Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, trắc nghiệm ngữ văn lớp 12 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh năm 1920, quê ở Kim Bài (Thanh Oai, Hà Đông).

– Bản thân lặn lội kiếm sống bằng nhiều nghề.

– Sự nghiệp:

• Tô Hoài là một nhà văn lớn nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám.

• Sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết.

• Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời sống.

• Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều cùng miền nhất là vùng Tây Bắc.

• Lối trần thuật rất hóm hỉnh sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có.

• Các tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí, O chuột, Nhà nghèo, truyện Tây Bắc…

• Năm 1996 ông được tặng giải thường nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh

* Xuất xứ:

– “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Với tác phẩm này ông được tặng giải nhất Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955.

– “Truyện Tây Bắc” gồm 3 truyện ngắn:

• “Mường giơn”

• “Vợ chồng A Phủ”

• “Cứu đất cứu mường”

* Hoàn cảnh sáng tác:

– Năm 1952: Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắn bó với đồng bào 8 tháng.

– Chia tay Tây Bắc, Tô Hoài viết tập truyện bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục, nhất là tâm hồn phóng khoáng, tự do phảng chút hoang dại của đồng bằng miền núi; nỗi ám ảnh về những kỉ niệm gắn bó và món nợ ân tình với người Tây Bắc.

b.  Bố cục:

– 2 phần:

+ Phần 1: cuộc đời và số phận Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

+ Phần 2: cuộc đời và số phận Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.

– Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Mị

a. Số phận bất hạnh: Con dâu gạt nợ.

– Đoạn mở đầu:

• Cách mở đầu: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể trầm giống với cách mở đầu trong cổ tích → chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc.

• Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” → xuất hiện cùng thế giới đồ vật nặng chì, câm lặng → gợi mở:

/ Vị trí người ở của nhân vật.

/ Hình ảnh tảng đá dường như là một đồng dạng của cô gái – câm nín, ngậm khối u uất khó cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.

• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn – “lúc nào cũng vậy”, dường như cô gái này chấp nhận 1 cuộc sống như thế, cam chịu kiếp nô lệ.

• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ là  cảnh tấp nập, giàu sang nhà thống lí như báo hiệu một số phận không bình thường và chứa nhiều uẩn ức.

→ Nhận xét:

. Phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác.

. Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.

. Cách dẫn dắt khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra).

b. Những phẩm chất tốt đẹp của Mị:

– Cô là người con của núi rừng Tây bắc xinh đẹp, tài hoa, chăm chỉ, hiếu thảo và tự do, cô có tình yêu đẹp và niềm tin vào cuộc sống tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, từ khi sinh ra cô cô đã phải gánh trong mình những món nợ, món nợ về cường quyền và món nợ về thân quyền đè nặng lên vai cô.

– Có lẽ phải yêu Tây Bắc lắm,Tô hoài đã gửi gắm tình yêu đó vào nhân vật Mị rất nhiều. Ôvng đã mang bao yêu thương phủ lên đời Mị những ánh hào quang rực rỡ nhất của một người phụ nữ. Mị xinh đẹp “những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẵn cả bức vách đầu buồng Mị”. Mị có tài thổi sáo khiến “biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị …. Mị sống trong những tháng ngày tươi đẹp của tuổi trăng tròn, tràn trề cơ hội được hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc. Cô cũng đã có người yêu, một tình yêu đẹp với ngón tay đeo nhẫn và hiệu gỗ vách hẹn hò

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 3 vợt cầu lông Redson chất lượng và đáng mua nhất 2022 | Mytranshop.com

– Bên cạnh vẻ đẹp tài năng trong con người Mị thì bản chất của một người lao động chân chính vẫn không mất đi trong con người Mị. Cô vẫn là một cô gái của bản làng, của núi rừng. Mị biết cuốc nương, làm ngô và sẵn sàng làm nương ngô trả nợ cho bố mẹ. Mặc dù vậy cô vẫn luôn yêu đời và yêu tự do, không ham giàu sang phú quý, cô đã từng nói, từng xin bố rằng  “bố đừng bán con cho nhà giàu con sẽ làm nương ngô trả nợ cho bố”.

