I.Từ tính của dây dẫn có dòng điện
– Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với dòng điện, giữa nam châm với dòng điện đều gọi là tương tác từ.
– Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.
II.Từ trường
1. Khái niệm từ trường
– Từ trường là môi trường tồn tại xung quanh nam châm hoặc xung quang dòng điện
2. Tính chất cơ bản của từ trường
– Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó
3.Bản chất từ trường
Bản chất từ trường do dòng điện sinh ra là do : Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường
=> Xung quanh hạt mang điện đứng yên chỉ có điện trường, hạt mang điện chuyển động có cả điện trường và từ trường
4.Hướng của từ trường
Từ trường định hướng cho cho các nam châm nhỏ.
Qui ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
II.Đường sức từ
1. Khái niệm đường sức từ
– Đường sức từ là đượng vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. |
2. Tính chất của đường sức từ
– Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ có thể vẽ được một đường sức từ, các đường sức không bao giờ cắt nhau
– Các đường sức từ là những đường cong khép kín. Trong trường hợp nam châm ở ngoài nam châm các đường sức đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của nam châm
– Nơi nào có cảm ứng từ lớn thì đường sức ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cảm ứng từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.
3. Định nghĩa từ trường đều, hình ảnh đường sức của từ trường đều
– Một từ trường mà cảm ứng tại mọi điểm đều bằng gọi là từ trường đều.
– Đường sức của từ trường đều là các đường thẳng song song cách đều
4. Ý nghĩa của từ phổ
– Từ phổ: Là hình ảnh phân bố của mạt sắt trong từ trường
– Từ từ phổ chỉ cho biết: hình dạng, phân bố của đường sức
(Chưa vẽ đường chính xác đường sức vì chưa biết chiều)