9 điểm khác nhau giữa mạch đấu nối hình sao và tam giác

Cách phân biệt mạng điện đấu nối hình sao và đấu nối hình tam giác? Sự khác nhau giữa mạch đấu nối hình sao và mạch đấu nối hình tam giác.

Đấu nối hình sao và tam giác như thế nào

Nguồn điện 3 pha có khả năng truyền tải điện gấp 3 lần chỉ với 3 dây dẫn so với nguồn điện 1 pha 2 dây. Do đó truyền tải điện năng bằng nguồn điện 3 pha tiết kiệm hơn khi so sánh với nguồn điện 1 pha.

Do đó hầu hết nguồn điện được tạo ra và phân phối là điện 3 pha (khi đến hộ gia đình thì sử dụng điện 1 pha). Nguồn điện 3 pha có 2 cách đấu là đấu hình sao và tam giác.

+ Kết nối hình sao

Trong mang điện kết nối hình sao, 3 dây được kết nối với nhau tạo nên một điểm chung là điểm trung tính hay gọi là điểm sao. Do hình dáng của nó nên kết nối sao đôi khi còn gọi là kết nối Y.

mạch đấu hình sao có dây trung tính

Mạng điện hình sao

Khi sử dụng cho tải 3 pha thì chỉ cần sử dụng 3 dây pha. Nếu có sử dụng đến tải 1 pha thì kết nối với thêm dây trung tính, được gọi là 3 pha 4 dây.

+ Kết nối hình tam giác

Với kết nối tam giác tất cả ba điểm đầu cuối của các cuộn dây được kết nối với nhau. Đầu cuộn dây này nối với cuối cuộn dây kia tạo thành một vòng khép kín. Trong đó, không có điểm chung hoặc điểm trung tính, và nó được sử dụng để truyền tải điện trong khoảng cách ngắn. Sơ đồ kết nối được trình bày như hình bên dưới:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  4 mạch đảo chiều động cơ dc - ưu và nhược điểm từng mạch

mạch đấu tam giác

Mạng điện đấu hình tam giác

>>>Xem thêm: so sánh 4 loại contactor 3 pha phổ biến nhất, nên sử dụng loại nào

9 điểm khác nhau giữa mạch đấu nối hình sao và tam giác

1. Mạch hình sao sẽ nối điểm cuối của 3 cuộn dây với nhau, chụm lại thành một điểm chung. Trong khi đó đấu nối tam giác sẽ kết nối điểm đầu của cuộn dây này với điểm cuối cuộn dây kia.

2. Mạch đấu sao có một điểm chung là điểm chung tính hoặc điểm sao, ở mạch đấu tam giác không có điểm chung.

3. Ký hiệu của đấu nối mạch hình sao là Y, của mạch tam giác là Δ.

4. Kết nối hình sao có 2 loại hệ thống dây là 3 pha 3 dây và 3 pha 4 dây. Trong khi đó mạch đấu sao chỉ sử dụng hệ thống 3 pha 3 dây.

5. Động cơ đấu nối hình sao sẽ chạy với điện áp nhỏ hơn nối tam giác √3, động cơ chạy với dòng thấp. Do đó thường được sử dụng trong ứng dụng yêu cầu dòng khởi động thấp.

Động cơ nối hình tam giác mỗi cuộn dây chạy với điện áp cao nên sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu moment khởi động cao.

6. Điện áp pha ở mạch nối sao có hai dạng điện áp là: điện áp pha 220V (giữa một pha với dây trung tính) và điện áp dây 380V (điện áp giữa hai pha). Điện áp dây lớn hơn điện áp pha Vd = √3Vp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nguyên lý 2 sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le chuyên dụng

Ở mạch nối tam giác điện áp dây giống với điện áp pha: Vd = Vp.

7. Ở mạch kết nối sao dòng điện pha bằng với dòng điện dây Id = Ip. Dòng điện dây gấp √3 lần dòng điện pha Id =√3Ip.

8. Mạch hình sao sử dụng trong cả mạng điện truyền tải và phân phối. Còn mạch nối tam giác sử dụng cho mạng phân phối.

9. Điểm khác nhau cuối cùng giữa mạch đấu nối hình sao và mạch nối tam giác là mạch kết nối hình sao có thể sử dụng cho khoảng cách truyền đi xa. Trong khi đó mạch hình tam giác cho khoảng cách ngắn hơn.

>>> Xem thêm:

Top 4 loại contactor 1 thông dụng nhất, đặc tính, sơ đồ đấu dây

Sơ đồ nguyên lý 4 mạch khởi động sao tam giác điều khiển động cơ

Bài viết tham khảo

https://www.electronicshub.org/comparison-star-delta-connections/

https://circuitglobe.com/difference-between-star-and-delta-connection.html

 

Leave a Comment