→ Mị tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Bắc. Một người con gái với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp như thế nếu trong 1 xã hội bình thường thì hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Nhưng người con gái ấy đã bị cường quyền và thần quyền tước đoạt hạnh phúc và hủy hoại về cả thể chất cũng như tinh thần.

c. Thân phận con dâu gạt nợ

Câu chuyện Mị về làm dâu:

– Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết nợ. Mẹ chết → thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ -> mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát → bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị “không thể nào khác được” giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.

– Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” → cho thấy:

+ Lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn sống trong giàu sang mà chịu đoạ đày nô lệ.

+ Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của tuổi trẻ.

– Bị nhà thống lí lừa bắt đi → bị cúng trình ma và trở thành con dâu nhà thống lí.

Khi mới về làm dâu :thái độ, hành động: “hàng mấy tháng, đêm nào cũng khóc”, ăn lá ngón tự tử → nhận thức sâu sắc tình cảnh quẫn bách của bản thân: sống cũng như chết → phản ứng tiêu cực của lòng yêu sống và khát vọng tự do.

– Dần dần:

+ Mấy năm sau bố Mị chết,Mị không còn nghĩ tới cái chết → nghịch lí đầy bi kịch: mất đi khả năng phản ứng với cuộc sống phi nhân tính → thực chất: chỉ sống đời sống vật chất, còn tinh thần và tâm hồn đã chết → nhẫn nhục, cam chịu, vô hồn.

+ Thời gian: “lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau”: phép đối, cách đếm thời gian chậm rãi, đều đặn → khoảng thời gian đủ để vô hồn hoá con người, nhấn con người vào câm lặng.

– Lí giải về thái độ của Mị: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.

– Tưởng: mình cũng là: con trâu, con ngựa.

– So sánh:

+ “Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” → bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn.

+ Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa

– Tê liệt khả năng phản ứng với cuộc sống vô nghĩa → phản ứng của con người không còn cảm thấy ý nghĩa cuộc đời, cam chịu sống mảnh đời khuất lấp, quên lãng, như cái cây, tảng đá, đồ vật trong không gian nhà thống lí → nghịch lí: vị trí: con dâu (quyền thế, đáng trọng), thân thế: con nợ, người ở (rẻ rúng, coi thường)

– Mị hoàn toàn đối lập với không gian bao la rộng mở của bầu trời vùng núi Tây Bắc, rộn ràng âm thanh và rực rỡ sắc màu. Căn buồng – không gian sống của Mị: kín mít, có một chiếc cửa sửa lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng → tối tăm, bức bối, lạnh lẽo, đầy âm khí → biểu tượng ám gợi về địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù tuổi thanh xuân của con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con người vô cảm, cam chịu. →không gian phi nhân tính.

→ Tiểu kết: Qua cuộc sống của Mị, nhà văn khám phá một mảng hiện thực mới: cuộc sống, số phận đau khổ của người lao động miền núi.Họ bị chà đạp nặng nề về thể chất cũng như tinh thần bởi cường quyền và thần quyền.Sự hủy hoại đó đã khiến cho họ không còn ý thức phản kháng, khao khát sống → là sự hủy hoại đáng sợ nhất.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tìm hiểu những tác dụng của xoài chín 2022 | Mytranshop.com

c. Sự thức tỉnh và hồi sinh khát vọng sống trong Mị (đêm tình mùa xuân)

– Khung cảnh:

• Bức tranh mùa xuân: Bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người tuổi trẻ:

Cỏ gianh vàng ửng → tươi vui, đầy sức sống, ánh sáng → đối lập với không gian sống tăm tối của Mị.

Mỏm núi: váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ → đầy màu sắc, phấn chấn, náo nức.

Đám trẻ: cười ầm.

Tiếng sáo gọi bạn tình: thiết tha bồi hồi.

Thiên nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh,sự biến đổi màu sắc kì ảo của các loài hoa → sự hiện diện của một thế giới căng tràn nhựa sống.

→ những tác động ngoại cảnh trên đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ → đánh dấu hành trình tìm lại chính mình của Mị.

• Đêm tình mùa xuân:

Trong nhà: mọi người nhảy đồng, hát

Bên ngoài: tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường → chi tiết trở đi trở lại như một ám ảnh, mời gọi, vương vấn, khơi gợi kí ức và khát vọng yêu, sống trong Mị. (Ngày trước Mĩ thổi sáo rất giỏi)

Nội dung tiếng sáo: “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu” → tiếng sáo mang khát vọng đôi lứa, khát vọng sống.khát vọng tình yêu.

→ Không – thời gian rạo rực khát vọng, thôi thúc con người tìm đến với men say tình yêu, men say sự sống.

– Diễn biến tâm trạng:

• Uống ừng ực → u uất, mất cảm giác, không sống trong thực tại, mà lặn vào vô thức, như nuốt cả bao nhiêu đau khổ.

• Phơi phới trở lại → có cảm xúc (nhận ra tiếng sáo).

• Còn rất trẻ → Ý thức về bản thân trở lại.

• Muốn chết: khi cảm xúc, ý thức trở về là lúc Mị muốn chết → phi lí mà logic: ý thức tình trạng sống không bằng chết → giải thoát.

• Do tiếng sáo → quên cái chết → xắn miếng mỡ khêu lại đèn, lấy váy, quấn tóc .

Khát vọng được sống được yêu trở lại, kéo theo hành động: muốn được thấy ánh sáng, muốn làm đẹp, ý thức về sự tồn sinh của mình (Liên hệ chi tiết: Mùi xà phòng trên áo của Đào trong “Mùa lạc“ khi kể cho Huân nghe về duyên mới → sự hồi sinh nữ tính thường được các nhà văn sử dụng để biểu trưng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ, sâu sắc nhất của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc)

– Hành động phản kháng :“Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết . Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” → đánh dấu hành trình trở lại con người yêu đời,yêu người ngày nào của Mị

– Sự vùi dập phũ phàng: bị A Phủ trói → khát vọng vừa hồi sinh đã bị vùi dập → tuy nhiên nó đã được nhóm lên để chuẩn bị rực cháy trong hành động cứu A Phủ và cứu mình.

→ Tiểu kết:

– Qua nhân vật Mị, nhà văn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.

– Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để cày đạp tước đoạt quyền sống của những con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.

– Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.

– Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.

2. Nhân vật A Phủ

* Sự xuất hiện:

– Khung cảnh: đêm tình mùa xuân.

– Sự kiện: A Phủ đánh A Sử

– Văn cảnh (xét trong hệ thống cốt truyện): khi xung đột trong Mị đang dâng lên → tạo yếu tố kịch tính: khát vọng hạnh phúc >< hiện thực phũ phàng.

* Phẩm chất:

– Gan bướng, thẳng thắn, gan góc.

• Không chịu ở cánh đồng thấp → trốn lên núi.

• Đánh A Sử – con trai thống lí vì A Sử gây sự mà không suy nghĩ gì tới hậu quả.

• Khi bị đánh: quỳ chịu đòn, im như tượng đá  → gan góc, sức chịu đựng khác thường.

– Thể chất dồi dào: khỏe, chạy nhanh như ngựa.

– Biết làm mọi việc: đúc lưỡi cày, đục cuốc, đi săn bò tót rất bạo → thanh niên chăm chỉ, chịu khó, tháo vát.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  5 Thiết kế nhà 2 tầng 60m2 5x12m đẹp và tiết kiệm chi phí - 2022 | Mytranshop.com

 Nhân vật mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, cá tính, bản lĩnh, gan góc, tiềm ẩn sức sống, sức mạnh phản kháng, chống bạo tàn của thanh niên lao động miền núi.

* Số phận: bất hạnh:

– Lai lịch: mồ côi, phải đi làm thuê cuốc mướn từ năm 10 tuổi → motip nhân vật mồ côi bất hạnh trong cổ tích.

– Khó có được hạnh phúc giản dị của một người con trai trưởng thành: không thể lấy nổi vợ.

– A Phủ ở trừ nợ

• Nguyên nhân: đánh A Sử → bị bắt, bị đánh đập dã man (mặt sưng, đuôi mắt giập chảy máu, hai đầu gối sưng bạnh như mặt hổ phù) → cúng ma, bị cho vay nợ để nộp phạt, khao làng → không có tiền trả, phải ở nợ → cuộc đời từ đây bị cột chặt trong vòng riết xoắn của kiếp trừ nợ.

Gặp gỡ với số phận con dâu gạt nợ của Mị-> bổ xung cho hình tượng những người lao động: vì nghèo mà chịu đời nô lệ.

• Bị bóc lột sức lao động tàn tệ:

Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng → câu văn liệt kê → con người làm việc cơ học, như một cỗ  máy, triền  miên, ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, mòn mỏi.

• Bị trừng phạt vì làm mất bò của chủ → tự mình lấy dây mây cột mình theo lệnh của thống lí → hiện thực oái oăm → diễn tả sâu sắc, thấm thía tình cảnh tủi cực, ngang trái của kiếp đời nô lệ → cuộc gặp gỡ tự nhiên giữa Mị và A Phủ.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ (hành động cởi trói cho A Phủ của Mị)

* Lúc đầu, Mị thản nhiên: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.

– Thái độ của Mị không có gì là phi lí bởi cảnh bị trói đến chết không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí.

– Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần → trơ lì cảm xúc, tê liệt khả năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người khác.

– Cuộc sống bao năm làm con rùa lầm lũi xó cửa khiến Mị quen cam chịu, nhẫn nhục → sức ì, quán tính quá lớn.

* Tuy nhiên, nhà văn gài một chi tiết báo hiệu sự phản kháng của Mị: Bị A Sử đánh, đêm sau Mị vẫn ra sưởi → gan lì, bướng bỉnh.

* Hôm sau:

– Lé mắt trông sang → cái nhìn hờ hững, vô hồn.

– Thấy: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” → chi tiết duy nhất trong đoạn trích thiên về phản ánh nội tâm A Phủ (A Phủ gần như được xây dựng đơn giản hơn Mị: nhân vật của số phận và hành động) → nước mắt ở một thanh niên bản lĩnh, gan góc, yêu đời,  mạnh mẽ diễn tả sâu xót nỗi đau, sự tủi cực, tình cảnh khốn cùng (có lẽ A Phủ cũng đang hình dung mình sẽ bị trói cho đến chết).

– Đánh thức hồi ức đau thương, tuyệt vọng trong quá khứ của Mị → thương mình.

– Độc thoại nội tâm: đồng cảm với A Phủ, với những người cùng cảnh ngộ → bất bình → tình thương trỗi dậy.

– Giả định: A Phủ trốn → Mị bị trói đứng, phải chết trên cái cọc ấy → không sợ: thương A Phủ quên than → vị tha chiến thắng vị kỉ.

Tô Hoài đã cắt nghĩa logic hành động của Mị: Mị ý thức tình trạng không còn gì để mất của mình sâu sắc.

– Hành động: rút dao, cắt dây trói cứu A Phủ.

– A Phủ: khuỵu xuống → quật sức vùng lên, chạy → sức mạnh của khát vọng sống tự do.

– Mị: sợ, chạy theo A Phủ → hành động tự cứu mình.

* Nhận xét:

• Hành động tự cứu mình của Mị là hành động có tính chất tự phát, nhưng cội nguồn sâu sa của nó là khát vọng sống mãnh liệt.

• Hành động làm thay đổi vị thế hai con người: nô lệ, cam chịu → tự do, nổi loạn.

• Hai nhân vật gặp gỡ nhau trong đau thương, cùng đường, nhờ khát vọng tự do mà vùng lên tự thay đổi cuộc đời.

4. Một số đặc sắc về nghệ thuật

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

– Nghệ thuật kể chuyện: kể chuyện kết hợp nhiều điểm nhìn (bên ngoài, bên trong, xa, gần) → dần dần khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm và ngọn lửa sống âm ỉ đằng sau vẻ ngoài vô cảm của Mị.

– Ngôn ngữ, hình ảnh: giàu chất thơ, chân xác.

Leave a Comment