Nguyên nhân béo phì ở trẻ em và người lớn có thể do tiết tố, mất cân bằng năng lượng, thức khuya, … Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây bệnh béo phì để điều trị kịp thời trong thời gian sớm nhất.
Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ một cách quá mức tại các cơ quan trên cơ thể. Béo phì gây nhiều ảnh hưởng tới ngoại hình, cuộc sống, hoạt động và sức khỏe. Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân gây béo phì là bước đầu trong quá trình điều trị bệnh béo phì. Từ đó, khắc phục những nguyên nhân này để người béo phì sớm trở lại cuộc sống bình thường.
1. Nguyên nhân béo phì ở trẻ em do di truyền học
Theo thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hơn 30% trẻ em và thanh thiếu niên tại Mỹ đều đang gặp tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Tình trạng này cũng đang tăng nhanh trên toàn thế giới. Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ.
Các nhà khoa học cho biết gen FTO di truyền từ bố mẹ sang cho con có thể tạo nên xu hướng ăn nhiều hơn, từ đó khiến cho bệnh béo phì có nguy cơ phát triển hơn ở thanh thiếu niên có gen FTO.
Thêm vào đó, theo nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu gen di truyền thì nếu một trong hai người cha hoặc mẹ bị béo phì thì khả năng con của họ cũng bị béo phì chiếm tới 40% -50%. Còn trong trường hợp đối với cả cha và mẹ đều bị béo phì thì con của họ có tỷ lệ béo phì lên đến 70% -80%, đặc biệt nếu người mẹ béo phì.
2. Lối sống ít vận động gây béo phì
Sự phát triển của truyền hình, internet và các thiết bị hiện đại làm thay đổi thói quen sinh hoạt và giải trí của toàn thế giới, trong đó có trẻ em. Thay vì thường xuyên hoạt động ngoài trời như trước đây, trẻ em thường dành thời gian để xem tivi, điện thoại nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ xem truyền hình nhiều hơn 1 tiếng/ ngày có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn những đứa trẻ khác.
Thêm vào đó, các chương trình giáo dục về thể chất chưa được bổ sung nhiều thời gian vào thời khóa biểu của trẻ, khiến cơ thể trẻ ít được vận động. Đây chính là một nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em.
Để điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng béo phì đang ngày càng phổ biến này, các bậc phụ huynh nên xây dựng cho trẻ thói quen luyện tập cơ thể thường xuyên. Trẻ em có thể chơi những môn thể thao được học trên trường như: cầu lông, đá cầu, nhảy dây, …
Người trưởng thành cũng cần phải vận động, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, ngồi quá lâu một chỗ thường xuyên. Nếu không có sân tập chuyên nghiệp gần nhà, bạn có thể sắm một chiếc máy chạy bộ ELIP nhỏ gọn ngay tại nhà để việc luyện tập thân thể trở nên thuận tiện và khoa học hơn.
3. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì phổ biến nhất trẻ em và người trưởng thành đó là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Theo thống kê, có tới 70% người bị béo phì hiện nay có nguyên nhân chính là do yếu tố chế độ ăn uống gây nên. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có tỷ lệ mắc bệnh béo phì cao hơn bình thường.
Thêm vào đó, các loại thức ăn nhanh, thức ăn vặt, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít rau xanh cũng là nguyên nhân béo phì bởi chúng dẫn tới dư thừa calo trong cơ thể. Khi lượng calo cơ thể đưa vào vượt quá mức tiêu thụ bình thường, lượng chất béo trong thức ăn tích trữ trong kho mỡ của con người sẽ tăng lên, tích tụ dần dần dẫn đến béo phì.
Một ví dụ đơn giản là ăn ăn trưa bằng một gói mỳ tôm vị bò + 2 quả trứng chiên + 1 quả dưa leo. Thêm vào đó là chút tương ớt để thêm phần hấp dẫn. Chỉ tính riêng lượng calo của một gói mỳ tôm bò đã là 600 calo chưa kể những thực phẩm ăn kèm. Trong khi đó, bạn có biết rằng năng lượng chúng ta tiêu hao cho 1 giờ chạy bộ là khoảng 655 calo. Do đó, dù tập thể dục nhưng nếu không kiểm soát khẩu phần ăn thì nguy cơ thừa cân béo phì vẫn rất cao.
4. Thiếu ngủ là nguyên nhân gây béo phì
Một trong những nguyên nhân gây béo phì dù ăn không nhiều có thể đến từ những thói quen sống thiếu lành mạnh. Trong đó có thói quen thức khuya, thiếu ngủ. Kết quả do giáo sư Michael Rosbash thuộc Đại học Brandeis ở Waltham, Massachussetts – Mỹ đăng trên Tạp chí The Guardian đã khẳng định thức khuya và béo phì có mối quan hệ mật thiết.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu thiếu ngủ, khả năng đáp ứng insulin tổng thể của cơ thể bị giảm 16%, và độ nhạy của tế bào mỡ dạ dày với insulin cũng giảm 30%. Mức độ này thường chỉ xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh béo phì và tiểu đường. Do đó, nếu bạn bị thiếu ngủ lâu ngày, bạn sẽ béo lên, thậm chí mắc bệnh tiểu đường.
Không những vậy, thiếu ngủ trầm trọng khi chỉ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh béo phì mà còn mang tới nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, bệnh tim, … cũng tăng theo.
Thức khuya cũng thúc đẩy thói quen ăn đêm nhiều hơn. Và những lựa hconj ăn đêm phổ biến thường là đồ ăn được chế biến sẵn như snack, bánh quy, bánh ngọt,… Chúng chứa đầy calo và không được tiêu thụ sau đó, dẫn tới lượng calo tích tục trong cơ thể nhiều hơn.
Tóm lại, những ai đang băn khoăn thức khuya có phải là nguyên nhân béo phì hay không thì câu trả lời là nó góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, dẫn tới béo phì.
Thức khuya và ăn đêm là nguyên nhân gây béo phì
5. Yếu tố nghề nghiệp
Sự xuất hiện nguyên nhân béo phì có liên quan đến nghề nghiệp. Theo thống kê, những người làm nghê đầu bếp có tỷ lệ béo phì đặc biệt cao, con số lên tới 60%. Người làm việc trong nhà máy thực phẩm có tỷ lệ mắc bệnh béo phì lên tới 44%, trong khi tỷ lệ béo phì của người lao động nói chung là chỉ có 15%. Tỷ lệ của béo phì lao động trí óc cao hơn lao động thể lực. Có nhiều cư dân thành thị béo phì hơn nông dân.
6. Béo phì do sử dụng thuốc
- Nhiều loại thuốc hiện nay có chứa nội tiết tố, quá trình chúng ta ăn uống sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Dẫn tới chúng có thể gây tăng cân, từ đó dẫn đến béo phì.
- Các loại thuốc điều trị bệnh hen, khớp, thận, … có chứa corticoid có thể gây nên béo bụng và đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh thừa cân béo phì.
- Ngoài ra, một số người lựa chọn uống thuốc giảm cân để giảm cân nhanh chóng. Thế nhưng, họ không biết rằng những loại thuốc giảm cân này có tác dụng phụ rất lớn. Chúng khiến bạn giảm cân nhanh chóng và làm bạn nhanh chóng phục hồi lại cân nặng và thậm chí, mức độ phục hồi cân còn diễn ra nhanh hơn. Khiến cơ thể tăng cân và nếu không kịp thời điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì có thể dẫn tới béo phì.
7. Những thói quen xấu
Một số thói quen xấu và chi tiết nhỏ trong cuộc sống thường là chìa khóa ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Ví dụ, một số người thích bắt chéo chân khi ngồi xuống. Nếu hành động này diễn ra trong thời gian dài sẽ cản trở quá trình lưu thông máu và bạch huyết ở chân và gây sưng phù phần dưới cơ thể.
