Ăn Gì Để Hết Bệnh Táo Bón? Biểu Hiện, Triệu Chứng Táo Bón 2022 | Mytranshop.com

Táo bón là căn bệnh không xa lạ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh phổ biến này.

Táo bón là bệnh phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón. Trong số đó chế độ dinh dưỡng quyết định tới 70% tình trạng bệnh. Có chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học hợp lý là một trong những cách để cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

táo bón

Tìm hiểu tất tần tật về táo bón

1. Bệnh táo bón là gì?

Táo bón là căn bệnh thường gặp. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh về đường ruột có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thông thường, táo bón có biểu hiện là đại tiện ít hơn ba lần trong tuần, phân cứng rắn và ít. Quá trình đào thải, tống phân ra khỏi cơ thể khó hơn đôi khi còn gây đau bụng, làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn. 

Khi để tình trạng táo bón kéo dài thường xuyên có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: viêm nhiễm trực tràng. Những chất gây ung thư tích tụ trong đại tràng và trực tràng sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư đại tràng. Táo bón kéo dài cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ. Để bệnh càng lâu càng khó khăn hơn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. 

2. Nguyên nhân gây bệnh táo bón

2.1. Nhịn đi đại tiện

Đây là trường hợp thường gặp ở những người quá bận rộn hoặc thường xuyên phải dự những cuộc họp căng thẳng, hay đơn giản không tìm thấy nhà vệ sinh. Những lúc thế này, bạn sẽ muốn nhịn lại để đi vào khi tiện hơn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài và thường xuyên có thể dẫn đến táo bón, vì khi phân không được tống ra ngoài, ruột vẫn tiếp tục tái hấp thu nước cho đến lúc thải ra ngoài hoàn toàn khiến phân càng cứng và khô.

2.2. Chế độ ăn uống

Người ăn ít chất xơ, nạp nhiều chất béo sẽ dễ bị táo bón. Chất béo làm cho nhu động ruột giảm, nếu kết hợp với việc ít ăn chất xơ thì sẽ khó tống xuất phân ra ngoài hơn.

2.3. Dư thừa canxi và sắt

Khi bạn nạp vào cơ thể nhiều canxi sẽ làm giảm nhu động ruột, khiến phân trữ trong ruột lâu hơn và tái hấp thụ lượng nước trong phân nhiều hơn. Còn khi bạn dư sắt thì nồng độ sắt cao làm giảm nhu động của trực tràng.

2.4. Bất đồng vận cơ sàn chậu

Người bị rối loạn chức năng sàn chậu thì khả năng co của vùng cơ bụng không đủ mạnh hoặc không thể giãn cơ sàn chậu khiến phân không thể tống xuất ra ngoài hoàn toàn.

2.5. Trầm cảm

Theo nghiên cứu từ Iran, khoảng 33% bệnh nhân táo bón có triệu chứng trầm cảm. Khi mắc trầm cảm, quá trình chuyển hóa trong cơ thể người bệnh giảm xuống gây ảnh hưởng đến cả nhu động ruột. Bên cạnh đó, người bị trầm cảm có lối sống khác biệt hơn người bình thường, chẳng hạn ăn ít chất xơ, biếng ăn, không muốn đi vệ sinh dù có cảm giác muốn đại tiện.

2.6. Tác dụng của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc trị trầm cảm, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau opioid… có thể gây tác dụng phụ làm người uống bị táo bón.

táo bón

Một số loại thuốc có thể gây nên bệnh táo bón

3. Biểu hiện và triệu chứng bệnh táo bón

Những biểu hiện và triệu chứng bệnh táo bón thường gặp: Cảm giác quặn bụng, đau bụng, chưa tống hết phân ra ngoài, đầy hơi, buồn nôn, chảy máu sau khi đại tiện hoặc chảy máu trực tràng trong, mất cảm giác ngon miệng, đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô và cứng hoặc rời rạc thành từng cục, cảm thấy khó khăn khi đại tiện, phải dùng biện pháp hỗ trợ thải phân ra như dùng tay nhấn vào bụng.

4. Bệnh táo bón có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh táo bón không nguy hiểm, chỉ cần bạn áp dụng một vài biện pháp đơn giản là có thể cải thiện. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài thành trong vài tuần có thể tạo thành mạn tính và dẫn đến những biến chứng: Bệnh trĩ, nứt hậu môn, ứ phân trong đại tràng, sa trực tràng.

táo bón

Táo bón có thể biến chứng thành trĩ

5. Cách điều trị bệnh táo bón

Táo bón để càng lâu càng khó khăn hơn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hợp lý là cách để điều trị hiệu quả căn bệnh này. Để tránh bệnh táo bón bạn cần bổ sung ngay những loại thực phẩm dưới đây vào mâm cơm gia đình mình.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 5 Phòng Tập Gym Quận 9 "Chả Có Gì" Ngoài Uy Tín Tới Chất Lượng 2022 | Mytranshop.com

5.1. Khoai lang trị táo bón

Khoai lang là một trong những loại củ chứa hàm lượng chất xơ lớn. Theo nghiên cứu khoa học trong khoai lang có chứa thành phần chính là tinh bột, nước, protid, magie, lipid, glucid cùng các vitamin có lợi cho cơ thể như B, C, canxi, sắt,… hỗ trợ hiệu quả cho việc cải thiện chứng táo bón.

Đây cũng là loại thực phẩm phổ biến, dễ tìm. Bạn có thể tìm thấy khoai lang ở hầu hết các chợ, siêu thị tại Việt Nam. Để trị táo bón bằng khoai lang có rất nhiều cách. Đơn giản và hiệu quả là biến nó trở thành những món ăn như: khoai lang luộc, hấp, nướng. Bạn có thể ăn cả vỏ khoai để tận dụng tối đa chất xơ. 

Theo đông y, không chỉ củ khoai lang có tác dụng nhuận tràng, mà các bộ phận như lá, ngọn khoai bạn cũng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng này.

5.2. Rau xanh hỗ trợ trị táo bón hiệu quả

Rau xanh là nguồn cung cấp lượng chất xơ dồi dào. Việc bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn ăn uống mỗi ngày là cách giúp bạn cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Ăn nhiều rau xanh giúp mềm phân, tăng nhu động đại tràng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Các loại rau hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả như rau diếp cá, rau đay, rau mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau sam, rau cần,… Ngoài ra các bạn có thể bổ sung các loại củ giàu đường tự nhiên và chất xơ như củ cải trắng, củ cà rốt,…

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn chứa những thành phần dinh dưỡng thiết yêu như: Sắt, vitamin A, C, D vitamin nhóm B, sắt, magie,…Đây là những thành phần cần thiết cho cơ thể duy trì hoạt động.

5.3. Hạt chia giúp trị táo bón lâu ngày

Trong hạt chia có hàm lượng lớn chất xơ, các loại vitamin, omega 3, khoáng chất như canxi, sắt, chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Việc sử dụng hạt chia thường xuyên giúp làm mềm phân khiến đào thải phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Đây là cách giảm sưng viêm, củng cố thành mạch tránh được nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Bạn có thể sử dụng hạt chia bằng cách pha hạt chia với nước, ăn cùng sữa chua, làm sinh tố hạt chia, hạt chia nấu cháo,…Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với ăn kèm hạt chia chỉ sau 1 tuần bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

5.4. Sữa chua trị táo bón hữu hiệu

Sữa chua được biết đến là loại thực phẩm đa công dụng. Đây là một loại thực phẩm lên men rất có lợi cho sức khỏe. Trong số đó nổi bật phải kể đến khả năng nhuận tràng, cải thiện khả năng tiêu hóa. Việc thường xuyên sử dụng sữa chua giúp kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng. Đặc biệt, tốt với hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng loại thực phẩm này quá nhiều, bởi dung nạp quá nhiều sữa chua trong ngày sẽ dễ mắc các bệnh như thừa cân béo phì, chán ăn. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa từ 1-2 hũ sữa chua. Thời điểm thích hợp nhất để ăn sữa chia là sau bữa tối từ 1-2 giờ.

táo bón

Sữa chua vừa giúp đẹp da vừa trị táo bón hiệu quả

5.5. Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng táo bón

Theo những tài liệu y khoa, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ cải thiện hiệu quả chứng táo bón. Việc bổ sung nước có vai trò thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột và hỗ trợ ruột non tiêu hóa thức ăn tốt. Uống không đủ nước sẽ có nguy cơ dẫn đến phân khô cứng. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể sẽ làm mềm phân, việc đào thải ra bên ngoài cơ thể cũng dễ dàng hơn.

Theo khuyến cáo thì nam giới nên uống 3.7 lít nước mỗi ngày, nữ giới 2.7 lít nước/ngày. Lượng nước trên có thể thay đổi theo cơ địa từng người hoặc thay đổi để phù hợp với điều kiện thời tiết. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Biện pháp bắc giàn giáo ngoài và lưới bao che công trình 2022 | Mytranshop.com

Ngoài cách sử dụng nước lọc để cải thiện chức năng tiêu hóa, bạn cũng có thể thay thế chúng bằng nước ép trái cây. Một số loại nước trái cây có tác dụng nhuận tràng như: Nước táo ép, nước quả lê. Ngoài sử dụng nước ép những loại quả tốt cho sức khỏe trên bạn cũng nên tránh những thực phẩm khiến cơ thể mất nước như: Cà phê, nước ngọt có ga, soda…

5.6. Các loại hạt giúp hỗ trợ trị táo bón

Các loại hạt chứa một lượng lớn chất xơ như: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, hạt mè, gạo lứt giúp nhuận tràng thông tiện hiệu quả. Ngoài ra, ngũ cốc còn có tác dụng cầm máu, tăng nhu động ruột kích thích tiêu hóa. 

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, bạn không nên bỏ qua những loại hạt này để bổ sung dinh dưỡng cho gia đình. Đây cũng là những loại hạt thông dụng, dễ tìm, giá rẻ mà bạn có thể mua tại chợ hoặc siêu thị. Để chế biến thành món ăn giúp nhuận tràng bạn có thể mang hạt nấu chè, cháo, hấp, luộc,…

5.7. Quả mận khô

Bạn có thể sử dụng quả mận tím khô như một phương thuốc trị táo bón hiệu quả. Trong quả mận tím có chứa lượng lớn chất xơ. Ngoài ra nó còn chứa sorbitol. Đây là một loại đường có tác dụng thúc đẩy quá trình hydrat hóa, đồng thời làm tăng áp suất thẩm thấu từ đó dẫn đến tăng lượng nước và đồng thời kích thích nhu động ruột, giúp cho quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn. 

Thống kê cho thấy rằng trong 100g quả mận tím khô chứa tới 14,7g sorbitol. Do vậy, bạn không nên lạm dụng loại quả này để chữa táo bón tùy tiện. Bởi nó có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, mất nước. Để sử dụng hiệu quả loại quả này bạn có thể ngân trực tiếp quả mận tím khô vào nước để qua đêm đến sáng sử dụng, hoặc chế biến thành sinh tố ăn trực tiếp.

5.8. Quả táo 

Quả táo được xem như “thần dược” trong điều trị chứng táo bón. Trong táo chứa lượng lớn chất xơ. Một quả táo nhỏ chiếm khoảng 4,4g chất xơ, chiếm 17% lượng chất xơ cần bổ sung mỗi ngày. Trong số đó có 1,2g là chất xơ hòa tan có tên pectin. Pectin sau khi được nạp vào cơ thể được vi khuẩn lên men nhanh chóng tạo thành các axit béo chuỗi ngắn. Những loại axit này kéo nước vào ruột kết để làm mềm phân và khiến việc đại tiện dễ dàng hơn.

Để sử dụng táo làm giúp nhuận tràng đại tiện dễ dàng bạn có thể sử dụng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, nước ép táo. Thậm chí giấm táo cũng có thể sử dụng để nhuận tràng. 

táo bón

Bạn có thể ăn táo tươi hoặc chế biến táo thành nước ép, sinh tố để trị táo bón

5.9. Quả đu đủ giúp trị táo bón vô cùng hiệu quả

Đu đủ là loại trái cây giàu dinh dưỡng. Trong đu đủ có chứa nhiều chất xơ và enzym tiêu hóa tự nhiên như papain. Đây là loại chất có khả năng cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa. Việc sử dụng đu đủ sau mỗi bữa ăn sẽ là cách giúp nhuận tràng và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Để sử dụng đu đủ giúp nhuận tràng hiệu quả bạn nên chọn loại đã chín, có thể ăn đu đủ trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như sinh tố, sữa chua đu đủ, đu đủ nấu canh, gỏi đu đủ,….

5.10. Quả bơ 

Quả bơ là một loại quả đứng đầu trong bảng giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng chất xơ có trong quả bơ giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng. Để sử dụng bơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, salad bơ. 

Tuy nhiên, do mang giá trị dinh dưỡng qua cao, nên việc lạm dụng bơ cũng có thể gây ra đầy hơi, trướng bụng, suy hại chức năng gan thận. Mỗi tuần nên sử dụng loại quả này từ 1 -2 lần là hợp lý.

Bạn nên chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ để nhuận tràng, cải thiện chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng táo bón như: Thức ăn nhanh, thức ăn khô cứng chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm đông lạnh, trứng, chuối xanh,… Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cũng là cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh về đường ruột.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Trà Atiso có gây mất ngủ không? Cách sử dụng sao cho đúng? 2022 | Mytranshop.com

5.11. Củ cà rốt

Trong cà rốt chứa lượng lớn vitamin A giúp cho mắt sáng và khỏe mạnh. Đồng thời thực phẩm này cũng chứa vitamin B9, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ, sắt, canxi giúp điều hòa đường ruột và giúp bụng nhẹ hơn. Do vậy bổ sung cà rốt vào bữa cơm hàng ngày là cách giúp bạn phòng tránh táo bón hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Bạn có thể chế biến cà rốt thành những món ăn ngon miệng như sup cà rốt, sinh tố, hoặc ăn sống trực tiếp. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm giàu vitamin A, do vận bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải đặc biệt đối với trẻ nhỏ để tránh nguy cơ bị bệnh vàng da.

táo bón

Cà rốt không chỉ giúp bạn sáng mắt ra còn phòng ngừa táo bón rất tốt

6. Cách phòng tránh bệnh táo bón

Để không mắc bệnh táo bón, bạn nên cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, hạn chế dùng thực phẩm giàu chất béo, ăn thịt nạc thay cho thịt mỡ, ăn đúng giờ giấc, uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục, không nhịn tiểu và đi vệ sinh khi có nhu cầu.

táo bón

Tập thể dục thường xuyên là cách phòng ngừa táo bón và giúp bạn khỏe đẹp hơn

Trên đây là những thông tin về táo bón và những thực phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn cũng cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, siêng năng tập luyện thể dục thể thao với máy chạy thể dục, xe đạp tại chỗ để giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Tham khảo thiết bị tập luyện tại website thương hiệu Elipsport nhé!

Hiện nay, các căn bệnh về đại tràng, tiêu hóa ngày càng phổ biến. Cuộc sống bận rộn và căng thẳng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của bạn. Để ngăn ngừa và cải thiện các chứng bệnh này, điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Bằng việc chọn thực phẩm an toàn và tập luyện thể thao hằng ngày. Dành ra 30-45 phút hằng ngày để tập luyện với máy chạy bộ tại chỗ hay xe đạp tập thể dục là phương pháp tiết kiệm thời gian mà lại hiệu quả cao.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng dễ bị táo bón nhất là dân văn phòng, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai.

Nếu tình trạng táo bón của bạn kéo dài hơn 3 tuần và nặng hơn, tThói quen đại tiện thay đổi đáng kể, đau bụng khi đi vệ sinh, đau dữ dội ở vùng hậu môn, chảy máu trực tràng, sa trực tràng, rò trực tràng, bệnh như trĩ, xuất hiện các vết nứt hậu môn, sốt hoặc sụt cân, táo bón kèm theo đau bụng và nôn mửa, xen kẽ táo bón là tiêu chảy, khả năng chịu lạnh kém, mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ điều trị.

Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì; uống đủ 1,5 đến 2 lít nước và những chất lỏng khác mỗi ngày; hạn chế những chất chứa caffeine; giảm các chất béo động vật bao gồm cả sản phẩm từ trứng, sữa.

– Đi tiêu khi có nhu cầu, cảm giác muốn đi.

– Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.

Dấu hiệu bệnh táo bón mãn tính thường là người bệnh cảm thấy không thể đi vệ sinh hoặc đi vệ sinh không hết, mất nhiều thời gian khi đi vệ sinh, nhu động ruột giảm, phân cứng, bụng đầy hơi, đau bụng, cảm giác bụng căng đầy nhưng không cách nào giải phóng được chất thải ra khỏi cơ thể.

Các biến chứng bệnh táo bón mãn tính gồm loét đại tràng, đau bụng, thủng đại tràng cùng những vấn đề về hậu môn trực tràng (trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng, đại tiện không tự chủ, kẹt phân, tắt ruột…)

Leave a Comment