Xác suất của biến cố , trắc nghiệm toán học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

 

A. Lí thuyết cơ bản

1. Biến cố

a) Phép thử và không gian mẫu

  • – Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử ) là một thí nghiệm hay một hành động mà :

    + Kết quả của nó không đoán trước được.

    + Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.

  • – Tập hợp mọi kết quả của một phép thử T được gọi là không gian mẫu của T và được kí hiệu là displaystyle Omega . Số phần tử của không gian mẫu được kí hiệu là displaystyle n(Omega )
  • b) Biến cố
  • – Biến cố A liên quan đến phép thử T là biến cố mà việc xảy ra hay không xảy ra của A tùy thuộc vào kết quả của T.
  • – Mỗi kết quả của phép thử T làm cho A xảy ra được gọi là một kết quả thuận lợi cho A.
  • – Tập hợp các kết quả thuận lợi cho A được kí hiệu là displaystyle {{Omega }_{A}}.

2. Xác suất

3. Các quy tắc tính xác suất

a) Quy tắc cộng xác suất:

B. Bài tập

Dạng 1. Xác định không gian mẫu và biến cố

A. Phương pháp

Để xác định không gian mẫu và biến cố ta thường sử dụng các cách sau

Cách 1: Liệt kê các phần tử của không gian mẫu và biến cố rồi chúng ta đếm.

Cách 2:Sử dụng các quy tắc đếm để xác định số phần tử của không gian mẫu và biến cố.

B. Bài tập ví dụ

Ví dụ 1: Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần.

a) Xác định số phần tử của không gian mẫu

    A. 36.                    B. 40.                        C. 38.                     D. 35.

b) Tính số phần tử của các biến cố sau:

A:” số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau”

    A. n(A)=12        B. n(A)=8             C. n(A)=16        D. n(A)=6

B:” Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3″

    A. n(B)=14        B. n(B)=13           C. n(B)=15        D. n(B)=11

C: ” Số chấm xuất hiện ở lần một lớn hơn số chấm xuất hiện ở lần hai”.

    A. n(C)=16        B. n(C)=17            C. n(C)=18        D. n(C)=15

Lời giải:

a) Không gian mẫu gồm các bộ (i;j), trong đó i,jin left{ 1,2,3,4,5,6 right}

i nhận 6 giá trị, j cũng nhận 6 giá trị nên có 6.6=36 bộ (i;j)

Vậy Omega =left{ (i,j)|i,j=1,2,3,4,5,6 right} và n(Omega )=36.

b) Ta có: A=left{ (1,1);(2,2);(3,3),(4;4),(5;5),(6;6) right}n(A)=6

Xét các cặp (i,j) với i,jin left{ 1,2,3,4,5,6 right} mà i+jvdots 3

Ta có các cặp có tổng chia hết cho 3 là(1,2);(1,5);(2,4),(3,3),(3,6),(4,5)

Hơn nữa mỗi cặp (trừ cặp (3,3)) khi hoán vị ta được một cặp thỏa yêu cầu bài toán.

Vậy n(B)=11.

Số các cặp (i,j);i>j là (2,1);(3,1);(3,2);(4,1);(4,2);(4,3);(5,1)

(5,2);(5,3);(5,4),(6,1);(6,2);(6,3);(6,4);(6,5).

Vậy n(C)=15.

Ví dụ 2: Gieo một đồng tiền 5 lần. Xác định và tính số phần tử của

1. Không gian mẫu

    A. n(Omega )=8    B. n(Omega )=16    C. n(Omega )=32    D. n(Omega )=64

 

2. Các biến cố:

A: ” Lần đầu tiên xuất hiện mặt ngửa”

    A. n(A)=16    B. n(A)=18    C. n(A)=20    D. n(A)=22

 

B: ” Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần”

    A. n(B)=31    B. n(B)=32    C. n(B)=33    D. n(B)=34

 

C: ” Số lần mặt sấp xuất hiện nhiều hơn mặt ngửa”

    A. n(C)=19    B. n(C)=18    C. n(C)=17    D. n(C)=20

Lời giải:

1. Kết quả của 5 lần gieo là dãy abcde với a,b,c,d,e nhận một trong hai giá trị N hoặc S. Do đó số phần tử của không gian mẫu: n(Omega )=2.2.2.2.2=32.

2. Lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp nên a chỉ nhận giá trị S; b,c,d,e nhận S hoặc N nên n(A)=1.2.2.2.2=16.

Kết quả 5 lần gieo mà không có lần nào xuất hiện mặt sấp là 1

Vậy n(B)=32-1=31.

Kết quả của 5 lần gieo mà mặt N xuất hiện đúng một lần: C_{5}^{1}

Kết quả của 5 lần gieo mà mặt N xuất hiện đúng hai lần: C_{5}^{2}

Số kết quả của 5 lần gieo mà số lần mặt S xuất hiện nhiều hơn số lần mặt N là: n(C)=32-C_{5}^{2}-C_{5}^{1}=17.

Ví dụ 3: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Danh Sách Điểm Khám Sức Khỏe Đi Làm Ở Hồ Chí Minh 2022 | Mytranshop.com

1. Không gian mẫu

    A. 10626    B. 14241    C. 14284    D. 31311

2. Các biến cố:

A: ” 4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”

    A. n(A)=4245    B. n(A)=4295    C. n(A)=4095    D. n(A)=3095

 

B: ” 4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”

    A. n(B)=7366    B. n(B)=7563    C. n(B)=7566    D. n(B)=7568

 

C: ” 4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu”

    A. n(C)=4859    B. n(C)=58552    C. n(C)=5859    D. n(C)=8859

Lời giải:

1. Ta có: n(Omega )=C_{24}^{4}=10626

2. Số cách chọn 4 viên bi có đúng hai viên bị màu trắng là: C_{10}^{2}.C_{14}^{2}=4095

Suy ra: n(A)=4095.

Số cách lấy 4 viên bi mà không có viên bi màu đỏ được chọn là: C_{18}^{4}

Suy ra : n(B)=C_{24}^{4}-C_{18}^{4}=7566.

Số cách lấy 4 viên bi chỉ có một màu là: C_{6}^{4}+C_{8}^{4}+C_{10}^{4}

Số cách lấy 4 viên bi có đúng hai màu là:

C_{14}^{4}+C_{18}^{4}+C_{14}^{4}-2(C_{6}^{4}+C_{8}^{4}+C_{10}^{4})

Số cách lấy 4 viên bị có đủ ba màu là:

C_{24}^{4}-(C_{14}^{4}+C_{18}^{4}+C_{14}^{4})+(C_{6}^{4}+C_{8}^{4}+C_{10}^{4})=5859

Suy ra n(C)=5859.

Ví dụ 4: Một xạ thủ bắn liên tục 4 phát đạn vào bia. Gọi {{A}_{k}} là các biến cố ” xạ thủ bắn trúng lần thứ k” với k=1,2,3,4. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố {{A}_{1}},{{A}_{2}},{{A}_{3}},{{A}_{4}}

A: “Lần thứ tư mới bắn trúng bia”

    A. A=overline{{{A}_{1}}}cap overline{{{A}_{2}}}cap {{A}_{3}}cap {{A}_{4}}        B. A={{A}_{1}}cap overline{{{A}_{2}}}cap overline{{{A}_{3}}}cap {{A}_{4}}

    C. displaystyle A=overline{{{A}_{1}}}cap {{A}_{2}}cap overline{{{A}_{3}}}cap {{A}_{4}}        D. A=overline{{{A}_{1}}}cap overline{{{A}_{2}}}cap overline{{{A}_{3}}}cap {{A}_{4}}

 

B: “Bắn trúng bia ít nhất một lần”

    A. B={{A}_{1}}cup {{A}_{2}}cup {{A}_{3}}cap {{A}_{4}}        B. B={{A}_{1}}cap {{A}_{2}}cup {{A}_{3}}cup {{A}_{4}}

    C. B={{A}_{1}}cup {{A}_{2}}cap {{A}_{3}}cup {{A}_{4}}        D. B={{A}_{1}}cup {{A}_{2}}cup {{A}_{3}}cup {{A}_{4}}

 

C: ” Chỉ bắn trúng bia hai lần”

    A. C={{A}_{i}}cup {{A}_{j}}cap overline{{{A}_{k}}}cap overline{{{A}_{m}}},i,j,k,min left{ 1,2,3,4 right} và đôi một khác nhau.    

