1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
– Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ Đại Tây Dương (1,3 triệu người).
– Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển.
– Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.
– Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
Thời gian |
Nội dung sự kiện |
Kết quả |
1773 |
Sự kiện chè Bô-xtơn |
Anh phong tỏa cảng Bô-xtơn, buôn bán ngừng trệ. |
9/1774 |
Đại hội lục địa lần thứ nhất |
Vua Anh tuyên bố trừng trị nếu thuộc địa nổi loạn |
4/1775 |
Chiến tranh bùng nổ |
Nghĩa quân thất bại |
5/1775 |
Đại hội lục địa lần thứ hai |
Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh |
4/7/1776 |
Đại hội thông qua Tuyên ngôn độc lập |
Thành lập Hợp chúng quốc Mĩ |
17/10/1777 |
Trận đánh Xa-ra-tô-ga |
Quân thuộc địa giành thắng lợi |
1781 |
Trận đánh I-oóc-tao |
Quân Anh đầu hàng |
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
– Theo hòa ước Vécxai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
– 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
– Ý nghĩa
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ – Latinh.