Cách khắc phục giày đau gót chân từ tiếp viên hàng không 2022 | Mytranshop.com

Đi giày đau gót chân là một vấn đề mà nhiều chị em gặp phải. Phải làm sao để hết đau và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ của tiếp viên hàng không giàu kinh nghiệm ở bài viết dưới đây. 

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên có một đôi giày cao gót cho riêng mình, nhiều phụ nữ thường mơ tưởng đến việc đi một đôi giày cao gót thật đẹp suốt quãng đường đi làm, đi hẹn hò hay đi du lịch. Nnhưng khi thực sự mang chúng, họ lại gặp phải tình trạng đau đớn và không thể mang được lâu dài. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giải tỏa nỗi lo mang giày cao gót để luôn luôn xinh đẹp và tự tin.

đi giày đau gót chân

Đi giày đau gót chân tác động xấu đến sức khỏe

1. Mang giày cao đau gót chân có sao không?

1.1. Cản trở lưu thông máu

Giày cao gót giúp các chị em phụ nữ ăn gian được chiều cao, giúp các chị em trông quyến rũ hơn. Dù vậy đây cũng là một trong những thủ phạm ảnh hưởng đến sức khỏe của những chị em. Đi giày cao gót thường sẽ khiến bàn chân chịu nhiều áp lực, làm máu không lưu thông. Từ đó, gây đau, tê nhức.

Bên cạnh đó bệnh giãn tĩnh mạch, đau lưng cũng xảy ra với các chị em thường xuyên đi giày cao gót vì dây chằng và các cơ chịu nhiều áp lực.

1.2. Biến dạng cơ thể

Khi bạn đi giày đau gót chân, cơ thể phải điều chỉnh và thay đổi trọng lượng tổng thể và trọng tâm của nó để bù vào phần gót giày. Gót giày càng cao thì nguy cơ gặp phải những vấn đề về lưng, hông và đầu gối càng lớn. Khi đi giày cao gót, cơ thể đẩy trọng tâm về phía trước làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi vị trí chuẩn. Về lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng đau lưng. Theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối trở nên yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống…

Không những thế nếu đi giày cao gót kín mũi thường xuyên còn làm móng chân bị biến dạng.

Với thói quen mang giày cao gót từ 7cm trở lên, gân cơ bắp chân và bắp chân có thể đối mặt với những đổi thay về hình dáng. Lúc gót giày đẩy gót chân con người lên, gân Achilles và cơ bắp chân sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng. 

Với các bạn thường xuyên đi giày cao gót bít mũi trong thời gian dài, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”, khiến sức nặng của cơ thể dồn hết về phía mũi chân, do đó sẽ gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức ở mũi chân.

1.3. Nguy cơ viêm khớp

Đi giày cao gót thường sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân. Và đi giày đau gót chân nếu kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương phần sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp (sự ăn mòn sụn giữa xương, khiến xương cọ xát vào nhau).

tác hại đi giày đau gót chân

Bị đau gót chân lúc mang giày cao gót

2. Cách khắc phục đi giày đau gót chân

Ai đi giày cao gót cũng biết rằng giày da cứng rất dễ cọ xát vào gót chân gây ra đau đớn. Đối với vấn đề này, bạn có thể thử 6 phương pháp sau để loại bỏ chúng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  phòng tập Shriyoga Bạch Đằng, Quận Tân Bình 2022 | Mytranshop.com

2.1. Nếu đôi giày mới quá nhỏ

Giày quá nhỏ dễ dàng khiến gót chân và mũi chân bị chèn ép, dẫn tới đi giày đau gót chân. Áp dụng cách sau:

  • Đặt 1 túi nước đá vào trong giày cao gót và cho giày vào tủ đông. Để giày qua đêm. Nếu bạn cần kéo giãn gót chân nhanh hơn, hãy nhớ đợi ít nhất cho đến khi nước đông lại hoàn toàn trong túi. Khi nước đã đông lại qua đêm, hãy lấy giày ra khỏi ngăn đá. Để túi đá rã đông trong 20-25 phút cho đến khi đá tan thành nước. Lau khô giày và đi vào chân ngay lập tức. 
  • Bạn có thể đi thêm một đôi tất dày ở bên trong giày. Sau đó, làm nóng phần gót giày bằng không khí nóng từ máy sấy khô. Để chân đi tất trong giày cho đến khi da giày nguội. Như vậy, giày sẽ được nới rộng ra.

cách khắc phục đi giày đau gót chân

Cách khắc phục đi giày đau gót chân

2.2. Nếu mép giày bị mòn

  • Bạn có thể phủ khăn ướt trong vài phút cho hơi ẩm và mềm, sau đó dùng vật hình trụ như chai thủy tinh lăn vài lần lên mép giày để làm mềm chúng, tránh cọ xát vào gót chân. 
  • Hoặc bạn có thể lấy một miếng khăn giấy ướt đã ngâm rượu trắng, dùng kẹp cố định miếng khăn giấy vào chỗ gót giày gây cọ xát và để qua đêm để làm mềm da.
  • Tiếp đến, bạn hãy thoa một lớp kem mỏng lên phần tiếp xúc nhiều nhất với gót chân trước khi đi giày. Gót chân sẽ trở nên mịn màng và không còn đau nữa.

2.3. Nếu đôi giày mới quá rộng

Giày rộng hơn một size chân hoặc 1/2 là lý tưởng, đó là lý do bạn nên chọn mua giày vào chiều tối, khi chân bạn có kích thước lớn nhất. Đừng lo giày rộng vì các ngôi sao nổi tiếng thường chọn giày cao gót như vậy để không gặp tình trạng đi giày đau gót chân. 

Cụ thể, họ sẽ dán một miếng silicon ở gót giày bên trong, miếng lót đế giày bằng gel hoặc băng keo hai mặt để cố định chân vào giày mà gót chân không hề chạm vào giày. Nhờ đó, dù di chuyển nhiều trên những đôi giày cao gót thì bạn cũng không còn sợ gót chân đau nhức.

Tuy nhiên, trước khi dán băng keo hai mặt, hãy mua một miếng lót đế giày bằng gel. Để khi bạn lột băng keo ra thì không gây hư hại tới đế giày. Nếu không, mỗi lần lột băng keo bạn sẽ lột luôn cả lớp đế giày và gây hư hại đôi giày cao gót. 

chọn size giày lớn hơn size chân

Dán một miếng silicon ở gót giày bên trong để tránh đau gót chân

2.4. Tháo giày cao gót ngay khi không cần thiết

Nếu có công việc buộc bạn phải đi giày cao gót thời gian dài thì sau khi về nhà, hãy thực hiện một số biện pháp sau đây để giảm đau nhức cho bàn chân – trái tim thứ hai của cơ thể chị em phụ nữ. 

  • Nếu không thực sự cần thiết, bạn nên đi giày có đế bệt để giảm tránh tình trạng đau gót chân. Ví dụ như khi đi xuống siêu thị, đi nhận hàng từ shipper,… Nên mua giày dép có chất liệu da mềm và là giày hở mũi để bàn chân và ngón chân được thư giãn. Không những thế, nên chọn mua giày có đế to, hoặc đế bằng để giảm áp lực của cơ thể xuống phần gót chân. Sử dụng sáp, phấn rôm, băng keo cá nhân tại những khu vực tiếp cận với giày.
  •  Ở nhà, bạn nên chọn mua dép mềm, bông để chân được dễ chịu.

2.5. Mát xa chân để giảm đi giày đau gót chân

  • Sử dụng tay mát – xa nhẹ lòng bàn chân, ngón chân, bắp chân để giai đoạn lưu thông máu được diễn ra. 
  • Nếu không, bạn có thể mua một quả bóng tennis hoặc bóng chày, lăn qua lăn lại dưới lòng bàn chân, xoa bóp vòm bàn chân qua lại, kích hoạt lưu thông máu.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mát mát xa chân, ghế mát xa toàn thân có con lăn bàn chân như dòng ELIP Vinci, ghế massage ELIP Plutoni, ghế massage ELIP Hoper, ghế massage ELIP Lion. Trải nghiệm cảm giác những con lăn nhẹ nhàng chăm sóc cho bàn chân bạn, chắc chắc bạn sẽ cảm nhận được sự thư giãn tuyệt đối.

Mát xa chân để giảm đi giày đau gót chân

Mát xa chân để giảm đi giày đau gót chân

2.6. Ngâm chân với nước ấm

  • Nếu có thời gian, buổi tối trước lúc đi ngủ nên ngâm chân với nước ấm ít nhất 15-20 phút.
  • Để giảm tình trạng đi giày đau gót chân hoàn hảo bạn nên pha thêm vào nước vài giọt tinh dầu hay muối khoáng như vậy thời kỳ lưu thông của máu tại chân diễn ra tốt hơn. 

3. Cách chọn giày cao gót để khi đi không đau gót

Để tránh tình trạng đi giày đau gót chân, bạn chỉ cần thực hiện các cách chọn giày cao gót mà tiếp viên hàng không áp dụng giúp đứng trên những đôi giày cao cả ngày. Đó chính là phải chọn giày có độ cao vừa phải, thích hợp với kích cỡ bàn chân. Tuyệt đối không có mang giày quá chật vì như vậy sẽ khiến các cơ và dây chằng phải đứng chịu sức ép, gây tắc nghẽn sự lưu thông tuần hoàn của mạch máu. Để làm được điều đó, những mẹo sau sẽ hữu ích:

3.1. Chọn giày có trọng tâm tạo thành góc 45 độ với gót chân

Điều đầu tiên cần làm khi chọn giày cao gót là đặt giày cao gót bằng phẳng trên mặt đất và quan sát trọng tâm của đôi giày phải ở góc 45 ° so với gót chân. Vì vậy, bất kể chiều cao gót của nó, ít nhất nó sẽ là một đôi giày thoải mái. Một đôi giày 45 ° sẽ làm cho toàn bộ bàn chân cảm thấy căng đều và thoải mái khi mang.

Nếu bạn có thể thấy rằng nó lớn hơn 45 °, hoặc 60 ° thì chắc chắn khi bạn mang giày và đi bộ chưa đầy 5 phút, bạn sẽ muốn cởi nó ra. Một đôi giày tốt phải có thiết kế phần vòm hợp lý, phần vòm chịu được áp lực có thể giúp giày cao gót thoải mái như giày bệt.

3.2. Mũi giày cao gót nghiêng lên một cm

Đặt giày cao gót trên mặt đất bằng phẳng. Nếu bạn thấy mũi giày cao lên đến 1 cm thì bạn đã mua được một đôi giày tốt. Lý do là bởi đôi giày cao gót sẽ có xu hướng dốc về phía trước vì gót cao. Do đó mà mũi giày hơi nghiêng lên trên có thể tránh áp lực này và giảm ép ngón chân. Bởi vậy, khi mua giày, bạn nhớ kiểm tra phần mũi giày có thẳng đứng hay không. 

3.3. Đế giày cao không quá 3 cm

Có người nói để không sợ đi giày đau gót chân thì nên chọn đế cao và gót ngắn hơn. Nhờ đó mà bạn vẫn đạt được chiều cao như ý muốn. Đây là một quan niệm sai lầm khiến chị em không cảm nhận được mặt sàn dưới chân. Chính vì vậy mà rất dễ bị trượt chân hoặc va quệt vào chân. Vì vậy, đế giày cao gót tốt nhất là không quá 3cm.

3.4. Lựa chọn giày cao gót vào chiều tối

Tốt nhất bạn nên mua giày cao gót vào lúc 3 hoặc 4 giờ chiều. Vì lúc này, dịch bạch huyết trong cơ thể sẽ tích tụ ở phần dưới cơ thể trong ngày, nhiều hơn 5% so với những thời điểm khác. Nếu công việc của bạn phải đứng trong thời gian dài, chất lỏng bạch huyết sẽ tăng hơn 8%. Do đó, điều này là phù hợp nhất để chọn một đôi giày vừa chân nhất. 

Nếu chọn giày cao gót mà đạt được 4 điểm này, bạn sẽ giảm được 80% cơn đau cho gót chân.

Qua bài viết giải đáp thắc mắc của rất nhiều chị em về việc đi giày đau gót chân trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết cách khắc phục vấn đề này. Ngoài ra các bạn cũng nên tập luyện để có đôi chân khỏe mạnh bằng “Máy chạy bộ”, “Xe đạp tập” của Elipsport, giúp bạn có một vóc dáng và đôi chân khỏe mạnh không bị đau.

Bảo vệ đôi chân, cánh tay của bạn một cách chu toàn, cho chúng được massage, thư giãn trên ghế massage Elip cũng là cách hỗ trợ bảo vệ chúng. Bên cạnh đó bạn hãy vận rèn luyện thể dục đôi chân cánh tay của mình với may chạy bo dien, xe đạp tập,… của Tập đoàn thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng, cánh tay khoẻ mạnh có thể cầm và giữ đồ vật thoải mái.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Phần lớn cơn đau mà người ta cảm thấy xuất phát từ các dây thần kinh nhỏ giữa các xương bàn chân. Và khi đi giày cao gót, các dây thần kinh này bị kích thích và làm cảm giác đau chân trở nên rõ ràng hơn.

Đi giày đau gót chân cho thấy bạn đang chọn sai giày, đi sai cách và điều đó có thể gây cản trở lưu thông máu. Về lâu dài dẫn tới các vấn đề đau nhức lưng, hông và thậm chí là viêm khớp đầu gối.

Đặt một túi đá trong một chiếc khăn trên gót chân trong tối đa 20 phút sau mỗi 2 đến 3 giờ. Hãy chọn một đôi giày rộng hơn kích cỡ chân 1 size và thêm 1 miếng lót đế giày hoặc băng keo hai mặt để chân bám vào giày và gót chân không cọ xát vào giày.

Ngâm chân vào nước chân và mát xa chân nhẹ nhàng trong làn nước giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức nhanh chóng.

Liên tục uốn ngón chân vào một vị trí không tự nhiên có thể gây ra một loạt các bệnh, từ móng chân mọc vào trong cho tới việc tổn thương dây thần kinh ở lòng bàn chân.

Leave a Comment