Ngâm chân cho bà bầu có tác dụng gì? Hướng dẫn ngâm chân trong nước ấm như thế nào? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong suốt hành trình mang thai để thai kỳ của mẹ được nhàn hạ.
Từ rất lâu đời, người ta đã ứng dụng phương pháp ngâm chân để trị liệu bởi độ hiệu quả, an toàn và lành tính cho sức khỏe. Đây là phương pháp thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là phụ nữ có thai với những công dụng thần kỳ mà nó mang đến. Chắc chắn rằng sau khi biết những lợi ích thần kỳ của việc ngâm chân cho bà bầu, mẹ sẽ tạo cho mình thói quen thực hiện việc này đều đặn mỗi ngày đấy!
1. Vì sao mẹ bầu hay bị sưng phù chân?
Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp điều trị chứng sưng phù chân ở mẹ bầu
Khi bước vào 3 tháng cuối cùng của hành trình mang thai, tức là ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu thường bị quấy rầy bởi hiện tượng phù chân hay còn được biết đến dưới tên gọi xuống máu chân. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi mẹ mang thai và khiên mẹ bầu gặp không ít khó khăn, bất tiên. Bên cạnh đó, sưng phù cũng được xem là tín hiệu ban đầu của triệu chứng tiền sản giật, bệnh này hết sức nguy hiểm nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời.
Chứng phù nề khi mang thai sẽ xuất hiện do nhiều nguyên như mẹ bầu ăn quá mặn, tăng cân trong thai kỳ, ngồi lâu hay ngồi nhiều, ít vận động. Ngoài ra, cơ thể mẹ cần phải tạo dịch và máu nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm cung cấp dưỡng chất để thai nhi phát triển cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng phù nề ở cơ thể mẹ.
Một loại hormone mang tên relaxin cũng là một lý do khác khiến chân bà bầu bị sưng to, phù nề. Khi hoạt động, hormone này làm các khớp xung quanh xương chậu nới lỏng để em bé có chỗ đi xuống ống sinh sản và vào khung xương chậu của mẹ lúc sinh đẻ. Hormone relaxin cũng khiến các dây chằng ở bàn chân bị nới lỏng gây ra hiện tượng gião xương bàn chân. Trên thực tế thì xương bàn chân sẽ không hề bị to lên mà chỉ là hệ thống các dây chằng giữ xương với nhau không giữ được sự chặt chẽ như bình thường nữa.
2. Ngâm chân cho bà bầu mang đến những lợi ích gì?
Ngâm chân mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Việc ngâm chân vô cùng có ích cho cơ thể của phụ nữ mang thai, cụ thể là:
- Lưu thông khí huyết nhờ tác động nhiệt khiến cho mạch máu tại bàn chân được giãn nở và máu tăng cường lưu thông, mang đến cho mẹ bầu cảm giác dễ chịu, khoan khoái, giấc ngủ được sâu hơn.
- Giảm thiểu chứng bệnh sưng phù, đau nhức chân: Trong quá trình mang thai, mẹ sẽ dễ gặp tình trạng phù nề ở chân và bàn chân. Để khắc phục và cải thiện triệu chứng này, mẹ hãy đổ nước ấm vào bồn ngâm chân, cho thêm một chút muối và gừng vào rồi ngâm trong 15 đến 20 phút.
- Ngâm chân cho bà bầu dễ ngủ và giấc ngủ được sâu hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Cải thiện tốt tình trạng mệt mỏi, căng thẳng: Những chị em mang thai phải đi lại, làm việc nhiều cả ngày thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay đau nhức. Việc ngâm chân với nước ấm sẽ giúp xoa dịu tinh thần, hồi phục sức khỏe bởi các huyệt đạo dưới da sẽ được tác động và mang đến tác dụng thư giãn tích cực.
- Điều trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân hiệu quả: Những mẹ bầu sau sinh có cơ thể khá yếu, bị hao tổn khí huyết nên dễ bị bệnh, vì vậy suốt khoảng thời gian ở cữ, mẹ bầu thường phải đi tất để giữ ấm đôi bàn chân. Do đó, nước ấm chính là giải pháp giúp mẹ bầu khử mùi chân hoặc điều trị bệnh nấm chân.
3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ngâm chân với nước ấm?
Mẹ bầu chỉ nên ngâm chân từ 15 đến 30 phút
- Nên dùng nước ấm ngâm chân ở nhiệt độ khoảng từ 38 đến 43 độ C và tốt nhất là không nên vượt quá 45 độ C.
- Mẹ không nên ngâm chân quá lâu, thời gian ngâm chân chỉ nên nằm trong khoảng từ 15 đến 30 phút, Nếu ngâm chân quá lâu thì mẹ có nguy cơ rơi vào trường hợp thiếu máu lên não. Do đó, mẹ chỉ nên ngâm chân cho đến khi cơ thể hơi nóng và người đổ mồ hôi nhẹ là được.
- Thời điểm tốt nhất để ngâm chân là từ 5 giờ đến 7 giờ tối vì đây là lúc thận hoạt động mạnh mẽ nhất. Mẹ bầu không nên ngâm chân ngay sau khi ăn mà nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới ngâm để tránh đường tiêu hóa bị ảnh hưởng.
- Khi sử dụng các loại thảo dược để ngâm chân, tốt nhất là mẹ bầu nên dùng bồn gỗ ngâm chân. Nguyên nhân là những loại bồn làm bằng kim loại dễ xảy ra phản ứng với axit tannic chứa trong thảo dược tạo thành chất có hại khiến cho hiệu quả trị liệu của thảo dược bị giảm.
- Vì những phương pháp điều trị tự nhiên này thường cho kết quả chậm nên chị em mang thai cần kiên nhẫn áp dụng hàng ngày.
- Sau khi ngâm chân, mẹ bầu nên massage chân để hiệu quả trị liệu phát huy tối đa. Các mẹ hãy massage bàn chân chân trong vòng từ 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ.
Sử dụng liệu pháp ngâm chân thường xuyên và đúng cách sẽ mang đến cho cơ thể mẹ bầu nhiều tác dụng tốt. Mong rằng những chia sẻ trên về công dụng của việc ngâm chân cho bà bầu sẽ giúp mẹ hiểu và áp dụng thành công. Mỗi ngày ngâm chân sẽ giúp nâng cao sức đề kháng ở mẹ và phòng chữa nhiều bệnh vô cùng hiệu quả, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi và tới ngày sinh bạn sẽ có đủ sức khẻo và dễ sinh mẹ tròn con vuông hơn, thai nhi cũng được khoẻ mạnh hơn, hãy đi bộ nhẹ nhàng cùng bé yêu của bạn tại nhà với máy chạy bộ của Tập đoàn thể thao Elipsport nhé. chúc bạn thành công.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Chứng phù nề khi mang thai sẽ xuất hiện do nhiều nguyên như mẹ bầu ăn quá mặn, tăng cân trong thai kỳ, ngồi lâu hay ngồi nhiều, ít vận động. Ngoài ra, cơ thể mẹ cần phải tạo dịch và máu nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm cung cấp dưỡng chất để thai nhi phát triển cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng phù nề ở cơ thể mẹ. Một loại hormone mang tên relaxin cũng là một lý do khác khiến chân bà bầu bị sưng to, phù nề.
Ngâm chân mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu như lưu thông khí huyết, giảm thiểu chứng bệnh sưng phù, đau nhức chân, dễ ngủ và giấc ngủ được sâu hơn, cải thiện tốt tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, điều trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân hiệu quả.
Nên dùng nước ấm ngâm chân ở nhiệt độ khoảng từ 38 đến 43 độ C và tốt nhất là không nên vượt quá 45 độ C.
Mẹ không nên ngâm chân quá lâu, thời gian ngâm chân chỉ nên nằm trong khoảng từ 15 đến 30 phút, Nếu ngâm chân quá lâu thì mẹ có nguy cơ rơi vào trường hợp thiếu máu lên não. Do đó, mẹ chỉ nên ngâm chân cho đến khi cơ thể hơi nóng và người đổ mồ hôi nhẹ là được.
Thời điểm tốt nhất để ngâm chân là từ 5 giờ đến 7 giờ tối vì đây là lúc thận hoạt động mạnh mẽ nhất. Mẹ bầu không nên ngâm chân ngay sau khi ăn mà nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới ngâm để tránh đường tiêu hóa bị ảnh hưởng.