Tim Trẻ Đập Nhanh Có Đáng Lo? Nhịp Tim Của Trẻ Là Bao Nhiêu? 2022 | Mytranshop.com

Tim trẻ đập nhanh là bao nhiêu nhịp trên phút? Tùy theo độ tuổi của trẻ để đánh giá nhịp tim của trẻ có đập nhanh hay không. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị tim bé đập nhanh qua bài viết sau đây.

Tim trẻ em đập nhanh bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tim mạch. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp phòng ngừa ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trong bài viết này, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về nhịp tim bình thường, nhịp tim bé đập nhanh để bảo vệ các thiên thần nhỏ của mình. 

tim trẻ đập nhanh

Trẻ nhỏ khóc nhiều, khó bú do gặp vấn đề về nhịp tim

1. Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu?

  • Trẻ sơ sinh: 100 – 160 nhịp/ phút.
  • Dưới 5 tháng tuổi: 90 – 150 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 6 tháng – dưới 12 tháng: 80 – 140 nhịp/ phút.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 80 – 130 nhịp/ phút.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: 80 – 120 nhịp/ phút.
  • Trẻ 6 – 10 tuổi: 70 – 110 nhịp/ phút.
  • Trẻ 11 – 14 tuổi: 60 – 105 nhịp/ phút.
  • Trẻ trên 15 tuổi: 60 – 100 nhịp/ phút.

tim trẻ đập nhanh

Đo nhịp tim để xác định trẻ có bị tim đạp nhanh hay không

2. Nhịp tim bao nhiêu là tim trẻ đập nhanh?

Nhịp tim của trẻ được xếp vào nhóm trẻ tim đập nhanh khi có sự gia tăng về số lần đập như sau:

  • Trẻ sơ sinh: trên 200 nhịp/ phút.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: quá 160 nhịp/ phút.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: quá 140 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 2 – tuổi: quá 130 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 7 – 12 tuổi: quá 120 nhịp/ phút.

tim trẻ đập nhanh

Tim trẻ em đập nhanh có thể là dấu hiệu bệnh tim

3. Nguyên nhân trẻ tim đập nhanh là gì?

3.1. Tim trẻ đập nhanh do bệnh lý về tim

  • Viêm cơ tim.
  • Rối loạn nhịp tim như nhịp xoang nhanh, nhịp xoang chậm, rung tâm nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất, rung thất, … 
  • Dị tật tim bẩm sinh (như hẹp van tim, hở van tim) khiến cơ tim yếu dần theo thời gian. 
  • Cấu trúc tim bị thay đổi. 

3.2. Tim bé đập nhanh do các bệnh lý bẩm sinh

  • Trẻ mắc bệnh cao huyết áp dẫn tới nhịp tim đập nhanh hơn nhịp tim bình thường ở trẻ nhỏ.
  • Đái tháo đường bẩm sinh. 

3.3. Tim trẻ đập nhanh các nguyên nhân khác

  • Trẻ vận động cường độ cao như chạy quá nhiều, nhảy quá nhiều. 
  • Trẻ bị căng thẳng, trạng thái tâm lý thay đổi như bị sốc, tức giận, gào khóc quá nhiều.
  • Thực phẩm trẻ ăn vào không đảm bảo an toàn, trẻ bị nhiễm độc gây rối loạn điện giải. Dẫn tới lượng oxy trong máu giảm, buộc cơ tim phải co bóp nhiều hơn mức bình thường.
  • Tim trẻ em đập nhanh cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà chúng đang sử dụng.

Nếu tim trẻ nhỏ đập nhanh hơn bình thường do những nguyên nhân này thì phụ huynh không nên lo lắng. Chỉ cần theo dõi nhịp tim của trẻ sau một thời gian ngừng hoạt động cường độ cao, sau khi ngừng quấy khóc, … Nếu nhịp tim của trẻ trở lại bình thường, phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân từ bệnh lý, thì cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết nhịp tim nhanh có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe sau đây. 

tim trẻ đập nhanh

Vận động nhiều làm tăng nhịp tim của trẻ

4. Nhận biết tim trẻ đập nhanh

Ngoài cách đo nhịp tim cho trẻ để xác định nhịp tim của trẻ có đang đập nhanh không mà chúng tôi hướng dẫn trên đây, phụ huynh cũng nên quan sát thêm các dấu hiệu khác của trẻ. Điều này giúp sớm phát hiện tim trẻ nhỏ đập nhanh và có những biện pháp khắc phục. 

4.1. Nhận biết tim trẻ sơ sinh đập nhanh

Trẻ sơ sinh có nhịp tim bất thường có thể tỏ ra cáu kỉnh hoặc quấy khóc, khó bú, xanh xao và thiếu năng lượng. Khi trẻ có những dấu hiệu này, phụ huynh nên tiếp tục quan sát và cho trẻ gặp bác sĩ nếu không có dấu hiệu thuyên giảm. 

4.2. Trẻ mới biết đi

Trẻ mới biết đi có thể chỉ ôm ngực, tỏ ra khó chịu hoặc khóc mà không rõ nguyên nhân hoặc chỉ có vẻ nhợt nhạt hoặc khó chịu. Trẻ có thể cáu kỉnh vô cớ, khó thở, không chịu ăn hoặc nôn trớ sau khi ăn.

4.3. Nhận biết tim thiếu niên đập nhanh

Sau độ tuổi mới biểu đi thì trẻ lớn hơn có xu hướng có các triệu chứng cụ thể hơn và có thể biểu đạt với cha mẹ về vấn đề mình gặp phải. Có thể kể tới như:

  • Cảm giác tim đập thình thịch trong ngực nhanh. Nhiều trẻ nhỏ mô tả nhịp tim nhanh mà chúng cảm nhận được như một tiếng “bíp” trong lồng ngực của chúng. 
  • Cảm giác khó chịu, khó thở (trong trường hợp trẻ không gặp vấn đề về hen suyễn).
  • Làn da trở nên nhợt nhạt hoặc môi chuyển sang màu xanh lam.
  • Đột nhiên choáng váng hoặc ngất xỉu.

tim trẻ đập nhanh

Trẻ sơ sinh quấy khóc, xanh xao có thể là nguyên nhân gây tăng nhịp tim

5. Cách chẩn đoán tim trẻ đập nhanh

Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ nhà bạn có vấn đề về nhịp tim sau khi khám sức khỏe, họ sẽ đề nghị kiểm tra tim, có thể bao gồm một số cách xét nghiệm sau đây.

5.1. Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG)

Xét nghiệm nhanh và đơn giản này thường là xét nghiệm đầu tiên được bác sĩ khuyến nghị để kiểm tra nhịp điệu của trái tim bất thường. Nó thường có thể xác định chẩn đoán, nhưng đôi khi có thể cần xét nghiệm bổ sung để đưa ra kết luận cuối cùng.

5.2. Máy theo dõi tim có thể đeo được

Nếu một vấn đề về nhịp tim dường như xuất hiện và biến mất hoặc chỉ xảy ra ở một số cơ sở nhất định, máy theo dõi tim có thể đeo được có thể giúp chẩn đoán. Các thiết bị như màn hình Holter cho phép trẻ lớn hơn nhấn nút khi chúng cảm thấy các triệu chứng trong suốt một ngày hoặc hơn. Sau đó, bác sĩ có thể xem những gì màn hình hiển thị đang xảy ra trong tim vào thời điểm đó.

5.3. Kiểm tra căng thẳng

Nếu nhịp tim bất thường có xu hướng xảy ra chủ yếu trong quá trình tập thể dục, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra mức độ căng thẳng khi tập thể dục. Con bạn đạp xe cố định hoặc chạy trên máy chạy bộ trong khi bác sĩ theo dõi nhịp tim.

5.4. Thử nghiệm bàn nghiêng

Đối với trẻ em có nhịp điệu trái tim bất thường có những dấu hiệu như nhịp tim nhanh đi cùng với tình trạng ngất xỉu, thì bác sĩ có thể thực hiện nghiệm pháp bàn nghiêng. Ngất do bệnh tim thường có tiên lượng xấu. Thực hiện nghiệm pháp bàn nghiêng có thể cho biết nhịp tim và huyết áp thay đổi như thế nào khi trẻ chuyển từ tư thế nằm sang đứng lên. Trong phương pháp xét nghiệm này, trẻ được chỉ định nằm ngửa trên 1 chiếc bàn có thể dựng nghiêng lên khoảng 60 -70 độ và có thể hạ rất nhanh về tư thế nằm ngang trong 10 giây. 

