Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, trắc nghiệm ngữ văn lớp 10 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

 – Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

 – Nội dung: diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…

– Nghệ thuật:

+ Lời ca thường ngắn gọn

+ Thể lục bát hoặc lục bát biến thể

+ Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Bài 1: Tiếng hát than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ

a. Thân em…cách mở đầu quen thuộc. Lời than thân của người phụ nữ. Gợi âm điệu: xót xa, ngậm ngùi

– Thân em…lời chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.

–  Hình ảnh tấm lụa đào gợi ra vẻ đẹp dịu dàng, tha thướt, quyến rũ, đầy nữ tính. à Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình.

– Hình ảnh so sánh gợi nên nỗi khổ cực của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, giá trị không ai biết đến.

 – Khắc họa đậm hơn tâm sự nhân vật trữ tình:

+ Khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập đến ngay với họ.

+ Sự đối lập giữa hai dòng thơ càng thêm thấm thía nỗi lo và nỗi đau ấy.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nguyên nhân lỗ tai bị hôi và cách chữa trị phù hợp 2022 | Mytranshop.com

 2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn

Nỗi niềm của cô gái đối với người yêu đọng lại trong một tấm khăn thương nhớ.

– Thể hiện sự nhớ thương qua hình ảnh và biểu tượng cụ thể, sinh động: biểu tượng “khăn, đèn, mắt”, đặc biệt là hình ảnh “khăn”.

– Khăn, đèn phép nhân hóa, mắt là phép hoán dụ. Biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của cô gái đang yêu.

* Khăn: vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ. Vật dụng quấn quýt với người con gái, như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ.

– Từ “khăn” đứng ở vị trí đầu câu thơ, láy lại 6 lần và Câu “Khăn thương nhớ ai” láy lại 3 lần như 1 điệp khúcà nỗi nhớ triền miên, da diết, khôn nguôi. Mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ trào dâng.

– Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động trái chiều của cái khăn: xuống, lên, rơi, vắt Và tâm trạng con người ngổn ngang trăm mối tơ vò nỗi nhớ bao trùm cả không gian.

– Nỗi nhớ người yêu dẫn đến cảnh khóc thầm của biết bao cô gái trong ca dao: khăn chùi nước mắt

– 6 câu thơ hỏi khăn, 24 chữ có đến16 thanh bằng/ 24 thanh: nỗi nhớ thương bâng khuâng da diết. Mang đậm màu sắc nữ tính, biết ghìm nén cảm xúc không bộc lộ một cách dễ dãi.

* Đèn:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hàm lượng calo trong thức ăn, thực phẩm quen thuộc hàng ngày 2022 | Mytranshop.com

– Nỗi nhớ được đo theo thời gian: nhớ từ ngày – đêm, nỗi nhớ kéo dài triền miên.

–  Điệp khúc “ thương nhớ ai” được giữ lại nhưng nỗi nhớ lại được đặt vào hình ảnh ngọn đèn

 – Hình ảnh “đèn không tắt”: con người trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian và ngọn lửa tình vẫn cháy trong tim người con gái.

* Mắt:

– Cô gái đang tự hỏi chính mình  “Mắt thương nhớ ai – mắt ngủ không yên”

– Nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu trong lòng cô gái.

– Thao thức, trằn trọc không ngủ vì thương nhớ mỏi mòn.

– Hình tượng hợp lí nhất quán và tự nhiên như cuộc sống của con người, như chính niềm thương nỗi nhớ của cô gái:“đèn không tắt” và “mắt không ngủ yên”.

– Nỗi nhớ liên tiếp trong 10 câu thơ 4 chữ : cô gái chỉ hỏi mà không có lời đáp như nén chặt nỗi thương nhớ.

–  Cuối cùng trào ra bằng nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi “Đêm qua …” à hạnh phúc lứa đôi trong XH cũ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể.

→ Tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa.

3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thiết kế nhà ống 2 tầng có sân phơi tiết kiệm diện tích mà vẫn đẹp - 2022 | Mytranshop.com

– Ý nghĩa biểu tượng của “muối- gừng”:

 + Muối, gừng: gia vị bữa ăn, vị thuốc để chữa bệnh của những người lao động nghèo, hương vị của tình người.

 + Biểu trưng cho tình nghĩa con người: sự gắn bó thủy chung của con người.

– Giá trị biểu cảm của hình ảnh “muối- gừng”:

+ Tình nghĩa thủy chung, bền vững của vợ chồng (Muối ba năm..hãy còn cay)

+ Hương vị của gừng-muối đã trở thành hương vị của người (Đôi ta nghĩa nặng tình dày)

+ Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: khẳng định lòng chung thủy, son sắt

+ Câu cuối: câu bát kéo dài 13 tiếng: ba vạn sáu ngàn ngày = 100 năm =1 đời người  có nghĩa là không bao giờ cách xa

III. TỔNG KẾT

Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong câu ca

Leave a Comment