Ba định luật Niuton, trắc nghiệm vật lý lớp 10 2022 | Mytranshop.com

A. LÝ THUYẾT

I. Định luật I Newton.

1. Định luật I Newton.

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

2. Quán tính.

Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của nó cả về hướng và độ lớn.

Ví dụ:

– Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, xe rẽ sang trái, tất cả các hành khách đều nghiêng sang phải theo hướng chuyển động cũ.

– Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, xe đột ngột hãm phanh, tất cả các hành khách trên xe đều bị chúi về phía trước.

II. Định luật II Newton.

1. Định luật .

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 hay 

Trong đó: F là lực tác dụng (N); m là khối lượng (kg); a là gia tốc (m/s2 )

Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụngthì là hợp lực của các lực đó : 

2. Khối lượng và mức quán tính.

a) Định nghĩa.

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Tính chất của khối lượng.

+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Trắc nghiệm IQ - đề số 34 2022 | Mytranshop.com

+ Khối lượng có tính chất cộng.

3. Trọng lực. Trọng lượng.

a) Trọng lực.

– Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là.

– Ở gần trái đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng tâm của vật.

b) Trọng lượng.

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.

c) Công thức của trọng lực.

Trong đó : P là trọng lượng của vật (N) ; m là khối lượng của vật (kg)

g là gia tốc rơi tự do ( m/s2)

III. Định luật III Newton.

1. Sự tương tác giữa các vật.

Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.

2. Định luật.

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

3. Lực và phản lực.

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

Đặc điểm của lực và phản lực :

+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mách bạn cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp 2022 | Mytranshop.com

+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

B. BÀI TẬP

DẠNG 1 : BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT I VÀ II  NIUTON

1.ĐL I Niuton:    =>  Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều

2.ĐL II Niuton:

Phương pháp chung:

+ Đọc đề bài ,xác định các lực , vẽ hình

+ Viết biểu thức Định luật Niuton (biểu thức vecto)

+ Viết 2 phương trình trên 2 phương (phương // mặt tiếp xúc, phương  mặt tiếp xúc)

 +Tìm các đại lượng theo yêu cầu.

– Tìm lực tác dụng (hoặc hợp lực):     F = m.a

PP :   +  sử dụng kết hợp các công thức chuyển động biến đổi đều liên quan gia tốc a

          +  công thức tính lực : F = m.a

– Tìm các đại lượng : 

        +   sử dụng kết hợp các công thức chuyển động biến đổi đều liên quan gia tốc a

        + Công thức:Fk-Fcan=ma

Chú ý:

+ Những lực nào ko nằm trên 2 phương này, ta nên phân tích chúng thành  2 thành phần. (thành phần nằm trên phương chuyển động và thành phần nằm trên phươngphương chuyển động )

+ Trên phương mặt tiếp xúc, tổng các lực bao giờ cũng bằng 0

+ Gia tốc a bao giờ cũng nằm trên phương chuyển động 

Một số công thức vận dụng theo:          v =  v0 + a.t               s =  v0.t + ½. a.t2

                                                                    v2 – v02 = 2as

DẠNG 2: ĐỊNH LUẬT III NIUTON

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chương Điện tích, điện trường, trắc nghiệm vật lý lớp 11, có đáp án và lời giải 2022 | Mytranshop.com

+ Công thức : displaystyle overset{to }{mathop{{{F}_{Ato B}}}},=-overset{to }{mathop{{{F}_{Bto A}}}},

* Ta có : displaystyle overset{to }{mathop{{{F}_{Ato B}}}},=-overset{to }{mathop{{{F}_{Bto A}}}},

displaystyle Rightarrow  displaystyle {{m}_{B}}.overset{to }{mathop{{{a}_{B}}}},=-{{m}_{A}}.overset{to }{mathop{{{a}_{A}}}},

displaystyle {{m}_{B}}({{v}_{B}}-{{v}_{OB}})=-{{m}_{A}}.({{v}_{A}}-{{v}_{OA}})

* Chú ý : đến dấu của vận tốc .

Leave a Comment