I- Vị trí và cấu tạo của Brom
– Kim loại chuyển tiếp, nhóm VIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử 24.
– Cấu hình electron [Ar]3d5 4s1. Số oxi hóa phổ biến của crom là +2, +3, +6.
II- Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ cao, crom khử được nhiều phi kim
a. Tác dụng với oxi:
4Cr + 3O2 2Cr2O3
Crom không bị oxi hóa trong không khí ở nhiệt độ thường.
b. Tác dụng với nitơ, clo:
2Cr + N2 2CrN
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2. Tác dụng với nước: không phản ứng.
3. Tác dụng với dung dịch axit
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 ↑
4Cr + 12HCl + O2kk → 4CrCl3 + 2H2O + 4H2 ↑
2Cr + 6H2SO4đđ Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O
Cr + 6HNO3đ Cr(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
Cr + 4HNO3 Cr(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O
Tương tự như nhôm, crom không tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nguội mà bị thụ dộng bởi các axit này.
4. Tác dụng với dung dịch muối
Cr + 3AgNO3 → Cr(NO3)3 + 3Ag ↓
III- Sản xuất
– Hợp chất phổ biến nhất của crom là quặng cromit FeO.Cr2O3 (thường có lẫn SiO2 và Al2O3).
– Tách Cr2O3 từ quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
Cr2O3 + 2Al 2Cr + Al2O3
IV- Một số hợp chất của Crom
1. Hợp chất crom (II)
a. Crom (II) oxit (CrO)
– CrO là một oxit bazơ, tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
– CrO có tính khử, trong không khí dễ bị oxi hóa thành Cr (III) oxit (Cr2O3).
2CrO + 1/2O2 → Cr2O3
b. Crom (II) hidroxit (Cr(OH)2)
– Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng.
– Cr(OH)2 là một bazơ, tác dụng với dung dịch axit
Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O
– Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí thì Cr(OH)2 bị oxi hoá thành Cr(OH)3
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3
– Điều chế Cr(OH)2 từ muối crom (II) và dung dịch kiềm (không có không khí)
CrCl2 + 2NaỌH → Cr(OH)2 ↓ + 2NaCl
c. Muối crom (II)
Muối crom (II) có tính khử mạnh
2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3
4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O
2. Hợp chất crom (III)
a. Crom (III) oxit (Cr2O3)
– Cr2O3 là một oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc
Cr2O3 + 6H+ → 2Cr3+ + 3H2O
Cr2O3 + 2OH- + 3H2O → 2[Cr(OH)4]-
– Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
– Sản xuất Cr2O3: K2Cr2O7 + S Cr2O3 + K2SO4
– Điều chế Cr2O3: 2Cr(OH)3 Cr2O3 + 3H2O
b. Crom (III) hiđroxit (Cr(OH)3)
– Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axi dung dịch kiềm
Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4] (hay NaCrO2.2H2O)
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
– Điều chế Cr(OH)3
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl
c. Muối crom (III)
– Vì ở trạng thái oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit), vừa có tính khử (trong môi trường kiềm)
2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn+
2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O
Hoặc: 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O
– Muối crom (III) có ý nghĩa quan trọng trong thực tế, phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.2H2O dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
3. Hợp chất crom (VI)
a. Crom (VI) oxit (CrO3)
– CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nước tạo thành axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7
CrO3 + H2O → H2CrO4
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7
CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O
– CrO3 có tính oxi hoá mạnh
2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O
b. Muối cromat (CrO42-) đicromat (Cr2O72-)
– Các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền hơn so với các axit cromic và đicromic.
– Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit.
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O
– Muối CrO42-: có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam. Hai muối này tồn tại trong dung dịch ở trạng thái cân bằng, tuỳ thuộc vào pH của môi trường
2CrO42- + 2H+ | Cr2O72- + H2O | |
màu vàng | màu da cam |
Qua cân bằng hoá học trên, ta nhận thấy:
+ Thêm OH- thì cân bằng chuyển dịch về bên trái làm loãng nồng độ ion CrO42-
Cr2O72- + 2OH- → 2CrO42- + H2O
+ Thêm H+ (mạnh) thì cân bằng chuyển dịch về bên phải làm tăng nồng độ ion Cr2O72-
2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O
Kết luận
Trạng thái oxi hóa | +2 | +3 | +6 |
Hợp chất | CrO | Cr2O3 | CrO3 |
Tính chất axit – bazơ | |||
Tính oxi hóa – khử | Cr2+ Khử mạnh |
Cr3+ Oxi hóa và khử vừa phải |
Oxi hóa mạnh |