A. Lý thuyết
AMONIAC
I. Cấu tạo phân tử:
– CTPT : NH3
– CTCT:
→ phân tử NH3 phân cực .
II. Tính chất vật lý:
– Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí
– Tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch có tính kiềm
III. Tính chất hoá học:
1. Tính bazơ yếu:
a. Tác dụng với nước:
– Khi hoà tan khí NH3 vào nước, 1 phần các phân tử NH3 phản ứng tạo thành dung dịch bazơ à dung dịch NH3 là bazơ yếu:
– Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh , phenoltalein từ trắng chuyển sang màu hồng:
b. Tác dụng với dung dịch muối:
– dung dịch NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxít kim loại
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
c. Tác dụng với axít:
(hiện tượng tạo khói trắng)
d. Khả năng tạo phức:
Hiện tượng: NH3 hòa tan kết tủa Cu(OH)2, AgCl, Zn(OH)2.
2. Tính khử:
a. Tác dụng với oxi:
b. Tác dụng với Clo:
– Nếu NH3 dư
* Kết luận: Amoniac có các tính chất hoá học cơ bản:
– Tính bazơ yếu
– Tính khử
IV. Ứng dụng:
– Ứng dụng chủ yếu của amoniac là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, sản xuất hiđrazin N2H4 dùng làm nhiên liệu cho tên lửa.
– Dung dịch amoniac còn được dùng làm chất tẩy rửa gia dụng.
V. Điều chế:
1. Trong PTN:
-Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2 hay dung dịch kiềm
-Để làm khô khí, ta cho khí NH3 có lẫn hơi nước qua bình vôi sống CaO.
-Điều chế nhanh 1 lượng nhỏ khí NH3, ta đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc.
2. Trong CN:
* Điều kiện:
to: 450 – 500OC; P: 200- 300 atm; Xúc tác: Fe/Al2O3, K2O
MUỐI AMONI
Muối amoni là chất tinh thể ion gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axít.
VD: NH4Cl, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3,…
I. Tính chất vật lý:
– Tinh thể
– Đều tan trong nước
– Ion NH4+ không màu
II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với bazơ kiềm:
PT ion thu gọn:
→ Điều chế NH3 trong PTN và nhận biết muối amoni.
2. Phản ứng nhiệt phân:
a. Muối amoni tạo bởi axít không có tính oxi hoá: (HCl,H2CO3) → NH3
b. Muối amoni tạo bởi axít có tính oxi hoá:
B. Bài tập:
VD1: Hòa tan 4,48 lit NH3 (đkc) vào lượng nước vừa đủ 100 ml dung dịch. Cho vào dung dịch này 100ml dung dịch H2SO4 1M. Nồng độ mol/lít của các ion NH4+, SO42- và muối amoni sunfat là
A. 1M ; 0,5M ;0,5M B. 1M ; 0,75M ; 0,75M
C. 0,5M ; 0,5M ; 2M D. 2M; 0,5M ; 0,5M
Lời giải:
Vậy ; ;
Đáp án A.
VD2: Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00M. Đun nóng nhẹ , thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu?
A. 3,36 lít B. 33,60 lít C. 7,62 lít D. 6,72 lít
Lời giải
Vậy . Đáp án D.
VD3: NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện đầy đủ):
A. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3.
B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH .
C. HCl, KOH ,FeCl3 ,Cl2 .
D. KOH, HNO3 ,CuO ,CuCl2 .
Đáp án A. (xem lại lý thuyết)
VD4: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 và lắc đều dung dịch .Quan sát thấy :
A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
B. Có dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.
C. Lúc đầu có kết tủa keo xanh lam ,sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch xanh thẫm .
D. Có kết tủa xanh lam ,có khí nâu đỏ thoát ra.
Đáp án C.