Bà bầu bị tăng huyết áp thai kỳ khi mang thai nên ăn gì? 2022 | Mytranshop.com

Mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ nên ăn gì để hạ huyết áp nhanh chóng, giúp bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé? Những thực phẩm trong bài viết này đều được bác sĩ khuyên dùng đấy!

Tăng huyết áp thai kỳ là một tình trạng thường gặp đối với các mẹ bầu. Huyết áp cao khi mang thai có thể gây ra một số vấn đề như gây nên tiền sản giật – một biến chứng thời kỳ mang thai nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu đang gặp tình trạng huyết áp cao, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm tốt sau đây vào thực đơn hằng ngày giúp hạ huyết áp hiệu quả.

1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì? Triệu chứng thế nào?

tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp trong thai kỳ khá nguy hiểm cho mẹ bầu

Tăng huyết áp thai kỳ là một tình trạng chỉ số huyết áp của mẹ đang trong thời kỳ mang thai tăng cao. Trị số huyết áp tâm thu (HATT) trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) trên 90 mmHg. Một số các thể lâm sàng khi huyết áp tăng trong thai kỳ có thể kể đến là:

  • Huyết áp tăng mãn tính: Thường xuất hiện vào trước tuần thứ 20 của giai đoạn mang thai và sẽ kéo dài đến sau khi sinh hơn 42 ngày.
  • Huyết áp tăng trong thai kỳ: Sẽ xuất hiện vào sau tuần mang thai thứ 20 và thường hồi phục sau khi sinh trong vòng 42 ngày.
  • Tiền sản giật là chứng tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
  • Huyết áp tăng mạn tính công với huyết áp tăng thai kỳ kèm tiểu đạm.
  • Huyết áp tăng không phân loại trước khi sinh: Đây là thuật ngữ được sử dụng khi huyết áp ở mẹ bầu được đo lần đầu tiên sau tuần thứ 20 của thai kỳ và bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán xác định. Sau khi sinh 42 ngày, bệnh nhân cần được đánh giá lại.

Triệu chứng khi mẹ bầu bị tăng huyết áp trong thai kỳ thường khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Có nhiều trường hợp, mẹ bầu bị tăng huyết áp nhưng lại hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ biểu hiện gì. Một số các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Chỉ số huyết áp cao
  • Có nồng độ protein trong nước tiểu
  • Sưng phù
  • Đột ngột tăng cân
  • Thị lực thay đổi, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc nhìn mờ
  • Ói mửa, buồn nôn
  • Cảm thấy bị đau bụng bên phải hoặc đau quanh dạ dày
  • Đi tiểu nhưng ra một lượng nhỏ
  • Thay đổi xét nghiệm chức năng thận hoặc gan.

Liệu tăng huyết áp trong thai kỳ có gây ra biến chứng nào không? Một điều đáng chú ý là tăng huyết áp có mặt trong 5 chứng tai biến sản khoa thường gặp. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong cho người mẹ đứng thứ hai, chỉ sau chứng băng huyết sau khi sinh. Chính vì thế, bệnh lý tăng huyết áp ở mẹ bầu cần được phát hiện càng sớm càng tốt, có các can thiệp kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế biến chứng ở cả mẹ và em bé.

Một vài bệnh biến chứng khi huyết áp cao có khả năng xảy ra cho cả mẹ và em bé có thể kể đến là:

  • Ở mẹ: Tăng nguy cơ bị phù phổi cấp, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, nhau thai bong non, nghiêm trọng nhất là tử vong.
  • Ở em bé: Thai nhi chết lưu trong tử cung, em bé bị sinh non, thai kém phát triển.

2. Bà bầu bị cao huyết áp nên ăn gì?

2.1. Táo 

Nhắc tới các loại trái cây giúp hạ huyết áp không thể không kể tới trái táo. Không chỉ chứa nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể mà táo còn giúp lợi tiểu và giảm nồng độ natri trong máu. Lượng natri trong máu cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ ở bà bầu. Ăn táo hằng ngày giúp phụ nữ mang thai hạn chế tình trạng cao huyết áp.

2.2. Cam, chanh

tăng huyết áp thai kỳ

Cam, chanh, bưởi cũng giúp giảm huyết áp hiệu quả

Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi cũng giúp giảm huyết áp hiệu quả. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, vitamin C giúp mẹ bầu duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Mẹ bầu có thể chế biến và thưởng thức một ly nước ép dưa leo + nước cốt chanh + mật ong hằng ngày. Đây là thức uống hoàn hảo giúp thanh nhiệt, giải độc đồng thời giảm huyết áp hiệu quả. 

Ngoài ra, chuối, cà chua, dưa hấu là những thực phẩm giàu kali. Lượng kali trong cơ thể bà bầu được duy trì ổn định sẽ khiến huyết áp được ổn định.

2.3. Bông cải xanh, rau chân vịt

Các loại rau lá xanh đậm giàu chất xơ rất tốt cho mạch máu và giúp tim hoạt động tốt hơn. Không những thế, chất xơ còn giúp điều hòa máu tại tĩnh mạch và động mạch, giúp giảm nhiều triệu chứng thai kỳ khác. Trong thời kỳ mang thai, bạn nên thường xuyên bổ sung các loại rau như bông cải xanh và rau chân vịt.

Các loại rau này chứa nhiều chất oxy hóa cùng các dưỡng chất giúp mẹ bầu ngăn ngừa nhiều biến chứng trong thời kỳ mang thai như tiền sản giật, thiếu máu hay đái tháo đường. 

Ngoài ăn trực tiếp, nước ép rau chân vịt cũng làm giảm huyết áp hiệu quả. Mẹ bầu có thể chế biến nước ép rau chân vịt + cà rốt thơm ngon, dễ uống để thưởng thức hằng ngày giúp xoa dịu hệ thần kinh, thư giãn cơ thể và đồng thời kiểm soát lượng natri trong máu. 

2.4. Cần tây giàu chất xơ tốt cho mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ

Cần tây không chỉ được biết tới là loại rau giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ mà một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại đại học Chicago còn cho kết quả ăn cần tây làm giảm lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể, giúp phụ nữ mang thai cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Nhờ đó, triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ cũng giảm theo. 

2.5. Quả dưa leo

Dưa leo có công dụng làm mát các cơ quan bên trong cơ thể. Mẹ hãy uống một ly nước ép dưa leo có pha thêm chanh và mật ong để giúp hạn chế nguy cơ bị tăng huyết áp. Đây là loại thực phẩm vô cùng an toàn, không làm phát sinh bất kỳ phản ứng nào nên mẹ có thể yên tâm sử dụng. Mỗi ngày, mẹ có thể uống nước ép dưa leo 2 lần để tận hưởng một hành trình mang thai nhàn hạ, không gặp rắc rối!

3. Các loại củ làm giảm huyết áp

3.1. Củ dền giúp mở mạch máu

Một thực phẩm các mẹ không nên bỏ qua khi bị tăng huyết áp thai kỳ chính là củ dền. Củ dền chứa nhiều oxit nitric, đây là chất có khả năng mở các mạch máu, giúp làm giảm huyết áp hiệu quả. Nước ép củ dền cùng vài nhánh cần tây là thức uống tuyệt vời cho các mẹ trong thời kỳ mang thai.

3.2. Cà rốt làm mềm thành mạch máu

tăng huyết áp thai kỳ

Cà rốt làm mềm thành mạch máu

Cà rốt được chứng minh có tác dụng làm mềm thành mạch, giúp điều chỉnh rối loạn máu đồng thời ổn định huyết áp thai kỳ hiệu quả. 

3.3. Tỏi

Tỏi là một loại gia vị thường được dùng để nêm nếm, chế biến giúp món ăn thêm đậm vị. Tỏi có ảnh hưởng khá nhiều đến huyết áp. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải các tình trạng như co thắt động mạch. Nguyên nhân gây ra điều này là do hormone trong cơ thể thay đổi. Việc ăn nhiều tỏi trong chế độ ăn uống có công dụng giúp cho các động mạch không bị co thắt, máu sẽ được vận chuyển đều đặn đến nhau thai. Vì thế, củ tỏi cũng là một loại thực phẩm mang đến cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.

4. Các loại thực phẩm chứa chất béo tốt bổ sung dinh dưỡng cần thiết

Trong thời gian thai kỳ, bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất béo cho cơ thể để nuôi mẹ và bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên tránh các loại dầu mỡ động vật, thay vào đó, nên sử dụng dầu ô liu. Một nghiên cứu do đại học Kentucky đã cho thấy, dầu ô liu được chứng minh có khả năng hạ huyết áp. Bạn có thể dùng dầu ô liu để trộn salad, không nên chiên dưới nhiệt độ cao có thể cháy khét gây độc hại cho cơ thể. 

5. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi giúp ổn định huyết áp

tăng huyết áp thai kỳ

Mẹ bầu nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi để giảm huyết áp

Theo một số nghiên cứu, các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi giúp cơ thể mẹ bầu ổn định huyết áp tốt hơn. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm sau hằng ngày: sữa tươi, sữa chua, nước hầm xương. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào canxi rất tốt cho mẹ bầu cũng như cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

6. Mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ nên lưu ý gì khi ăn uống?

Khi mẹ bầu bị tăng huyết áp trong giai đoạn mang thai, mẹ cần lưu ý những điều sau khi xây dựng thực đơn ăn uống:

  • Mẹ cần hạn chế tiêu thụ muối, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn 6g tương đương với lượng natri dưới 2000mg. Nếu mẹ bị phù và suy tim thì cần giảm lượng muối ăn xuống mỗi ngày còn từ 2 đến 4g.
  • Mẹ nên ăn những thực phẩm chứa đạm bao gồm: Thịt nạc, trứng, cá, thức ăn có nguồn gốc bắt nguồn từ thực vật như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương…
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa chất bột đường như khoai củ, bột mì, hạt ngũ cốc…
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa chất béo nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, dầu đậu phộng, dầu nành, dầu oliu…
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa nguồn vitamin nhóm A, vitamin C, vitamin E cùng các nguyên tố vi lượng dồi dào.

tăng huyết áp thai kỳ

Mẹ bầu không nên uống cà phê

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế những loại thực phẩm sau đây trong khẩu phần dinh dưỡng của mình:

  • Thực phẩm có chứa nhiều chất đường như trái cây ngọt, kem, bánh kẹo…
  • Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối để giảm ăn mặn bao gồm dưa muối chua, thịt nguội, khô…
  • Thực phẩm có chứa thành phần nhiều chất béo bắt nguồn từ động vật với hàm lượng cholesterol cao như phủ tạng (gan, tim, thận), thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…
  • Các đồ uống có chứa chất kích thích hoặc cồn như rượu bia, trà đặc, cà phê, nước ngọt…

Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn trả lời bà bầu bị tăng huyết áp thai kỳ nên ăn gì để mẹ và bé khỏe mạnh nhất. Ngoài thực phẩm, đi bộ được đánh giá là bài tập tốt nhất cho tim mạch bà bầu cũng như có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng. Theo nghiên cứu khoa học, mỗi ngày bà bầu dành ra 40 phút đi bộ, 3-4 buổi hằng tuần sẽ giúp giảm được 5-15mmHg. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mẹ bầu ngồi thư giãn với ghế massage toàn thân giúp giảm đáng kể triệu chứng tăng huyết áp trong thai kỳ, tinh thần bớt căng thẳng, giấc ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, đừng quên tập thể dục tại nhà để nâng cao sức khỏe cho mẹ và cả cho thiên thần nhỏ trong bụng các mẹ nhé!

Cơn đau lưng khi mang thai thường là sự đau nhức kéo dài cùng với cảm giác cứng khớp ở lưng trên hoặc lưng dưới, đặc biệt là vùng hông. Hơn bao giờ hết, việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu luôn là vấn đề mà các gia đình quan tâm. Để có một sức khoẻ tốt khi mang thai, phụ nữ cũng cần phải tập thể dục điều độ. Điều này sẽ giúp cho việc mang thai trở nên dễ dàng hơn, việc sinh nở cũng thuận lợi. Do đó, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. Bật chế độ đi nhẹ với may chay bo Elipsport có thể giúp mẹ bàu có không gian tập luyện mà không cần phải ra bên ngoài, người nhà cũng dễ quan sát trông chừng hơn. Ngoài ra, nên để phụ nữ mang thai ngồi ghế massage với chết độ massage nhẹ vì nó có tác dụng giúp máu huyết lưu thông, giảm đau mỏi vùng lưng và chân.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Tăng huyết áp thai kỳ là một tình trạng chỉ số huyết áp của mẹ đang trong thời kỳ mang thai tăng cao. Trị số huyết áp tâm thu (HATT) trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) trên 90 mmHg.

Có. Tăng huyết áp có mặt trong 5 chứng tai biến sản khoa thường gặp. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong cho người mẹ đứng thứ hai, chỉ sau chứng băng huyết sau khi sinh. Chính vì thế, bệnh lý tăng huyết áp ở mẹ bầu cần được phát hiện càng sớm càng tốt, có các can thiệp kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế biến chứng ở cả mẹ và em bé.

Một số món ăn giúp hạ huyết áp thai kỳ mà mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn uống là: Táo ; Cam, chanh; Bông cải xanh, rau chân vịt; Cần tây; Dưa leo; Củ dền; Cà rốt; Tỏi.

Có. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên tránh các loại dầu mỡ động vật, thay vào đó, nên sử dụng dầu ô liu. Bạn có thể dùng dầu ô liu để trộn salad, không nên chiên dưới nhiệt độ cao có thể cháy khét gây độc hại cho cơ thể.

Mẹ cần hạn chế tiêu thụ muối, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn 6g tương đương với lượng natri dưới 2000mg. Nếu mẹ bị phù và suy tim thì cần giảm lượng muối ăn xuống mỗi ngày còn từ 2 đến 4g.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ngồi kiết già khi thiền nên thực hiện như nào? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment