CRP là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả CRP 2022 | Mytranshop.com

Xét nghiệm CRP là gì? Đây một loại xét nghiệm để định lượng Protein phản ứng C trong máu. Xét nghiệm CRP cho kết quả giúp kiểm tra được mức độ viêm nhiễm để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.

Có lẽ hầu hết những ai đã từng một lần phải khám tổng quát cũng đều trải qua kha khá các quá trình được chỉ định, trong đó có công tác xét nghiệm và chẩn đoán. Chẩn đoán là một phần cực kì quan trọng trong Y khoa. Nhờ có các xét nghiệm chẩn đoán mà các y bác sĩ mới có thể tìm ra nguồn cơn của những căn bệnh từ nhẹ đến nặng. Một trong những xét nghiệm quen thuộc và cũng không kém phần quan trọng phải kể đến đó chính là xét nghiệm CRP. Vậy xét nghiệm CRP là gì?

1. Xét nghiệm CRP là gì?

Trong cơ thể của con người chúng ta, nếu muốn chẩn đoán bệnh tật phải dựa vào các chất phản ứng để thúc đẩy và gia tăng tính hiệu quả cao hơn. Protein phản ứng C chính là một trong những công cụ hiệu quả cho quá trình này. Protein phản ứng C hay còn được viết tắt là CRP đóng vai trò của một chất phản ứng không đặc hiệu, thuộc về pha cấp tính. CRP dùng để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm, ví như bị sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp chẳng hạn. Bên cạnh đó, lượng CRP sẽ không tăng trong trường hợp bị nhiễm virus.

Trả lời cho câu hỏi “CRP là gì”, các bác sĩ đã giải thích rằng: CRP là một loại protein được sản xuất ở gan trong quá trình viêm cấp tính và một vài bệnh khác. Khi có kết quả dương tính từ xét nghiệm CRP, chứng tỏ rằng cơ thể của bạn đang hiện hữu một căn bệnh tiềm ẩn ở bên trong. Muốn tổng hợp được CRP, cần kích thích nhờ vào phức hợp kháng nguyên – miễn dịch, nấm, vi khuẩn và sự chấn thương.

crp là gì

Xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP cũng cho biết chỉ số nhạy cảm và sự phản ứng nhanh hơn so với việc theo dõi tốc độ lắng hồng cầu (ESR). Một khi xảy ra thay đổi viêm nhiễm cấp tính, CRP sẽ cho thấy mức độ tăng nhanh và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, khi phục hồi trở lại thì CRP cũng biến mất trước khi ESR trở lại mức bình thường. CRP còn được nhận thấy là biến mất đi khi quá trình viêm nhiễm bị ức chế do salicylate hoặc steroid.

Ý nghĩa của nồng độ CRP là gì?  Một nghiên cứu gần đây đã kết hợp việc tạo ra CRP có độ nhạy cao (hs-CRP) để cho phép xét nghiệm đưa ra kết quả chính xác ngay cả khi nồng độ CRP thấp. Bởi vì sự khác nhau giữa nồng độ hs-CRP ở từng cá thể nên bác sĩ sẽ thực hiện 2 loại xét nghiệm riêng biệt để có thể phân loại mức độ rủi ro. Ở bệnh nhân có bệnh mạch vành hoặc hội chứng mạch vành cấp tính, nồng độ hs-CRP có ý nghĩa như một dấu hiệu độc lập, giúp đánh giá nguy cơ biến chứng hiểm nghèo có thể xảy ra. Những nguy cơ đó bao gồm nhồi máu cơ tim, tái phát hẹp van tim sau phẫu thuật can thiệp hoặc thậm chí là tử vong.

2. Khi nào cần xét nghiệm CRP?

Khi nào ta cần thực hiện xét nghiệm CRP và chức năng của xét nghiệm CRP là gì có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Theo các bác sĩ, CRP giúp kiểm tra tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật và nồng độ CRP sẽ tăng trong khoảng 2 – 6 tiếng hậu phẫu rồi giảm dần kể từ ngày thứ 3. Giả sử các chỉ số vẫn ở mức độ tăng cao kéo dài hơn 3 ngày, rất có thể đã xảy ra nhiễm trùng. Không những thế, các bệnh lý gây viêm như ung thư hạch bạch huyết, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xuất huyết ruột, viêm tủy xương,… cũng một phần nhờ CRP mà phát hiện kịp thời.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thể thao đường phố là gì? Thể thao đường phố gồm những bộ môn nào? 2022 | Mytranshop.com

Một chức năng khác của xét nghiệm CRP chính là đánh giá việc cơ thể có đáp ứng với điều thị hay không. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh và giảm xuống về mức bình thường nếu mọi phản ứng bên trong đang ổn định khi can thiệp chữa trị, chẳng hạn như khi trị ung thư hay khắc chế nhiễm trùng,…

3. Quy trình khi xét nghiệm CRP

3.1. Các phương thức khi chuẩn bị xét nghiệm CRP là gì?

Bạn thường không cần kiêng gì trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn gì và không uống nước khoảng 4 – 12 giờ trước khi tiến hành. Sau đó, quy trình thực nghiệm xét nghiệm CRP như sau:

Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy máu bằng cách quấn một dải băng quanh tay bạn để tạm ngăn máu lưu thông. Kế đó, sau khi sát trùng chỗ cần tiêm bằng cồn, người ta sẽ bắt đầu tiêm vào tĩnh mạch và có thể tiêm nhiều hơn 1 lần khi có chỉ định. Một cái ống sẽ được gắn vào để máu chảy ra. Khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết, dải băng quanh tay sẽ được tháo ra và nhân viên sẽ thoa miếng gạc băng và dán băng cá nhân vào vị trí vừa tiêm. Bác sĩ sẽ thu thập mẫu máu và đánh dấu nó bằng một ống có nắp đỏ.

crp là gì

Quá trình xét nghiệm CRP là gì?

3.2. Nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CRP?

  • Thông thường, sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch để cầm máu.
  • Tránh việc tiếp xúc, can thiệp khiến cho chỗ tiêm bị nhiễm trùng.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng mệt mỏi, khó chịu nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

4. Cách đọc kết quả xét nghiệm CRP

4.1. Thông số kết quả CRP

Kết quả CRP bình thường được phản ánh qua các thông số sau: <1.0 mg/dL hoặc <10.0mg/L (đơn vị SI)

Kết quả bất thường:

  • Thấp: <1.0 mg/dL;
  • Trung bình: 1.0 – 3.0 mg/dL;
  • Cao: >3.0 mg dL

Khi xuất hiện nồng độ cao cũng là khi bạn phải đối mặt với các nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch, viêm khớp, sốt thấp khớp cấp tính, hội chứng Reiter, bệnh Crohn, hội chứng viêm mạch, lupus ban đỏ hệ thống, nhồi máu cơ tim cấp tính, nhồi máu phổi, đào thải ghép thận hay ghép tủy xương, nhiễm trùng các loại, bệnh lao, các căn bệnh ác tính, viêm màng não vi khuẩn,… Khoảng giá trị này đôi khi sẽ không thống nhất hoàn toàn mà tùy thuộc vào từng cơ sở y tế nơi bạn chọn thực hiện xét nghiệm.

Lưu ý: Nồng độ CRP có thể tăng cao khi cùng thuốc viên tránh thai, trong giai đoạn cuối khi mang thai,… Bên cạnh đó, CRP còn có thể tăng cao ở những người béo phì.

crp là gì

Nồng độ của CRP thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

4.2. Vấn đề tim mạch liên đới với chỉ số CRP là gì?

Khi cơ thể gặp phải những viêm nhiễm hoặc tổn thương, chỉ số CRP có thể bị nhân lên đến 1000 lần. CRP chính là một trong những yếu tố gây tăng mảng xơ vữa và tạo điều kiện xuất hiện các huyết khối làm tắc nghẽn động mạch vành, gây nguy hiểm cho tim. Đồng thời, tỷ lệ CRP trong máu giảm đi song song với sự thiếu hụt LDL – cholesterol (cholesterol xấu) trong huyết thanh của chúng ta. 

Những bệnh nhân có LDL – cholesterol trong máu giảm dưới 70md/100ml sẽ có ít nguy cơ bị tái phát bệnh tim hơn. Nhiều nghiên cứu cho hay, những phụ nữ có nồng độ CRP cao trong máu sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 7 lần so với người có nồng độ CRP thấp hơn. Thêm nữa, sự tích tụ mảng xơ vữa lâu ngày trong mạch máu sẽ tạo điều kiện cho viêm nhiễm gia tăng và tấn công thành mạch. Theo đó, cùng với thời gian mà các mảng vữa này sẽ bị bong tróc, vỡ ra và khiến bệnh nhân đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

5. Điều cần chú ý thận trọng khi xét nghiệm CRP là gì?

Có rất nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến xét nghiệm CRP. Nồng độ trong kết quả xét nghiệm sẽ cao với những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao và hay bị tăng huyết áp. Bên cạnh đó, hội chứng chuyển hóa chất, đái tháo đường, nhiễm trùng mạn tính, viêm mãn tính và do nồng độ HDL thấp/triglyceride cao cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều cho quá trình chẩn đoán của các bác sĩ. Hơn nữa, nồng độ CRP cũng sẽ tăng trong giai đoạn gần cuối của thai kỳ và khi can thiệp thuốc tránh thai hay các liệu pháp hormone. Đặc biệt, hút thuốc lá cũng làm tăng nồng độ CRP. Các loại thuốc liên quan đến estrogen và progesteron cũng ảnh hưởng đến kết quả CRP có nồng độ cao.

Ngược lại, khi bệnh nhân uống rượu bia, bị sụt cân hay hoạt động nhiều, chỉ số CRP sẽ giảm. Các loại thuốc khiến kết quả có nồng độ thấp phải kể đến chính là fibrate, niacin và statin.

crp là gì

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm

6. Các xét nghiệm liên quan CRP

Các xét nghiệm kèm theo xét nghiệm CRP là gì và được sử dụng khi nào? Câu trả lời đó là khi một bệnh nhân bị nghi nhiễm trùng và cần được đánh giá tổng quát tình trạng chung. Các xét nghiệm đi kèm thông thường là:

  • Tổng phân tích các thành phần tế bào máu ngoại vi. Qua kết quả xét nghiệm, tinh trạng viêm sẽ được phản ánh thông qua lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là loại bạch cầu trung tính.
  • Xét nghiệm PCT – procalcitonin có tác dụng hữu hiệu trong việc theo dõi nhiễm khuẩn máu.
  • Cấy máu
  • Xét nghiệm máu lắng.
  • Định lượng nồng độ lactate máu.
  • Xét nghiệm chức năng của gan và thận.
  • Xét nghiệm SARC-Covid- 19.

7. Lưu ý khi làm xét nghiệm CRP

Vai trò của việc xét nghiệm nói chung, đặc biệt là xét nghiệm CRP nói riêng là rất lớn. Bởi lẽ không chỉ giúp chẩn đoán được bệnh mà việc xét nghiệm còn đưa ra manh mối cho các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Khi được hỏi vai trò của xét nghiệm CRP là gì – các chuyên gia Y tế cho rằng kết quả ấy chính là “bản đồ” hay một “bản mô tả” đặc hiệu, giúp bác sĩ biết rõ chỉ số nào của cơ thể đang gặp phải vấn đề. Chính vì thế mà kết quả xét nghiệm có sự ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của người bệnh lẫn người khỏe mạnh.

crp là gì

Phải thực hiện xét nghiệm CRP ở nơi uy tín

Do vậy, khi muốn xét nghiệm hãy chọn lựa nơi có uy tín cao và đội ngũ nhân viên, y bác sĩ lành nghề để chẩn đoán đúng nhất các nguy cơ bệnh tật. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm ở nơi không uy tín, kết quả xét nghiệm sai lệch sẽ mang lại những hậu quả khôn lường, gây rất nhiều khó khăn cho việc chữa bệnh sau này nếu có.

Thắc mắc về việc xét nghiệm CRP là gì đã được giải đáp với trọn bộ thông tin kể trên của tập đoàn thể thao Elipsport. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn đã biết được thêm những điều bổ ích và thú vị về Y học, sức khỏe và cũng từ đó mà chăm sóc bản thân hữu hiệu hơn. Đừng bỏ qua bất kỳ bài viết mới nào trên trang chủ của chúng tôi bạn nhé!

Không ai có thể phủ nhận rằng ”sức khỏe vẽ nên thành công” ngay cả người đang thành công và giàu có cũng rất quý trọng và rất cần có sức khỏe. Vậy nên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu bạn yêu thích chạy bộ hãy tham khảo ngay may chay bo Elipsport, nếu thành viên trong gia đình có người thích đạp xe hãy chọn chiếc xe đạp tập, ông bà bố mẹ cần một thiết bị thư giãn, giảm đau mỏi hãy chọn ghế massage. Đến Elipsport  giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình bạn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Kết quả xét nghiệm CRP dương tính chỉ ra sự hiện diện nhưng không chỉ ra được nguyên nhân của bệnh. Việc tổng hợp CRP được kích thích bởi phức hợp kháng nguyên–miễn dịch, vi khuẩn, nấm, và chấn thương.

Trong chuyên khoa Hô hấp, vai trò của CRP rất rõ ràng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị viêm phổi, bên cạnh đó CRP cũng có vai trò rất quan trọng trong nhiều bệnh lý hô hấp khác.

Xét nghiệm hs CRP có thể hữu ích trong việc đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim, hoặc các bệnh liên quan đến viêm. Trong đó chỉ số xét nghiệm CRP trên 3,0 mg / L thì trẻ có nguy cơ cao bị các bệnh lý tim mạch bẩm sinh.

CRP sẽ tăng cao nếu người bệnh bị viêm nhiễm. Nếu chỉ số CRP đang cao và giảm xuống nghĩa là tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt. Với nguyên nhân do viêm nhiễm, tổn thương khiến CRP trong máu tăng gấp nhiều lần (tối đa 1000 lần).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm CRP là: thuốc chống viêm, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn bêta giao cảm gây âm tính giả; thuốc điều trị hormon thay thế, thuốc ngừa thai uống, béo phì, có thai gây dương tính giả.

Leave a Comment