Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 2022 | Mytranshop.com

I. Khái quát về Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

1. Vũ trụ

– Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

– Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

– Dải Ngân Hà là thiên hà có chứa hệ Mặt Trời chúng ta.

2. Hệ Mặt Trời

– Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm:

+ Mặt Trời ở trung tâm.

+ 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời.

+ các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí…

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

– Vị trí thứ ba trong Hệ Mặt Trời (khoảng cách 149,6 triệu km).

– Nhận lượng nhiệt, ánh sáng phù hợp đảm bảo cho sự sống phát sinh, phát triển.

– Trái Đất có 2 chuyển động chính là: tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông. 2 chuyển động này tạo ra nhiều hệ quả quan trọng.

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Sự luân phiên ngày đêm

– Do Trái Đất hình cầu, luôn nhận được ánh sáng từ mặt Trời nên có ngày đêm.

– Do Trái Đất hình cầu, luôn nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và tự quay quanh trục nên có hiên tượng ngày đêm luân phiên.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tổng quan về tử vi 2018 cung Bạch Dương (21/3 2022 | Mytranshop.com

 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

 – Giờ địa phương: Các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau – giờ mặt trời (giờ địa phương).

– Để thuận tiện trong đời sống người ta dùng giờ múi.

+ Chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.

+ Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

– Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich

+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

– Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12.

– Đi từ Tây sang Đông lùi 1 ngày và ngược lại.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

– Khi Trái Đất tự quay quanh trục, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.

– Bán cầu Bắc: Vật chuyển động lệch về hướng bên phải.

– Bán cầu Nam: Vật chuyển động lệch về bên trái.

– Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn…

Leave a Comment