I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Phan Châu Trinh (1872-1926)
– Là người nổi tiếng thông minh từ bé.
– Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước ngay từ tuổi thanh niên.
– Chủ trương cứu nước: bất bạo động → tuy không thành nhưng nhiệt huyết của ông ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc đầu thế kỉ XX.
– Thơ văn của Phan châu Trinh là thơ văn tuyên truyền, vận động đồng bào làm cách mạng cứu nước, cứu dân
2. Tác phẩm: (9-11-1925)
a. Thể loại: văn chính luận
b. Nội dung: bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống
3. Đoạn trích: Về luân lí xã hội ở nước ta
a. Vị trí: phần 3 của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây (5 phần)
b. Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1: Khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội.
– Đoạn 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của nước ta so với phương Tây.
– Đoạn 3: Chủ trương truyền bá XHCN cho người Việt Nam.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nêu hiện trạng ở nước ta, khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội
– Khẳng định: “Xã hội luân lí ở nước ta tuyệt nhiên không có”
– Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí
– Tác giả còn phủ nhận sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người:
+ Quan hệ bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội mà chỉ là 1 bộ phận nhỏ, rất nhỏ của luân lí xã hội mà thôi ( một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí..)
+ Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch (những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”)
→ Cách vào đề bôc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác, sắc sảo và thức thời
2. Chỉ ra những biểu hiện cụ thể để làm sáng tỏ ý đã khẳng định
Luân lí xã hội nước ta |
Luân lí xã hội Châu Âu |
– Không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt) |
– Rất thịnh hành và phát triển(phóng đại) |
– Dẫn chứng: phải ai tai nấy, ai chết mặc ai,cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nấy sáng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, mặc kệ tai nạn người khác, bất công cũng cho qua… |
– Dẫn chứng: khi người có quyền thế hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để dành lại sự công bằng. |
– Nguyên nhân: “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”, ý thức dân chủ kém”vì sự thối nát, phản động của đám quan trường tham nhũng, ham quyền tước, ham bả vinh hoa… |
– Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung, có trình độ văn hoá, biết nhìn xa trông rộng, có tinh thần dân chủ… |
Nguyên nhân của việc dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:
– Hồi cổ sơ ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức.
– Lũ vua quan phản động, thối nát, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, “muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi” nên đã tìm cách “phá tan tành đoàn thể của quốc dân”.
– Tác giả hướng mũi nhọn đả kích vào bản chất phản động, thối nát của bọn vua quan:
+ Không quan tâm đến cuộc sống của dân.
+ Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ dàng thống trị, vơ vét
+ “Rút tỉa của dân” để trở nên giàu sang, phú quí.
+ Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng hành mà không có ai lên tiếng, tố cáo, đánh đổ.
+ Quan lại chỉ toàn là bọn người xấu chạy chức, chạy quyền.
– Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén thể hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế.
+ “bọn học trò”, “bọn thượng lưu”, “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, “bọn quan lại”, “ngất ngưởng ngồi tin”, “lúc nhúc lạy dưới”…
→ Thể hiện tấm lòng của một người có tình yêu đất nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của người dân, luôn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế thật vô cùng tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để.
3. Nêu giải pháp
Muốn nước Việt Nam độc lập tự do:
– Dân Việt Nam phải có đoàn thể
– Đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong nhân dân
→ giải pháp rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
– Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng; lúc kiên quyết, lúc đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.
2. Nội dung
– Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.