực, khó thở.
- Vùng bụng đau, phình to ra.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.
- Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm dù trời không nóng.
Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư hạch còn xuất hiện hiện tượng da bị ban đỏ, mụn nước, mưng mủ. Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, do khả năng miễn dịch giảm nghiêm trọng thường bị nhiễm trùng như lở loét, tiết dịch.
5.2. Chẩn đoán bệnh ung thư
Nếu bác sĩ phán đoán tình trạng đau, sưng hạch lympho có thể do bệnh ung thư thì một số xét nghiệm và chẩn đoán được áp dụng như:
- Siêu âm để phát hiện hạch lympho phát triển trên 2cm đường kính. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp xác định được hạch lympho to lên do nguyên nhân nào.
Người cao tuổi có hạch nổi to ở nách là dấu hiệu ung thư hạch
- Chụp CT hoặc MRI được áp dụng để phát hiện những tổn thương trong hạch lympho, sau màng hoặc và màng treo ruột.
- Bệnh nhân làm xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh khi bị sưng một vài nút hạch. Để phát hiện chi tiết về thông tin các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.
- Thực hiện sinh thiết chỉ số khối u bằng cách sinh thiết hạch, gan, tủy, xét nghiệm máu, nội soi trung thất Mediastinoscopy. Điều này giúp bác sĩ xác định u lành tính hay ác tính.
- Nếu bệnh nhân bị sưng hạch lympho toàn cơ thể thì một số xét nghiệm khác được áp dụng như chụp X quang, xét nghiệm HIV, xét nghiệm bệnh lao, giang mai, kháng thể kháng nhân, xét nghiệm dị hợp tử, …
5.3. Các giai đoạn ung thư hạch
- Giai đoạn I: Xuất hiện khối u ở một hạch lympho. Và các tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giai đoạn II: Ung thư xuất hiện từ 2 hạch lympho trở lên. Các tế bào ung thư xâm lấn đến một cơ quan khác và các hạch lympho cùng khu vực. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các khối u có thể chưa xuất hiện ở các hạch phía cơ hoành.
- Giai đoạn III: Khối u bạch huyết đã xuất hiện ở cả hai bên cơ hoành.
- Giai đoạn IV: Ung thư lan rộng ra khắp cơ thể. U lympho thường đã lan ra gan, tủy xương, hoặc phổi.
5.4. Điều trị bệnh ung thư hạch bạch huyết
Bệnh ung thư hạch lympho là một trong số ít các căn bệnh ung thư có thể điều trị được. Hiện nay, xạ trị và hóa trị là hai phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị khác đang trong thử nghiệm lâm sàng như cấy ghép tủy xương, ghép tế bào gốc, và trị liệu sinh học, điều trị trúng mục tiêu.
Như vậy, chúng tôi đã gửi tới bạn đọc trọn bộ thông tin quan trọng về hạch bạch huyết cũng như các căn bệnh liên quan. Tìm hiểu về bệnh để kịp thời có những phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ nguy hiểm cho cơ thể là việc làm cần thiết.
Ngoài chế độ ăn uống bổ dưỡng, bạn nên kết hợp tập luyện thể thao đều đặn hằng ngày để tăng cường sức khỏe toàn diện. Sử dụng máy chạy bộ điện hay xe đạp tại chỗ là phương pháp được nhiều người trẻ lựa chọn bởi tính tiện lợi của nó. Nếu bạn không có nhiều thời gian rãnh mỗi ngày đến phòg gym, hãy thử bắt đầu với các thiết bị tập luyện tại nhà nhé!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Hạch bạch huyết tập trung nhiều ở cổ, nách, bẹn, tuy nhiên thông thường, nó xuất hiện ở khắp cơ thể. Ở cổ, hạch bạch huyết nằm bên trái, gần gáy, dưới xương hàm.
Có. Tình trạng trẻ bị sưng hạch hiện nay không quá hiếm gặp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Cách điều trị bao gồm dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Ở những người có triệu chứng nghiêm trọng như lạnh người, sốt đau cơ thì sẽ được tiêm hoặc truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu.
Bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm, sinh thiết, chọc hút tế bào, xét nghiệm máu để tìm ra chính xác nguyên nhân khiến hạch bạch huyết bị to.
Bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn, viêm hoặc nhiễm trùng, ung thư hạch bạch huyết.