Công của lực điện, trắc nghiệm vật lý lớp 11 2022 | Mytranshop.com

A.LÍ THUYẾT

I.Công của lực điện

1.Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều

 

overrightarrow{F}=q.overrightarrow{E}

-Phương: song song với các đường sức điện.

-Chiều: từ bản dương sang bản âm.

-Độ lớn: F = q.E

2.Công của lực điện trong điện trường đều

AMN=q.E.d

Với d = overline{MH} là hình chiếu đường đi trên một đường sức điện. Chiều đường sức điện là chiều dương.

 

-Các trường hợp đặc biệt:

+ Nếu alpha <{{90}^{0}} thì displaystyle cos alpha >0,d>0=>A>0 khi overline{MH} cùng chiều đường sức.

+ Nếu alpha >{{90}^{0}} thì displaystyle cos alpha <0,d<0=>A<0 khi overline{MH} ngược chiều đường sức.

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

3.Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì

-Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.

II.Thế năng của một điện tích trong điện trường

1.Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường

-Thế năng của điện tích q đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện khi đặt q tại điểm đang xét trong điện trường.

WM =AM =q.E.d

Với d là khoảng cách từ điểm đang xét đến bản âm.

       WM:thế năng của điện tích q tại M.

-Trong điện trường bất kì thì lấy mốc thế năng tại vô cùng: displaystyle {{text{W}}_{M}}={{A}_{Minfty }}

2.Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích

Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? – 3 điều bạn phải nắm 2022 | Mytranshop.com

displaystyle {{text{W}}_{M}}={{A}_{Minfty }}=q{{V}_{M}}

3.Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trương.

{{A}_{MN}}={{text{W}}_{M}}-{{text{W}}_{N}}

II.BÀI TẬP

DẠNG: TÍNH CÔNG CỦA CÁC LỰC KHI ĐIỆN TÍCH DI CHUYỂN 

Phương pháp: sử dụng các công thức sau

1. AMN = qEd

Chú ý:

– d >0 khi hình chiếu cùng chiều đường sức.

– d < 0 khi hình chiếu ngược chiều đường sức.

2. AMN = WtM – WtN = WđN – WđM

3. AMN = UMN .q = (VM – VN ).q

Chú ý: Dấu của công phụ thuộc vào dấu của q và U và góc hợp bởi chiều chuyển dời và chiều đường sức.

 

Leave a Comment