5.5. Các xét nghiệm hình ảnh

Mặc dù không phổ biến, một số tình trạng nhịp tim bất thường nhất định có thể báo hiệu các vấn đề với cấu trúc tim của trẻ em. Trong những trường hợp này, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm tim có thể cần thiết và được bác sĩ chỉ định cho trẻ.

tim trẻ đập nhanh

Xét nghiệm để xác định trẻ có vấn đề về tim không

6. Nhịp tim trẻ đập nhanh có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh bất thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi cao điểm nhất có xu hướng là những năm thiếu niên, theo nghiên cứu. Khi một đứa trẻ phàn nàn về tình trạng tim đập nhanh hoặc không đều, sự lo lắng của cha mẹ là điều dễ hiểu. Nhịp tim nhanh ở trẻ em trong hầu hết các tình huống là một phản ứng bình thường đối với sự gia tăng mức độ hoạt động hoặc đôi khi là do tâm trạng lo lắng của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim cần được chăm sóc y tế. Chính vì vậy, cần tiếp tục quan sát tình trạng tim đập nhanh của trẻ để kịp thời phát hiện vấn đề và điều trị sớm nhất. 

7. Điều trị tim trẻ đập nhanh tại bệnh viện

Nhiều phụ huynh quan tâm rằng bé 5 tuổi tim đập nhanh có đáng lo cũng như những độ tuổi khác? Thì các bác sĩ chia sẻ rằng, nếu trẻ bị rối loạn nhịp tim nhanh cần phải điều trị tại bệnh viện, một số biện pháp được bác sĩ tim mạch áp dụng có thể kể tới:

  • Cho trẻ dùng thuốc chống loạn nhịp tim.
  • Nếu việc dùng thuốc không giúp trẻ trở lại nhịp tim bình thường, bác sĩ sẽ có thể tiến hành đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần. Tuy nhiên, để đốt ổ loạn tim, yêu cầu trẻ trên 5 tuổi và cân nặng từ 15 kg trở lên. Vì vậy, bé dưới 5 tuổi và bé 5 tuổi tim đập nhanh, cha mẹ cần hết sức quan tâm và đưa bé đi khám sớm nếu có triệu chứng nhịp tim đập nhanh bất thường.
  • Sốc điện tim để tác động tới các xung điện trong tim, thường dùng khi cấp cứu.

8. Chăm sóc trẻ bị tim đập nhanh tại nhà 

Hầu hết các loại rối loạn nhịp tim xuất hiện ở trẻ đều vô hại nhưng nếu tim trẻ đập nhanh do bệnh lý về tim thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, hãy cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý về tim sớm và điều trị kịp thời. Tại nhà, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị rối loạn nhịp tim bằng những cách sau.

  • Đo nhịp tim cho bé nhà bạn định kỳ.
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ ăn uống khoa học, đủ chất. Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng không tốt cho sức khỏe tim mạch nói riêng và sự phát triển tổng thể của bé nói chung. 
  • Dạy bé cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân.
  • Cho bé tập thể dục, thể thao thường xuyên với các thiết bị như máy chạy thể dục hoặc xe đạp tập.

tim trẻ đập nhanh

Xây dựng môi trường sống và thực đơn ăn uống lành mạnh cho trẻ

Đạp xe là bộ môn thể thao tốt cho hệ tim mạch và sự phát triển của trẻ

Trên đây là các thông tin phụ huynh cần biết khi tình trạng tim trẻ đập nhanh xuất hiện quá thường xuyên. Cha mẹ nên cho bé ăn đồ tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng môi trường sống lành mạnh và tạo điều kiện để bé vui chơi, hoạt động thể dục thể thao.

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Tùy theo độ tuổi sẽ có nhịp tim bình thường khác nhau và đều lớn hơn nhịp tim của người trưởng thành. Ví dụ trẻ sơ sinh có nhịp tim từ 100 – 160 nhịp/phút.

Trong phần lớn trường hợp, tim trẻ đập nhanh thường do sự gia tăng mức độ hoạt động hoặc đôi khi là do tâm trạng lo lắng của trẻ. Nhưng đôi khi, đó cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ gặp vấn đề về tim?

Tim trẻ đập nhanh bất thường trong thời gian kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, cấu trúc tim bị thay đổi, bệnh cao huyết áp bẩm sinh, đái tháo đường bẩm sinh.

Thông thường, việc hoạt động nhiều có thể khiến nhịp tim trẻ đập nhanh và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tim trẻ đập quá nhanh thì phụ huynh nên cho bé nghỉ ngơi để tiếp tục quan sát.

Nếu trẻ tiếp tục có nhịp tim nhanh dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn, phụ huynh nên cho trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên môn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 5 bài tập yoga chữa đau khớp háng 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment