Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi nào bình thường, khi nào là bệnh lý? 2022 | Mytranshop.com

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là một hiện tượng sinh lý bình thường và phổ biến. Nhưng nếu trẻ có thêm những biểu hiện như bài viết này liệt kê, có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe. Cùng tìm hiểu để phụ huynh và bé hiểu nhau hơn, mà không cần qua ngôn ngữ. 

Với những người lần đầu tiên là bố làm mẹ thì từng nhất cử nhất động của con mình đều khiến bố mẹ lưu tâm. Một trong số những trạng thái của trẻ làm phụ huynh rất lo lắng đó là trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể đi kèm với ọ ẹ, thở khò khè, đỏ mặt, rặn,… thậm chí là ngủ không yên giấc, có đờm trong họng, quấy khóc. Vậy những điều này cho thấy trẻ đang khó chịu trong người hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình

Phụ huynh có thể hiểu trẻ thông qua ngôn ngữ hình thể như vặn mình

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ để kéo giãn cơ thể

Trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu cho tới 2 tháng tuổi vặn mình là điều bình thường và không có gì đáng lo lắng. Đây là cách giúp cho trẻ có thể kéo giãn các cơ, khớp khi trẻ nằm quá lâu một chỗ, giống như một hình thức vận động cơ thể của trẻ. Trong khi vặn mình, trẻ cũng có thể ọ ẹ và điều đó hoàn toàn bình thường.

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngừng vặn mình khi bước sang tháng thứ 4, khi trẻ đã bắt đầu quen với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ cũng như trẻ đã bắt đầu có nhiều hoạt động vận động cơ thể theo những cách khác. 

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay vặn mình để tránh nhàm chán

Điều này cũng hoàn toàn bình thường bởi có những trẻ sơ sinh bú mẹ rất chú tâm nhưng cũng có những em bé lại năng động hơn. Nhiều bé cảm thấy việc cố định đầu vào ti mẹ hoặc bình sữa gây nhàm chán thì bé có thể vặn mình để vừa tập thể dục vừa ăn.

Nếu trẻ vặn mình và vẫn bú tốt thì điều này không cảnh báo việc bé đang khó chịu vì tư thế cho bú của mẹ hay đang khó chịu trong người do một bệnh lý nào đó. Phụ huynh có thể tiếp tục cho bé bù bình thường nhưng chú ý giữ bé chặt hơn bình thường để tránh bé vặn mình ra khỏi vòng ôm của bố mẹ.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn khi tập làm quen với việc đi vệ sinh 

Lý do là trẻ sơ sinh đã được mẹ cho bú no. Lúc này, trẻ đang đi tiểu hoặc đại tiện nên trẻ cần vặn mình để rặn các chất thải ra ngoài cơ thể. Thông thường, bé sẽ có thêm biểu hiện đỏ mặt như đang đau đớn tột cùng, nhưng phụ huynh đừng lo lắng. Vì đây là những tháng đầu đời bé dùng hệ tiêu hóa, trong khi trước đây, bé chỉ trao đổi chất qua dây rốn của mẹ mà thôi. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách nhận biết và phân biệt các loại da cực kì đơn giản 2022 | Mytranshop.com

Thời gian dần dần, trẻ quen với việc đi vệ sinh nên mặt bé sẽ bình thường hơn, bớt đỏ và bớt nhăn nhó hơn. Đồng thời, việc rặn cũng nhẹ nhàng hơn trước đây. 

Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn, đỏ mặt nhưng sau đó ngừng lại, trẻ vẫn bú mẹ tốt, không nôn trớ, không quấy khóc và vẫn lên cân thì phụ huynh không cần lo lắng. Phụ huynh chỉ cần kiểm tra bỉm của bé sau khi rặn để kịp thời thay bỉm sạch cho bé, giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Lưu ý: Phụ huynh nên chuẩn bị đầy đủ quần áo, bỉm, khăn trước khi bắt đầu thay bỉm cho bé. Không đặt bé lên bàn rồi mới chuẩn bị đồ, tránh để bé vặn người tới mép bàn.

Đồng thời, khi thay bỉm, phải giữ chặt người bé, tránh để bé vặn vẹo tới gần mép bàn, mép giường,… Nếu bé vặn mình quá nhiều khiến phụ huynh khó thay bỉm thì phụ huynh có thể cho bé nghe nhạc, cầm đồ chơi nào đó hoặc dùng ti giả để bé tập trung vào một việc khác, không vặn vẹo người nữa. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình vì hệ hô hấp chưa ổn định

Trẻ sơ sinh có thể thở khò khè và hay vặn mình trong vài phút rồi thở lại bình thường, trẻ bú mẹ tốt và không sụt cân thì phụ huynh không cần lo lắng. Lý do là bởi lúc này, hệ hô hấp của bé chưa phát triển ổn định nên có thể gặp một chút vấn đề khi thở. 

Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động ăn, ngủ, đi vệ sinh của trẻ, trẻ sơ sinh hay vặn mình là hoàn toàn bình thường, phụ huynh không cần lo lắng.

trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường

Trẻ sơ sinh vặn người đi kèm quấy khóc, bỏ bú cảnh báo dấu hiệu sức khỏe

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình đi kèm những biểu hiện khác như bác sĩ chia sẻ ở dưới đây, thì điều đó có thể cho thấy, trẻ đang khó chịu trong người. Cùng đi tìm hiểu những dấu hiệu đi kèm với vặn mình của trẻ sơ sinh có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe. 

2. Dấu hiệu và cách khắc phục trẻ sơ sinh vặn người vì khó chịu

Trẻ sơ sinh thở khò khè, hay vặn mình và quấy khóc

Nếu thời gian trẻ thở khò khè kéo dài hơn và đi kèm với việc có đờm trong cổ họng, quấy khóc thì có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:

  • Trẻ có thể đang có dị vật trong họng. Phụ huynh cần kiểm tra và loại bỏ ngay dị vật. Ngoài ra, phụ huynh cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên giặt giũ, lau chùi đồ dùng của bé để loại bỏ bụi, vi trùng, vi khuẩn. Tránh để chúng đi vào miệng, mũi trẻ, gây ảnh hưởng tới việc thở bình thường của bé.
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè, vặn mình và có đờm trong cổ họng có thể trẻ đã bị sặc sữa nhưng không thể tự khạc ra được. Phụ huynh cần kiểm tra và dùng dụng cụ lấy đờm cho trẻ.
  • Nhiệt độ phòng quá lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó thở. Phụ huynh nên chỉnh nhiệt độ phòng ngủ bé tăng trở lại để bé không thở khò khè và vặn mình. Phụ huynh cũng cần để một chậu nước trong phòng ngủ của bé để giúp bé không bị khô da, khô mũi.
  • Quấn chăn cho con quá chặt khiến trẻ khó thở, thở khò khè. Lúc này, mẹ nên nới lỏng chăn cho bé hoặc tìm mua túi ngủ chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để trẻ dễ thở hơn.
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, thở khò khè thời gian dài, trong nhiều ngày có thể cho thấy trẻ đã bị hen suyễn, viêm phế quản. 
  • Trẻ thở khò khè, vặn mình, quấy khóc thường xuyênđi kèm dấu hiệu rụng tóc ở vành khăn, mọc răng chậm cho thấy dấu hiệu thiếu canxi. Phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ tắm nắng đầy đủ, mẹ bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi để trẻ bú mẹ có đủ canxi. 
  • Nếu bé vừa thở khò khè, vừa sốt, cảm, hãy giữ ấm cơ thể trẻ, không đưa trẻ ra nơi nhiều gió.

Trẻ hay vặn mình ngủ không ngon giấc 

  • Quần áo, chăn gối… có thể đang là nguyên nhân khiến trẻ không thoải mái, dẫn tới trẻ sơ sinh hay vặn mình. Phụ huynh nên chọn loại vải mềm mại, thường xuyên giặt giũ và phơi ngoài ánh nắng mặt trời. Chỉ chọn xà phòng, xả vải dành cho quần áo trẻ sơ sinh, tránh dùng sản phẩm có mùi nồng, gây kích ứng da. 
  • Phòng có ánh sáng quá mức hoặc có nhiều tiếng động ồn ào khiến trẻ khó ngủ. Phụ huynh nên cho trẻ ngủ trong cũi riêng, phòng ít ánh sáng, thoáng mát và yên tĩnh. Có thể mở nhạc nhẹ nhàng để con ngủ ngon hơn.
  • Trẻ ngủ không sâu giấc hay vặn mình, đổ mồ hôi trộm trong thời gian dài thì có thể trẻ đang bị thiếu vitamin D. Trường hợp này, phụ huynh nên cho trẻ sơ sinh được tắm nắng nhiều hơn.
  • Trẻ đang đói hoặc đang quá no cũng khó ngủ, vặn vẹo và không ngủ say giấc. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc cho trẻ uống một lượng sữa nhất định và ít vì dạ dày trẻ còn rất nhỏ. Chia thành nhiều cữ uống, tránh để con khó chịu, vặn vẹo người.
  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng da, mắc bệnh về da, viêm da,… do làn da trẻ rất mỏng mảnh và sức đề kháng còn yếu. Trẻ khó chịu nên vặn vẹo, ngủ ít, ngủ không ngon giấc. Phụ huynh nên kiểm tra da trẻ có bị con côn trùng nào đốt hay không, có dấu hiệu gì trên da trẻ hay không. 

trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ quấy khóc, bỏ bú, vặn mình liên tục cho thấy trẻ đang khó chịu

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh hay vặn mình cảnh báo nguy hiểm tính mạng

Trường hợp trẻ vặn mình liên tục, thở khò khè và nhanh, ọ ẹ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Và tình trạng trẻ thở khò khè đã kéo dài trên 2 tuần, trẻ không chịu bú, sút cân, chậm lớn so với độ tuổi của trẻ. Hoặc trầm trọng hơn là trẻ ngủ li bì, mặt tím tái, sốt cao không hạ… cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm sức khỏe và tính mạng. Thì lúc này, tần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Như vậy, trên đây là tất cả các nguyên nhân, cách khắc phục về việc trẻ sơ sinh hay vặn mình. Đây là hiện tượng bình thường của trẻ, phụ huynh không cần lo lắng. Nhưng nếu trẻ có thêm những biểu hiện như quấy khóc, bỏ bú, vàng da, chậm lớn so với độ tuổi thì phụ huynh cần chú ý quan sát, ghi chép lại để kịp thời có những biện pháp khắc phục kịp thời. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu cho tới 2 tháng tuổi vặn mình là điều bình thường và không có gì đáng lo lắng. Đây là cách giúp cho trẻ có thể kéo giãn các cơ, khớp khi trẻ nằm quá lâu một chỗ, giống như một hình thức vận động cơ thể của trẻ. Trong khi vặn mình, trẻ cũng có thể ọ ẹ và điều đó hoàn toàn bình thường.

Điều này cũng hoàn toàn bình thường bởi có những trẻ bú mẹ rất chú tâm nhưng cũng có những em bé năng động hơn. Nhiều bé cảm thấy việc cố định đầu vào ti mẹ hoặc bình sữa gây nhàm chán thì bé có thể vặn mình để vừa tập thể dục vừa ăn.

Lúc này, trẻ đang đi tiểu hoặc đại tiện nên trẻ cần vặn mình để rặn các chất thải ra ngoài cơ thể. Thông thường, bé sẽ có thêm biểu hiện đỏ mặt như đang đau đớn tột cùng, nhưng phụ huynh đừng lo lắng.

Trẻ sơ sinh có thể thở khò khè và hay vặn mình trong vài phút rồi thở lại bình thường, trẻ bú mẹ tốt và không sụt cân thì phụ huynh không cần lo lắng. Lý do là bởi lúc này, hệ hô hấp của bé chưa phát triển ổn định.

Bạn có thể tham khảo đây đủ các dấu hiệu đi kèm vặn người cho thấy trẻ đang khó chịu trong bài viết này.

Leave a Comment