Aminoaxit, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. Định nghĩa, cấu tạo và danh pháp

 

1.1. Định nghĩa

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).

VD: H2N-CH2-COOH, CH3-CH(NH2)-COOH,…

1.2. Cấu tạo phân tử

Phân tử amino axit có nhóm -COOH mang tính axit và nhóm -NH2 mang tính bazơ nên có thể tương tác với nhau tạo ra dạng ion lưỡng cực

NH2-R-COOH NH3+-R-COO-
(dạng phân tử)   (dạng ion lưỡng cực)

1.3. Danh pháp

a. Tên thay thế

Tên amino axit = Axit + amino + tên axit cacboxylic tương ứng

VD: H2N – CH2COOH: Axit aminoetanoic

b. Tên bán hệ thống

Tên amino axit = Axit + vị trí nhóm NH2(α, β, γ,…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng

VD:

H2N(CH2)5COOH: Axit ε-aminocaproic (điều chế tơ capron)

H2N(CH2)6COOH: Axit ω-aminoenantoic (điều chế tơ enang)

c. Tên thông thường

Với amino axit chúng ta cần ghi nhớ tên và công thức của các α-amino axit hay gặp dưới đây

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường + M

N{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-COOH

Axit aminoetanoic

Axit α-aminoaxetic

Glyxin
(Gly)- 75

C{{H}_{3}}-CH(N{{H}_{2}})-COOH

Axit 2-aminopropanoic

Axit α-aminopropionic

Alanin
(Ala) – 89

C{{H}_{3}}-CH(C{{H}_{3}})-CH(N{{H}_{2}})-COOH

Axit 2-amino-3metylbutanoic

Axit α-aminoisovaleric

Valin
(Val) – 117

Axit 2-aminopentanđioic

Axit α-aminoglutaric

Axit glutamic
(Glu) – 147

Axit 2,6-điaminohexanoic

Axit α,ε-điaminocaproic

Lysin
(Lys) – 146

 

2. Tính chất vật lí

– Là chất rắn, kết tinh, không màu, vị ngọt

– Dễ tan trong nước, không tan trong các dung môi không phân cực

– Nhiệt độ nóng chảy cao, bị phân hủy khi nóng chảy

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hay bị chuột rút uống thuốc và vitamin, khoáng chất gì? 2022 | Mytranshop.com

 

3. Tính chất hóa học

 

3.1. Tính axit – bazơ của dung dịch amino – axit

H2N-R-COOH  H2N-R-COO- + H+  H3N+-R-COO-

Với công thức amino axit là (NH2)x-R-(COOH)y

Khi: x = y, amino axit không làm quỳ tím đổi màu.

       x > y, amino axit làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lys)

       x < y, amino axit làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Glu)

3.2. Tính chất lưỡng tính

a. Tác dụng với dung dịch bazơ (do phân tử có nhóm COOH)

H2N-R-COOH + NaOH →  H2N-R-COONa + H2O

VD: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

b. Tác dụng với dung dịch axit (do phân tử có nhóm NH2)

H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

VD: H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

3.3. Phản ứng este hoá

Nhóm -COOH trong amino axit có khả năng tham gia phản ứng este hóa với ancol

H2N-R-COOH + C2H5OH  H2N-R-COOC2H5 + H2O

3.4. Phản ứng trùng ngưng tạo peptit

– Khi đun nóng, các ε- hoặc ω-amino axit trùng ngưng tạo ra poliamit

VD: trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit

 

4. Ứng dụng

– Các amino axit tự nhiên (hầu hết là a – amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.

– Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như axit glutamic làm thuốc bổ thần kinh, muối mononatri glutamat làm bột ngọt.

– Axit ε-aminocaproic, axit ω-aminoenantoic làm nguyên liệu trong sản xuất tơ nilon-6, nilon-7.

Leave a Comment