Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp 2022 | Mytranshop.com

I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp

1. Vai trò

– Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:

+ Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.

+ Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế .

+ Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.

+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả  nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.

+ Là chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

2. Đặc điểm

a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động → nguyên liệu.

+ Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu → tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

          Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.

b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

– Thể hiện ở sự tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên 1 diện tích nhất định.

c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  1 quả trứng bao nhiêu calo? Ăn trứng tăng cân hay giảm cân 2022 | Mytranshop.com

* Cách phân loại:

– Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động chia làm 2 nhóm chính: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

– Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm chia làm 2 nhóm:

+ Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất.

+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.

* Điểm khác nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp

Nội dung

Nông nghiệp

Công nghiệp

– Đối tượng lao động

– Đặc điểm sản xuất

 

– Cây trồng, vật nuôi

– Phân tán theo không gian; chịu ảnh hưởng sâu sắc của ĐKTN; các giai đoạn phải theo trình tự bắt buộc

– Khoáng sản, tư liệu sản xuất

– Tập trung cao độ; ít chịu ảnh hưởng của ĐKTN các giai đoạn có thể tiến hành đồng thời, có thể tách xa nhau về mặt không gian

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

1. Vị trí địa lí

– Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển,sông, đầu mối GTVT, đô thị…→ lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Nhân tố tự nhiên

– Đây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại cho quá trình sản xuất.

+ Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố → chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú (Bỉm Sơn – Thanh Hóa).

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Một số khái niệm cơ bản, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

+ Khí hậu, nước: ảnh hưởng tới sự phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…

+ Đất, rừng, biển: ảnh hưởng tới việc xây dựng xí nghiệp công nghiệp.

3. Nhân tố kinh tế – xã hội

– Dân cư, lao động: ảnh hưởng tới sự phân bố, cơ cấu ngành công nghiệp. Ví dụ: ngành cần nhiều lao động (dệt may) phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao (điện tử) nơi có đội ngũ lao động lành nghề.

– Tiến bộ khoa học kĩ thuật: làm thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.

– Thị trường (trong nước và ngoài nước): ảnh hưởng tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước… ảnh hưởng tới sự phân bố, phát triển của công nghiệp.

– Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa → phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Leave a Comment