Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về 4 mạch khởi động sao tam giác dùng nút nhấn, timer PLC. Bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu chi tiết về lập trình plc cho mạch khởi động sao tam giác.
1. Đấu nối sao tam giác như thế nào
Hình bên dưới trình bày cách cấu hình kết nối sao tam giác. Ta thấy rằng:
+ Ở kết nối hình sao: Một đầu của 3 cuộn dây nối lại với nhau tạo thành điểm sao. Trong khi đó các đầu dây còn lại sẽ kết nối với nguồn.
+ Ở chế độ tam giác: Cuộn dây được kết nối tạo thành một vòng kín. Đầu cuộn dây này nối với điểm cuối của cuộn dây khác. Và 3 điểm đầu của các cuộn dây nối với nguồn.
Cấu hình kết nối sao tam giác
2. Đấu nối sao tam giác cho động cơ
Đối với động cơ 3 pha chạy chế độ sao tam giác sẽ có 6 đầu dây được sắp xếp theo thứ tự trong hộp đấu dây là U1, V1, W1 và W2, U2, V2. Lúc này việc đấu dây động cơ sẽ đơn giản như hình bên dưới.
Động cơ đấu chế độ sao và tam giác
Trong lập trình PLC chạy mạch sao tam giác chúng ta sẽ sử dụng 3 contactor để điều khiển một cách tự động. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực sao tam giác như hình sau.
Sơ đồ nguyên lý mạch động lực
+ Contactor chính: được sử dụng để cung cấp nguồn cho cuộn dây. Contactor chính sẽ phải đóng ở cả hai chế độ.
+ Ban đầu contactor sao sẽ đóng trong khi đó contactor tam giác sẽ mở để các cuộn dây động cơ có cấu hình chế độ sao.
+ Khi tốc độ động cơ đạt trên 75% tốc độ định mức thì contactor sao mở, trong khi contactor tam giác đóng lại. Chuyển các cuộn dây động cơ sang cấu hình tam giác.
3. Lập trình PLC mạch sao tam giác
Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển sao tam giác dùng PLC được thiết kế như sau.
Mạch plc điều khiển sao tam giác
+ Nút nhấn chạy, dừng nối với ngõ vào X0, X1 của PLC.
+ Cuộn dây sao, tam giác, chính nối với ngõ ra Y0, Y1, Y2 của PLC.
Chương trình trên PLC sẽ được lập trình như sau.
Chương trình lập trình plc mạch sao tam giác
+ Contactor chính (Q1) nối tiếp với thường mở nút nhấn Chạy (I1) và thường đóng nút nhấn Dừng (I2). Có nghĩa rằng contactor chính sẽ chỉ được cấp điện khi nút nhấn Chạy được nhấn và nút nhấn Dừng không được nhấn.
Tiếp điểm thường mở Q1 nối song song với nút nhấn I1, để giữ cho động cơ tiếp tục chạy sau khi nút nhấn Chạy được nhã ra.
+ Contactor sao (Q2) nối tiếp với contactor chính, tiếp điểm thường đóng của timer T1 và thường đóng của contactor tam giác (Q3). Do đó contactor sao chỉ được cấp điện khi contactor chính đóng, timer chưa kích hoạt và contactor sao đang mở.
+ Timer T1 đặt thời gian chuyển từ cấu hình sao sang tam giác. Nó sẽ bắt đầu đếm thời gian khi contactor chính được cấp điện. Tức là T1 là thời gian động cơ chạy chế độ sao.
+ Contactor tam giác (Q3) được cấp điện khi contactor chính đang đóng, timer đã kích hoạt và contactor sao đang bị ngắt.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Ở mạch ứng dụng thực tế cần sử dụng một số khí cụ bảo vệ, mạch khóa chéo tùy theo mỗi ứng dụng.
>>> Xem thêm:
4 sơ đồ mạch khởi động sao tam giác – ưu nhược điểm từng mạch
20 sơ đồ đấu dây contacor 3 pha cơ bản đến nâng cao
Tìm hiểu 6 mạch đảo chiều động cơ ba pha
Contactor là gì? Bài viết chi tiết nhất hay nhất về contactor
Nguồn bài viết: PLC Program for Star Delta Motor Starter