Vì sao móng chân bị dày lên, sần sùi và gợn sóng? 2022 | Mytranshop.com

Móng chân bị dày lên hoặc bị sần sùi, xuất hiện sọc có thể là một hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Cùng tìm hiểu các triệu chứng để theo dõi sức khỏe đồng thời kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Móng tay, móng chân là một bộ phận bảo vệ cơ thể được cấu tạo bởi chất sừng. Chúng có chứa nhiều lưu huỳnh, cứng cáp để bảo vệ đầu các ngón tay, ngón chân. Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, móng tay và móng chân mặc dù không thường gặp, nhưng cũng có thể bị một số bệnh lý do vi khuẩn, nấm gây ra. Một trong những dấu hiệu nhận biết điều đó chính là độ dày của chúng. 

móng chân bị dày lên

Hiện tượng móng chân dày lên

1. Nấm móng Candida là nguyên nhân móng chân bị dày lên

Nấm móng Candida thường là nguyên nhân khiến cho móng chân bỗng dày lên bất thường. Ngoài dấu hiệu móng bị dày lên, xù xì thì còn nấm móng Candida còn có thể nhận biết qua một số triệu chứng như:

  • Móng chân dày lên có màu hơi vàng hoặc màu nâu đen.
  • Móng chân trở nên dễ mủn và dễ gãy hơn bình thường.
  • Bên dưới móng chân cũng có thể bị tổn thương và móng chân bị bong, tróc. 
  • Thời gian đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng chân xuất hiện những triệu chứng này. Nhưng nếu không được điều trị thì dần dần tình trạng này lan ra nhiều ngón chân hơn.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida thường đến từ việc bạn tiếp xúc môi trường bí và ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nhiều thực phẩm trong thời gian quá dài. Do vậy, để phòng và chữa bệnh nấm móng Candida hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

  • Cải thiện môi trường làm việc và sinh sống thoáng mát hơn. 
  • Vệ sinh các ngón chân đúng cách sau khi làm việc ở môi trường bí và ẩm ướt hay tiếp xúc với nhiều thực phẩm.
  • Dùng thuốc theo toa đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Một số thuốc trị nấm loại này phổ biến nhất là Lamisil, Nizoral (dạng kem bôi trực tiếp lên vị trí bị nấm) hoặ Fluconazol, Itraconazol, Ketocnazol (dạng thuốc uống).

móng chân bị dày lên

Gặp bác sĩ để điều trị nấm

2. Các loại nấm sợi

Ngoài nấm Candida thì các loại nấm sợi cũng có thể khiến móng chân cái bị dày lên và cả các ngón khác. Nấm móng gây hại cho móng chân ở dạng này phổ biến nhất là chủng nấm Trichophyton rubrum. Các triệu chứng khác ngoài móng dày lên đó là:

  • Móng chân bị dày lên và dễ gãy.
  • Móng bị ăn mòn từ phía trên, sau đó lan dần xuống phía dưới cho tới khi hết toàn bộ móng chân.
  • Những vùng da lân cận hoặc vùng da khác trên cơ thể có thể bị nhiễm nấm theo.

Nhưng đừng quá lo lắng, loại bệnh này có thể trị dứt điểm và móng chân bạn sẽ mọc ra như bình thường. Để điều trị bệnh thì người bệnh nên cải thiện môi trường xung quanh, đảm bảo môi trường sạch, thoáng. Đồng thời, việc chú ý vệ sinh ngón chân thường xuyên là rất quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải dùng thuốc trị nấm sợi theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

3. Viêm móng và viêm quanh móng chân

Hiện tượng móng chân bị dày lên do viêm móng có thể liên quan đến viêm da dị ứng. Nguyên nhân là do tiếp xúc với hóa chất. Vì vậy, những người hay tiếp xúc với hóa chất như: bột giặt quần áo, nước tẩy quần áo, dung dịch lau nhà, dung dịch sơn móng chân là những người có nguy cơ bị viêm móng cao nhất. Bệnh này sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh bị bội nhiễm. Ngoài tình trạng móng dày lên, thì người bệnh bị viêm móng và quanh móng còn có các triệu chứng:

  • Vùng da quanh móng chân bị đỏ, đau và có thể xuất hiện cả mủ.
  • Móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu vàng hoặc xanh và đen.
  • Mặt móng chân trở nên sần sùi, kẻ vạch.
  • Móng chân có thể bị tách ra khỏi nền móng bên dưới.
  • Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị áp xe nền móng.

Để điều trị bệnh, người bệnh cần tránh tiếp xúc với hóa chất và nước, tránh sơn móng chân. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid để loại bỏ nấm.

móng chân bị dày lên

Tránh sơn móng chân

4. Bệnh móng chân bị tách

Móng chân bị tách lớp cũng là bệnh thường gặp khiến móng chân dày và sần sùi lên nhiều. Bệnh có thể là dấu hiệu của các bệnh vẩy nến, nhiễm nấm móng, hoặc do tiếp xúc với hóa chất hoặc do bị chấn thương.  Nếu nguyên nhân của bệnh là do bệnh vẩy nến, nhiễm khuẩn, nấm thì cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Còn trong trường hợp móng tách do bị chấn thương hoặc do tiếp xúc hóa chất. Thì bác sĩ sẽ theo dõi để kê đơn thuốc phù hợp. Dấu hiệu nhận biết móng tách do hóa chất hoặc chấn thương là móng bị tách dần, lúc đầu có thể một vài móng sau đó nhiều dần lên. Thậm chí, móng còn bị tách khỏi nền móng, màu sắc móng trở nên đục hơn.

móng chân bị dày lên

Móng chân bị tách 

5. Do lão hóa khiến móng chân bị dày lên

Móng chân sần sùi theo chiều dọc và bị dày lên là hiện tượng mà những người lớn tuổi thường xuyên gặp phải. Nguyên nhân theo bác sĩ là do sự phát triển chậm lại của các tế bào trong cơ thể. Điều này hoàn toàn là bình thường và phổ biến vì nó là một dấu hiệu của sự lão hóa tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu móng tay bị dày, sọc, giòn hơn và còn thay đổi màu sắc thì rất có thể liên quan đến tình trạng bệnh tật, chẳng hạn như thiếu máu do thiếu sắt. Hoặc thiếu vitamin B12. Bạn nên tới thăm khám để được xác định nguyên nhân và kịp thời điều trị. 

6. Do vấn đề của một số cơ quan trong cơ thể

Móng chân sần sùi theo chiều ngang và trở nên dày bất thường còn có thể cho thấy dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bởi móng chân như thế nào cũng cho thấy hoạt động của thận, tuyến giáp, mạch máu,… Và nếu móng chân xuất hiện sọc ngang, sần sùi thì bạn có thể đang mắc một số bệnh như: 

  • Bệnh thận.
  • Quai bị.
  • Bệnh về tuyến giáp.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh giang mai.

móng chân bị dày lên

Bệnh thận

Như vậy, trên đây là bài viết giải đáp tại sao móng chân bị dày lên cũng như cách khắc phục. Hãy thường xuyên quan sát tình trạng móng chân của mình để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất có thể. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Móng chân bị dày lên có thể chỉ là dấu hiệu lão hóa tự nhiên. Thế nhưng, nếu đi kèm với những dấu hiệu khác (trong bài viết này) thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Móng chân bị dày lên có thể do nấm móng Candida, nấm sợi Trichophyton rubrum, viêm móng và viêm quanh chân, bệnh móng chân bị tách hoặc do các cơ quan nội tạng gặp vấn đề.

Nếu móng chân xuất hiện sọc ngang, sần sùi thì bạn có thể đang mắc một số bệnh như: bệnh thận, quai bị, bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh giang mai.

Nguyên nhân theo bác sĩ là do sự phát triển chậm lại của các tế bào trong cơ thể. Điều này hoàn toàn là bình thường và phổ biến vì nó là một dấu hiệu của sự lão hóa tự nhiên.

Cải thiện môi trường làm việc và sinh sống thoáng mát hơn, thường xuyên vệ sinh các ngón chân đúng cách, giữ móng chân sạch, khô ráo và dùng thuốc bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thực Đơn Keto Giảm Cân Đơn Giản Dành Riêng Cho Dân Công Sở 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment