Nhân sâm còn được biết với tên gọi tắt là sâm. Đây là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng khá phổ biến từ xa xưa. Trong đông y, sâm được xếp đầu tiên trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Bạn hãy tham khảo các tác dụng của nhân sâm trong bài viết dưới đây.
Từ hàng ngàn năm trước, ông cha ta đã biết sử dụng sâm để tăng cường sức khỏe. Sâm có tác dụng đại bổ ích nguyên khí. Do vậy, người ta thường dùng sâm trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu, tâm thần bất ổn, hen phế quản, tiểu đường. Đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ, giải độc, tăng cường miễn dịch,…. Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhiều người đã lợi dụng sự thiếu thông tin hiểu biết của khách hàng để bán sâm giả, sâm kém chất lượng. Nắm thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được nhân sâm là gì và những công dụng của nó.
1. Nhân sâm là gì?
Tên khoa học của nhân sâm là Panax Ginseng. Loại dược liệu này được đánh giá rất cao về giá trị dược lý trong y học cổ truyền. Ngày nay, nền y học hiện đại cũng đã công nhận các thành phần dinh dưỡng có trong sâm mang đến nhiều tác dụng vượt trội cho sức khỏe con người.
Theo các tài liệu Đông y, nhân sâm là loại thực phẩm có hình dáng tựa như hình người với đầu, thân và 2 chân. Loại cây có hoa, rễ thuộc họ Cuồng này thường sinh trưởng tại các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ như Viên đông Liên Bang Nga, Bắc Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, nổi tiếng về chất lượng của sâm nhất thì không thể bỏ qua sâm được trồng tại Triều Tiên và Hàn Quốc. 2 vùng này có khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp để sâm sinh trưởng và phát triển tốt. Tại Việt Nam, sâm sinh trưởng và đạt được giá trị dược liệu cao nhất khi được trồng tại đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).
Củ sâm là loại dược liệu quý tốt cho sức khỏe
Sâm là loại cây khá khó trồng và chậm phát triển. Phần củ sâm chỉ cho giá trị dinh dưỡng cao nhất nếu cây sâm đạt độ tuổi trên 5 năm. Tại một số điều kiện bất lợi, cây sâm vẫn có thể sinh tồn, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng đã giảm hẳn so với khi sinh trưởng ở những vùng có khí hậu hợp thổ nhưỡng. Chính vì vừa quý lại vừa hiếm nên cây sâm tự nhiên đã dần cạn kiệt. Ở một số quốc gia, người ta đã đưa loại dược liệu này vào danh sách những loại cây cần được bảo vệ.
2. Nhận diện cây nhân sâm
Nhân sâm có vị hơi đắng, ngọt. Để nhận diện sâm bạn có thể dựa vào những đặc điểm về củ lá, hoa như dưới đây.
- Sâm cao chừng 60 cm
- Rễ sau khi hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và đạt đến độ tuổi nhất định sẽ phình to thành dạng củ. Củ có hình dạng như hình người với phần đầu, thân, 2 chân rõ ràng.
- Có cuống dài, lá mọc vòng, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì sẽ có một lá với 3 lá chét. Nếu cây mọc được 2 năm thì sẽ có một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì cây sẽ có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Trên 5 năm tuổi cây sẽ có 4 – 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.
- Hoa sâm: Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây mới bắt đầu cho hoa, kết quả. Thông thường hoa sẽ xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình có cấu trúc dạng tán mọc ở đầu cành, với màu xanh nhạt gồm 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm.
- Quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ tươi, bên trong chứa 2 hạt. Thông thường phần hạt sâm năm thứ 3 sẽ không dùng để làm giống. Bởi chất lượng hạt chỉ thực sự tốt sau 5 năm.
3. Tác dụng của nhân sâm là gì?
Sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất quý như: Panaxatriol, panaxadiol, other panaxosides, pan aquilon, panaxin, gensenin, a-panaxin, proto-panaxadiol, protopanaxtriol, panacene, panaxynol, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, sucrose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine. Do vậy, sâm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Những công dụng của sâm đã được khoa học ghi nhận bao gồm:
3.1. Chống oxy hóa, giảm viêm
Trong sâm có chứa ginsenoside, Saponin. Đây là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào. Nó có có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Đồng thời, sử dụng sâm còn ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
Sâm là loại cây quý hiếm cần được bảo tồn
3.2. Cải thiện tâm trạng, trí nhớ
Thử nghiệm trên động vật là chuột bạch cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong sâm có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do. Đồng thời xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức cho người bị Alzheimer.
3.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Thử nghiệm dùng sâm trên bệnh nhân bị ung thư dạ dày cho thấy sức khỏe người bệnh có phần tiến triển hơn. Nhân sâm đã giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất. Tác dụng chống mệt mỏi cũng khiến tinh thần người bệnh được tốt hơn, thoải mái hơn sau khi hóa trị.
3.4. Giúp cải thiện sinh lý phái mạnh
Sâm là vị thuốc thường được y học cổ truyền sử dụng để điều trị bệnh rối loạn cương dương. Đồng thời, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa ở động mạch, mang máu đến cơ quan sinh dục nam nhiều hơn. Bổ sung sâm giúp tăng cường lưu thông máu đến dương vật, từ đó giúp “cậu nhỏ” cương cứng nhanh hơn và có khả năng chiến đấu bền bỉ hơn.
Một thử nghiệm về sử dụng sâm được tiến hành tại Hàn Quốc vào năm 2002 cho thấy gần 60% nam giới bị rối loạn cương dương sau khi sử dụng sâm đã cải thiện được các triệu chứng rõ rệt. Đàn ông sử dụng sâm thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe sinh lý và khả năng hoạt động tình dục. Kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao hợp lý cùng máy tập chạy bộ điện hay xe đạp tập gym sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
3.5. Ngăn ngừa và chống lại virus gây cảm cúm
Các tài liệu nghiên cứu về thử nghiệm dụng sâm trên chuột cho thấy loại dược liệu này có tác dụng ứng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV). Chiết xuất của sâm giúp các tế bào biểu mô phổi có sức sống mạnh hơn khi bị nhiễm virus cúm.
3.6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong sâm có chứa hoạt chất ginsenosides tác động đến insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng insulin giúp hạ đường huyết nhanh chóng. Đồng thời giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi khó chịu cho người bị bệnh tiểu đường.
3.7. Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Dẫn đầu trong danh sách 4 vị thuốc thập toàn đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Sử dụng sâm mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Do vậy, người ta hay sử dụng sâm cho người thể lực yếu, những người hoạt động thể chất mạnh cần bổ sung để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Sử dụng sâm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể
3.8. Giúp ăn ngon, ngủ ngon
Chiết xuất từ sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, giảm căng thẳng, lo âu. Từ đó, hỗ trợ điều trị chứng mất, giúp cho người sử dụng ngủ ngon và sâu giấc. Đồng thời việc sử dụng sâm ngâm rượu uống cũng giúp cải thiện vị giác giúp ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.
3.9. Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Sử dụng sâm sẽ giúp tăng các gốc tự do có nguồn gốc oxy. Nó có liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa. Các loại oxy phản ứng được tạo ra bởi các phân tử nội bào ở chủ yếu trong tế bào chất và ty thể. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, việc sử dụng sâm đã làm giảm đáng kể nồng độ các loại oxy phản ứng huyết thanh (ROS) và methane dicarboxylic aldehyd (MDA), đồng thời làm tăng tổng hàm lượng glutathione và glutathione reductase (GSH- Rd). Dùng sâm trong thời gian dài sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
4. Có những cách sử dụng nhân sâm nào?
Theo sách đông y cổ truyền, bạn không nên dùng nhân sâm sau khi ăn và vào buổi tối. Bạn chỉ nên dùng sâm nguyên chất khi đã được thầy thuốc bắt mạch, kê đơn và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt chú ý khi dùng nhân sâm, không nên ăn củ cải, uống trà, hải sản sau khi uống sâm. Nguyên nhân là do củ cải và hải sản là đại hạ khí trong khi nhân sâm là đại bổ khí, 2 nguyên liệu triệt tiêu lẫn nhau ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Bạn có thể sử dụng sâm theo nhiều cách khác nhau bao gồm:
- Pha trà uống: Dùng 1 – 2g sâm hãm nước như pha trà, nhai bã trà và nuốt dần.
- Tán bột sâm: Dùng 1 – 2g sâm đã tán bột để pha nước uống hoặc uống trực tiếp với nước đã đun sôi. Áp dụng cho người vã mồ hôi, hay mệt mỏi, thở yếu.
- Ngâm cho tan: Mỗi ngày nuốt 3, 4 lát sâm, áp dụng cho người thở gấp, phổi yếu, kén ăn, mệt mỏi, mắc bệnh lâu ngày.
- Sắc thuốc uống: Dùng 5 – 10g sâm sắc với nước và đường.
- Nấu cháo ăn: Thái lát 3g nhân sâm sắc với nước, sau đó nấu với gạo để thành cháo ăn. Thực phẩm này thích hợp với người già cơ thể suy yếu, răng hư nhiều, người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá.
- Sâm hấp trứng gà: Hấp 1 – 2g bột nhân sâm cùng 1 quả trứng gà, trộn đều, dùng 1 lần mỗi ngày để bồi bổ những cơ thể mắc các bệnh mạn tính.
Ăn ngon, ngủ ngon hơn khi dùng sâm đúng cách
5. Tác dụng phụ của nhân sâm
Sâm là loại dược liệu bổ dưỡng hàng đầu. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng sử dụng sâm cũng tốt. Đây là loại dược liệu không nên tùy tiện sử dụng. Bởi chế biến, dùng không đúng đối tượng sẽ gây ngộ độc. Ngoài ra, sử dụng loại dược liệu này có thể mang những tác dụng phụ như sau.
- Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn: Trong trường hợp lạm dụng sâm có thể sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. nó không thực sự nguy hiểm nhưng lại gây ra khó chịu lớn cho người dùng.
- Sử dụng sâm sẽ khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên. Nó có thể khiến một số bệnh về tim mạch và huyết áp trầm trọng hơn. Do vậy, nếu có tiền sử về căn bệnh này thì bạn không nên sử dụng sâm, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Khả năng hạ đường huyết nếu dùng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng sâm sẽ làm cho lượng đường trong máu giảm mạnh khó kiểm soát.
- Lạm dụng sâm với liều lượng cao có thể gây viêm các mạch máu trong não và nguy cơ dẫn đến đột quỵ, sốt, nhức đầu…
6. Đối tượng nào không nên dùng nhân sâm?
Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng sâm: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bị đau bụng, tiêu chảy, người thường bị cứng bụng, đầy trướng, sôi bụng,…… Ngoài ra những đối tượng dưới đây cũng không nên dùng sâm:
- Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Trong trường hợp người đang ở trạng thái tăng huyết áp sử dụng nhân sâm thì dễ bị tai biến mạch máu não.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng sâm. Nguyên nhân là trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu sử dụng sâm thì có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú nếu sử dụng sâm thì có khả năng gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng sâm
- Người có sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng đầu núm rễ củ sâm vì nó có tác dụng gây nôn.
- Những người đang bị tiêu chảy, đau bụng có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu dùng nhân sâm.
- Phụ nữ trước ngày sinh không nên dùng sâm.
- Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng sâm, song không nên quá lạm dụng vì có thể làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Qua bài viết này, bạn có thể thấy nhân sâm mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe. Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng sử dụng loại thảo dược này với số lượng vừa phải, phù hợp với cơ thể để nó phát huy hết tác dụng, đồng thời không gây ra phản ứng phụ. Có như vậy, bạn sẽ nhận được tất cả những công dụng của nhân sâm mang đến cho cơ thể.
Bạn có biết biện pháp phòng ngừa bệnh tật hữu hiệu nhất chính là tập luyện thể dục, thể thao. Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, dẻo dai, chúng như là một tấm khiên bảo vệ bạn trước những mầm mống bệnh tật. Hiểu được điều đó các chuyên gia của Elipsport đã nghiên cứu và tạo ra nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe toàn diện, từ đầu đến chân như ghế mát xa toàn thân, thiết bị tập thể dục tại nhà như may chay bo dien Elipsport, xe đạp tập gym tại nhà. Hãy thử trải nghiệm và nâng cao sức khỏe và duy trì chúng mỗi ngày.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Mỗi ngày, bạn có thể dùng 4-10g nhân sâm hãm nước uống hoặc 20-30ml rượu nhân sâm.
Bạn hãy thái mỏng, hãm với nước sôi rồi dùng trong ngày hoặc ngâm với rượu.
Nhân sâm được dùng để trị cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh, mạch yếu, cơ thể mới ốm dậy, người gầy yếu, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, nóng trong người, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn,…
Được. Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm) không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó, bạn cần cắt bỏ đi trước khi sử dụng.