    B. C={{A}_{i}}cup {{A}_{j}}cup overline{{{A}_{k}}}cup overline{{{A}_{m}}},i,j,k,min left{ 1,2,3,4 right} và đôi một khác nhau.

    C. C={{A}_{i}}cap {{A}_{j}}cup overline{{{A}_{k}}}cup overline{{{A}_{m}}},i,j,k,min left{ 1,2,3,4 right} và đôi một khác nhau.

    D. C={{A}_{i}}cap {{A}_{j}}cap overline{{{A}_{k}}}cap overline{{{A}_{m}}},i,j,k,min left{ 1,2,3,4 right} và đôi một khác nhau.

Lời giải:

Ta có: overline{{{A}_{k}}} là biến cố lần thứ k (k=1,2,3,4) bắn không trúng bia.

Do đó:

A=overline{{{A}_{1}}}cap overline{{{A}_{2}}}cap overline{{{A}_{3}}}cap {{A}_{4}}

B={{A}_{1}}cup {{A}_{2}}cup {{A}_{3}}cup {{A}_{4}}

C={{A}_{i}}cap {{A}_{j}}cap overline{{{A}_{k}}}cap overline{{{A}_{m}}} với i,j,k,min left{ 1,2,3,4 right} và đôi một khác nhau.

Dạng 2. Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

A. Phương pháp

 Tính xác xuất theo thống kê ta sử dụng công thức: P(A)-Số lần xuất hiện của biến cố AN

 Tính xác suất của biến cố theo định nghĩa cổ điển ta sử dụng công thức :P(A)=frac{n(A)}{n(Omega )}.

B. Bài tập ví dụ

Ví dụ 1. Bộ bài tú – lơ khơ có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Tìm xác suất của các biến cố:

A: “Rút ra được tứ quý K ”

A. P(A)=frac{1}{2707}                               B. P(A)=frac{1}{20725}    

C. P(A)=frac{1}{70725}                              D. P(A)=frac{1}{27025}

B: “4 quân bài rút ra có ít nhất một con Át”

 A. P(B)=frac{15229}{54145}                             B. P(B)=frac{129}{54145} 
 C. P(B)=frac{159}{54145}                              D. P(B)=frac{1229}{4145}
    

C: “4 quân bài lấy ra có ít nhất hai quân bích”

 A.P(C)=frac{539}{20825}                               B.P(C)=frac{535}{2085}    

 C.P(C)=frac{539}{20825}                               D.P(C)=frac{5359}{20825}

Lời giải:

Ta có số cách chọn ngẫu nhiên 4 quân bài là: C_{52}^{4}=270725

Suy ra n(Omega )=270725

Vì bộ bài chỉ có 1 tứ quý K nên ta có n(A)=1

Vậy P(A)=frac{1}{270725}.

Vì có C_{48}^{4} cách rút 4 quân bài mà không có con Át nào,

suy ra N(b)=C_{52}^{4}-C_{48}^{4}Rightarrow P(B)=frac{15229}{54145}.

Vì trong bộ bài có 13 quân bích, số cách rút ra bốn quân bài mà trong đó số quân bích không ít hơn 2 là: C_{13}^{2}.C_{39}^{2}+C_{13}^{3}C_{39}^{1}+C_{13}^{4}.C_{39}^{0}=69667

Suy ra n(C)=69667Rightarrow P(C)=frac{5359}{20825}.

Ví dụ 2. Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Tìm xác suất để:

1. 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ    

    A.P(A)=frac{14}{285}                      B.P(A)=frac{4}{285}    

    C.P(A)=frac{14}{25}                        D. P(A)=frac{1}{285}

    

2. 3 viên bi lấy ra có không quá hai màu.

    A.P(B)=frac{3}{7}                          B.P(B)=frac{43}{57}    

    C.P(B)=frac{4}{57}                         D.P(B)=frac{3}{57}

Lời giải:

Gọi biến cố A :” 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  FULL: BẢN VẼ MÓNG CỌC BÊ TÔNG NHÀ DÂN 2,3,4,5,6,7,8 TẦNG 2022 | Mytranshop.com

B : “3 viên bi lấy ra có không quá hai màu”

Số các lấy 3 viên bi từ 20 viên bi là: C_{20}^{3} nên ta có: left| Omega  right|=C_{20}^{3}=1140

1. Số cách lấy 3 viên bi màu đỏ là: C_{8}^{3}=56 nên left| {{Omega }_{A}} right|=56

Do đó: P(A)=frac{left| {{Omega }_{A}} right|}{left| Omega  right|}=frac{56}{1140}=frac{14}{285}.