8. Khả năng đào thải nước của cơ thể kém
Một số người có chức năng loại bỏ các chất độc hại, nước dư thừa khỏi cơ thể rất kém. Và dẫn tới sự tích tụ nước dư thừa trong cơ thể. Lâu dần đây có thể trở thành nguyên nhân béo phì kiểu phù nề. Nếu những người như vậy muốn giảm cân, ngoài việc tập thể dục nhiều hơn, họ nên ăn nhiều thức ăn lợi tiểu và tiêu sưng, chẳng hạn như mướp và cần tây.
9. Áp lực tinh thần quá mức
Con người hiện nay đang sống trong một lối sống nhanh và chúng ta đều phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau, cả trong cuộc sống và công việc. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tinh thần, con người thường biến đau buồn, tức giận thành hành động ăn uống, để trút bỏ áp lực. Từ đó dẫn đến một trong những nguyên nhân béo phì. Tình trạng này rất phổ biến trong cuộc sống, vì thức ăn có thể làm tâm trạng thư giãn.
10. Nguyên nhân béo phì do bệnh lý
Sử dụng thuốc hoặc một số căn bệnh có thể là nguyên nhân gây thừa cân béo phì khá phổ biến ở trẻ em và người trưởng thành.
- Người béo phì mắc chứng tăng đồng hóa và tiêu hao ít năng lượng hơn khi nghỉ ngơi và hoạt động so với người bình thường. Người béo phì phản ứng kém với lạnh khi không vận động và không tăng tỷ lệ trao đổi chất và tiêu hao chất béo như người bình thường. Người béo phì thường kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid.
- Béo phì do bệnh suy giáp trạng: Suy giáp là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng tỷ lệ phụ nữ trên 60 tuổi mắc bệnh nhiều hơn những nhóm bệnh nhân khác. Bệnh suy giáp trạng khiến bệnh nhân tăng cân dù ăn không nhiều, thậm chí nặng hơn gây phù toàn thân do lớp sừng phát triển dày.
- Cường năng tuyến thượng thận: Suy tuyến thượng thận là bệnh lý có thể gặp cả ở trẻ em lẫn người trưởng thành do tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ lượng cortisol cần thiết cho cơ thể. Từ đó gây nên rối loạn các quá trình chuyển hóa của cơ thể, là nguyên nhân bệnh béo phì và thừa cân.
- Não bộ gặp tổn thương vùng dưới đồi hay do di chứng viêm não gây nên béo phì. Nếu béo phì do bệnh về não, người bị béo phì thường bị thiểu năng trí tuệ hoặc gặp các triệu chứng thần kinh khu trú.
- Những người mắc bệnh thiểu năng sinh dục sẽ gặp triệu chứng lùn, béo bụng cho tới béo toàn thân.
Nhiều căn bệnh gây béo phì
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân béo phì thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành để kịp thời phòng tránh cũng như điều trị. Thương hiệu thể thao Elipsport hân hạnh đồng hành cùng bạn và gia đình trên chặng đường giữ dáng, bảo vệ sức khỏe cùng nhiều sản phẩm luyện tập thể thao: máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage…
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Di truyền chiếm tới 10% nguyên nhân béo phì. Do đó, tỷ lệ bố hoặc mẹ hoặc cả 2 béo phì rất dễ sinh ra con bị béo phì. Do đó, giảm cân không chỉ bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn là cả thế hệ tương lai.
Người mắc chứng tăng đồng hóa, suy giáp, suy tuyến thượng thận, tổn thương vùng dưới đồi não, thiểu năng sinh dục có thể dễ dàng bị béo phì.
Ăn quá nhiều và ít vận động là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em. Ăn quá nhiều dẫn tới lượng calo dư thừa trong cơ thể tăng cao và ít vận động khiến lượng calo dư thừa đó không được tiêu hao mà tích tụ lại thành mỡ thừa.
Câu trả lời là có. Nhiều nghiên cứu cho thấy thức khuya, thiếu ngủ làm giảm độ nhạy của tế bào mỡ dạ dày với insulin 30%, khả năng đáp ứng insulin tổng thể của cơ thể bị giảm 16%, tất cả dẫn tới béo phì.
Nhiều loại thuốc hiện nay có chứa nội tiết tố, quá trình chúng ta ăn uống sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Dẫn tới chúng có thể gây tăng cân, từ đó dẫn đến béo phì.