2. Ta có:

bullet  Số cách lấy 3 viên bi chỉ có một màu: C_{8}^{3}+C_{7}^{3}+C_{5}^{3}=101

bullet  Số các lấy 3 viên bi có đúng hai màu

Đỏ và xanh: C_{15}^{3}-left( C_{8}^{3}+C_{7}^{3} right)

Đỏ và vàng: C_{13}^{3}-left( C_{8}^{3}+C_{5}^{3} right)

Vàng và xanh: C_{12}^{3}-left( C_{5}^{3}+C_{7}^{3} right)

Nên số cách lấy 3 viên bi có đúng hai màu:

C_{15}^{3}+C_{13}^{3}+C_{12}^{3}-2left( C_{8}^{3}+C_{7}^{3}+C_{5}^{3} right)=759

Do đó: left| {{Omega }_{B}} right|=860. Vậy P(B)=frac{left| {{Omega }_{B}} right|}{left| Omega  right|}=frac{43}{57}.

 

Ví dụ 3. Chọn ngẫu nhiên 3 số trong 80 số tự nhiên 1,2,3, . . . ,80

1. Tính xác suất của biến cố A : “trong 3 số đó có và chỉ có 2 số là bội số của 5”

    A. n(A)=frac{96}{127}             B.n(A)=frac{6}{1027}             C.n(A)=frac{96}{107}             D.n(A)=frac{96}{1027}

2. Tính xác suất của biến cố B : “trong 3 số đó có ít nhất một số chính phương”

    A. n(B)=frac{53}{254}             B. n(B)=frac{56}{205}             C. n(B)=frac{563}{2054}          D. n(B)=frac{53}{204}

Lời giải:

Số cách chọn 3 số từ 80 số là: n(Omega )=C_{80}^{3}=82160

1. Từ 1 đến 80 có left[ frac{80}{5} right]=16 số chia hết cho 5 và có 80-16=64 số không chia hết cho 5.

Do đó: n(A)=C_{64}^{1}.C_{16}^{2}Rightarrow P(A)=frac{C_{64}^{1}.C_{16}^{2}}{C_{80}^{3}}=frac{96}{1027}.

2. Từ 1 đến 80 có 8 số chính phương là: 1,4,9,16,25,36,49,64.

Số cách chọn 3 số không có số chính phương nào được chọn là: C_{72}^{3}

Suy ra n(B)=C_{80}^{3}-C_{72}^{3}Rightarrow P(B)=frac{C_{80}^{3}-C_{72}^{3}}{C_{80}^{3}}=frac{563}{2054}.

Dạng 3. Các quy tắc tính xác suất

A. Phương pháp

1. Quy tắc cộng xác suất

Nếu hai biến cố A và B xung khắc thì P(Acup B)=P(A)+P(B)

bullet  Mở rộng quy tắc cộng xác suất

Cho k biến cố {{A}_{1}},{{A}_{2}},...,{{A}_{k}} đôi một xung khắc. Khi đó:

P({{A}_{1}}cup {{A}_{2}}cup ...cup {{A}_{k}})=P({{A}_{1}})+P({{A}_{2}})+...+P({{A}_{k}}).

bullet  P(overline{A})=1-P(A)

bullet  Giải sử A và B là hai biến cố tùy ý cùng liên quan đến một phép thử. Lúc đó:

 displaystyle P(Acup B)=Pleft( A right)+Pleft( B right)-Pleft( AB right).

2. Quy tắc nhân xác suất

bullet  Ta nói hai biến cố A và B độc lập nếu sự xảy ra (hay không xảy ra) của A không làm ảnh hưởng đến xác suất của B.

bullet  Hai biến cố A và B độc lập khi và chỉ khi displaystyle Pleft( AB right)=Pleft( A right).Pleft( B right).

B. Bài tập ví dụ

Bài toán 01: Tính xác suất bằng quy tắc cộng

Phương pháp: Sử dụng các quy tắc đếm và công thức biến cố đối, công thức biến cố hợp.

bullet  P(Acup B)=P(A)+P(B) với A và B là hai biến cố xung khắc

bullet  P(overline{A})=1-P(A).

Ví dụ 3.1.1: Một con súc sắc không đồng chất sao cho mặt bốn chấm xuất hiện nhiều gấp 3 lần mặt khác, các mặt còn lại đồng khả năng. Tìm xác suất để xuất hiện một mặt chẵn

    A. P(A)=frac{5}{8}              B.P(A)=frac{3}{8}                 C. P(A)=frac{7}{8}              D.P(A)=frac{1}{8}

Lời giải:

Gọi {{A}_{i}} là biến cố xuất hiện mặt i chấm (i=1,2,3,4,5,6)

Ta có P({{A}_{1}})=P({{A}_{2}})=P({{A}_{3}})=P({{A}_{5}})=P({{A}_{6}})=frac{1}{3}P({{A}_{4}})=x

Do sumlimits_{k=1}^{6}{P({{A}_{k}})=1Rightarrow 5x+3x=1Rightarrow x=frac{1}{8}}

Gọi A là biến cố xuất hiện mặt chẵn, suy ra A={{A}_{2}}cup {{A}_{4}}cup {{A}_{6}}

Vì cá biến cố {{A}_{i}} xung khắc nên:

P(A)=P({{A}_{2}})+P({{A}_{4}})+P({{A}_{6}})=frac{1}{8}+frac{3}{8}+frac{1}{8}=frac{5}{8}.

Ví dụ 3.1.2: Gieo một con xúc sắc 4 lần. Tìm xác suất của biến cố

A: ” Mặt 4 chấm xuất hiện ít nhất một lần”

    A. Pleft( A right)=1-{{left( frac{5}{6} right)}^{4}}      B.Pleft( A right)=1-{{left( frac{1}{6} right)}^{4}}       C.Pleft( A right)=3-{{left( frac{5}{6} right)}^{4}}      D.Pleft( A right)=2-{{left( frac{5}{6} right)}^{4}}

B: ” Mặt 3 chấm xuất hiện đúng một lần”

    A. Pleft( A right)=frac{5}{324}               B.Pleft( A right)=frac{5}{32}                  C.Pleft( A right)=frac{5}{24}                 D.Pleft( A right)=frac{5}{34}

Lời giải:

1. Gọi {{A}_{i}} là biến cố ” mặt 4 chấm xuất hiện lần thứ i” với i=1,2,3,4.

Khi đó: overline{{{A}_{i}}} là biến cố ” Mặt 4 chấm không xuất hiện lần thứ i

Và Pleft( overline{{{A}_{i}}} right)=1-P({{A}_{i}})=1-frac{1}{6}=frac{5}{6}

Ta có: overline{A} là biến cố: ” không có mặt 4 chấm xuất hiện trong 4 lần gieo”

Và overline{A}=overline{{{A}_{1}}}.overline{{{A}_{2}}}.overline{{{A}_{3}}}.overline{{{A}_{4}}}. Vì các {{A}_{i}} độc lập với nhau nên ta có

P(overline{A})=Pleft( overline{{{A}_{1}}} right)Pleft( overline{{{A}_{2}}} right)Pleft( overline{{{A}_{3}}} right)Pleft( overline{{{A}_{4}}} right)={{left( frac{5}{6} right)}^{4}}

Vậy Pleft( A right)=1-Pleft( overline{A} right)=1-{{left( frac{5}{6} right)}^{4}}.

2. Gọi {{B}_{i}} là biến cố ” mặt 3 chấm xuất hiện lần thứ i” với i=1,2,3,4

Khi đó: overline{{{B}_{i}}} là biến cố ” Mặt 3 chấm không xuất hiện lần thứ i

Ta có: A=overline{{{B}_{1}}}.{{B}_{2}}.{{B}_{3}}.{{B}_{4}}cup {{B}_{1}}.overline{{{B}_{2}}}.{{B}_{3}}.{{B}_{4}}cup {{B}_{1}}.{{B}_{2}}.overline{{{B}_{3}}}.{{B}_{4}}cup {{B}_{1}}.{{B}_{2}}.{{B}_{3}}.overline{{{B}_{4}}}

Suy ra Pleft( A right)=Pleft( overline{{{B}_{1}}} right)Pleft( {{B}_{2}} right)Pleft( {{B}_{3}} right)Pleft( {{B}_{4}} right)+Pleft( {{B}_{1}} right)Pleft( overline{{{B}_{2}}} right)Pleft( {{B}_{3}} right)Pleft( {{B}_{4}} right)

+Pleft( {{B}_{1}} right)Pleft( {{B}_{2}} right)Pleft( overline{{{B}_{3}}} right)Pleft( {{B}_{4}} right)+Pleft( {{B}_{1}} right)Pleft( {{B}_{2}} right)Pleft( {{B}_{3}} right)Pleft( overline{{{B}_{4}}} right)

Mà Pleft( {{B}_{i}} right)=frac{1}{6},text{ }Pleft( overline{{{B}_{i}}} right)=frac{5}{6}.

Do đó: Pleft( A right)=4.{{left( frac{1}{6} right)}^{3}}.frac{5}{6}=frac{5}{324}.

Ví dụ 3.1.3: Một hộp đựng 4 viên bi xanh,3 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng.Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi:

1. Tính xác suất để chọn được 2 viên bi cùng màu

    A.P(X)=frac{5}{18}               B.P(X)=frac{5}{8}                C.P(X)=frac{7}{18}              D.P(X)=frac{11}{18}

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách Massage Mặt Trị Mụn Hiệu Quả Mà Ít Người Biết Đến 2022 | Mytranshop.com

2. Tính xác suất để chọn được 2 viên bi khác màu

    A. P(overline{X})=frac{13}{18}              B.P(overline{X})=frac{5}{18}               C.P(overline{X})=frac{3}{18}              D.P(overline{X})=frac{11}{18}

Lời giải:

1. Gọi A là biến cố “Chọn được 2 viên bi xanh”; B là biến cố “Chọn được 2 viên bi đỏ”, C là biến cố “Chọn được 2 viên bi vàng” và X là biến cố “Chọn được 2 viên bi cùng màu”.

Ta có X=Acup Bcup Cvà các biến cố A,B,C đôi một xung khắc.

Do đó, ta có: P(X)=P(A)+P(B)+P(C).
Mà: P(A)=frac{C_{4}^{2}}{C_{9}^{2}}=frac{1}{6};P(B)=frac{C_{3}^{2}}{C_{9}^{2}}=frac{1}{12};P(C)=frac{C_{2}^{2}}{C_{9}^{2}}=frac{1}{36}

Vậy P(X)=frac{1}{6}+frac{1}{12}+frac{1}{36}=frac{5}{18}.
2. Biến cố “Chọn được 2 viên bi khác màu” chính là biến cố overline{X}.

Vậy P(overline{X})=1-P(X)=frac{13}{18}.

Bài toán 02: Tính xác suất bằng quy tắc nhân

Phương pháp:

Để áp dụng quy tắc nhân ta cần:

bullet  Chứng tỏ A và B độc lập

bullet  Áp dụng công thức: P(AB)=P(A).P(B)

Ví dụ 3.2.1: Xác suất sinh con trai trong mỗi lần sinh là 0,51 .Tìm các suất sao cho 3 lần sinh có ít nhất 1 con trai

    A. Pleft( A right)=approx 0,88    B.Pleft( A right)=approx 0,23    C.Pleft( A right)=approx 0,78    D.Pleft( A right)=approx 0,32

Lời giải:

Gọi A là biến cố ba lần sinh có ít nhất 1 con trai, suy ra overline{A} là xác suất 3 lần sinh toàn con gái.

Gọi {{B}_{i}} là biến cố lần thứ i sinh con gái (displaystyle i=1,2,3)

Suy ra P({{B}_{1}})=P({{B}_{2}})=P({{B}_{3}})=0,49

Ta có: overline{A}={{B}_{1}}cap {{B}_{2}}cap {{B}_{3}}

Rightarrow Pleft( A right)=1-Pleft( overline{A} right)=1-Pleft( {{B}_{1}} right)Pleft( {{B}_{2}} right)Pleft( {{B}_{3}} right)=1-{{left( 0,49 right)}^{3}}approx 0,88.

Ví dụ 3.2.2: Hai cầu thủ sút phạt đền .Mỗi nười đá 1 lần với xác suất làm bàm tương ứng là 0,8 và 0,7.Tính xác suất để có ít nhất 1 cầu thủ làm bàn

    A. Pleft( X right)=0,42    B.Pleft( X right)=0,94    C.Pleft( X right)=0,234    D.Pleft( X right)=0,9

Lời giải:

Gọi A là biến cố cầu thủ thứ nhất làm bàn

B là biến cố cầu thủ thứ hai làm bàn

X là biến cố ít nhất 1 trong hai cầu thủ làm bàn

Ta có: X=(Acap overline{B})cup left( overline{A}cap B right)cup left( Acap B right)

Rightarrow Pleft( X right)=P(A).P(overline{B})+P(B).P(overline{A})+P(A).P(B)=0,94.

Ví dụ 3.2.3: Một đề trắc nghiệm gồm 20 câu, mỗi câu có 4 đáp án và chỉ có một đáp án đúng. Bạn An làm đúng 12 câu, còn 8 câu bạn An đánh hú họa vào đáp án mà An cho là đúng. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Hỏi Anh có khả năng được bao nhiêu điểm?

    A. 6+frac{1}{{{4}^{7}}}               B.5+frac{1}{{{4}^{2}}}                C.6+frac{1}{{{4}^{2}}}                  D.5+frac{1}{{{4}^{7}}}

Lời giải:

An làm đúng 12 câu nên có số điểm là 12.0,5=6

Xác suất đánh hú họa đúng của mỗi câu là frac{1}{4}, do đó xác suất để An đánh đúng 8 câu còn lại là: {{left( frac{1}{4} right)}^{8}}=frac{1}{{{4}^{8}}}

Vì 8 câu đúng sẽ có số điểm 8.0,5=4

Nên số điểm có thể của An là: 6+frac{1}{{{4}^{8}}}.4=6+frac{1}{{{4}^{7}}}.

Ví dụ 3.2.4: Một hộp đựng 40 viên bi trong đó có 20 viên bi đỏ, 10 viên bi xanh, 6 viên bi vàng,4 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi, tính xác suất biến cố :

A: “2 viên bi cùng màu”.

    A. Pleft( A right)=frac{4}{195}                 B.Pleft( A right)=frac{6}{195}                 C.Pleft( A right)=frac{4}{15}           D.Pleft( A right)=frac{64}{195}

Lời giải:

Ta có: left| Omega  right|=C_{40}^{2}

Gọi các biến cố: D: “lấy được 2 bi viên đỏ” ta có: left| {{Omega }_{D}} right|=C_{20}^{2}=190;

X: “lấy được 2 bi viên xanh” ta có: left| {{Omega }_{X}} right|=C_{10}^{2}=45;

V: “lấy được 2 bi viên vàng” ta có: left| {{Omega }_{V}} right|=C_{6}^{2}=15;

T: ” lấy được 2 bi màu trắng” ta có: left| {{Omega }_{T}} right|=C_{4}^{2}=6.

Ta có displaystyle text{D},text{ X},text{ V},text{ T} là các biến cố đôi một xung khắc và A=Dcup Xcup Vcup T

Pleft( A right)=Pleft( text{D} right)+Pleft( X right)+Pleft( V right)+Pleft( T right)=frac{256}{C_{40}^{2}}=frac{64}{195}.

Ví dụ 3.2.5: Một cặp vợ chồng mong muốn sinh bằng đựơc sinh con trai ( Sinh được con trai rồi thì không sinh nữa, chưa sinh được thì sẽ sinh nữa ). Xác suất sinh được con trai trong một lần sinh là 0,51. Tìm xác suất sao cho cặp vợ chồng đó mong muốn sinh được con trai ở lần sinh thứ 2.

    A.P(C)=0,24           B.P(C)=0,299            C.P(C)=0,24239        D.P(C)=0,2499

Lời giải:

Gọi A là biến cố : ” Sinh con gái ở lần thứ nhất”, ta có:

P(A)=1-0,51=0,49.

Gọi B là biến cố: ” Sinh con trai ở lần thứ hai”, ta có: P(B)=0,51

Gọi C là biến cố: “Sinh con gái ở lần thứ nhất và sinh con trai ở lần thứ hai”

Ta có: C=AB, mà A,B độc lập nên ta có:

P(C)=P(AB)=P(A).P(B)=0,2499.

Leave a Comment