Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2022 | Mytranshop.com

I. Tìm hiểu kiến thức chung

1. Tác giả

– Nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941- 2007). Quê quán ở huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, xuất thân trong một gia đình có bố là một nhà giáo dạy chữ Hán và tiếng Pháp; mẹ làm ruộng, không biết chữ. Phạm Tiến Duật tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng sau đó ông không theo nghiệp nhà giáo mà đi bộ đội, tham gia kháng chiến chống Mĩ, hoạt động chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Và ông cũng chính là lớp nhà thơ được trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ.

– Trong sự nghiệp văn học của mình, nhiều tác phẩm có giá trị, được đánh giá cao đều được ra đời trong hoàn cảnh những năm tháng chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Năm 1970, ông được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, sau đó được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Với tài năng và thành tựu văn học của mình, Phạm Tiến Duật đã được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuât năm 2001, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012 và được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kí tặng Huân chương lao động hạng Nhì, cũng trong năm 2012.

– Ông trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi

2. Sự nghiệp

– Ông đóng góp chủ yếu ở thể loại thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ.

– Đặc điểm các sáng tác thơ của ông, đó là nét trẻ trung, vui tươi hóm hỉnh mà vẫn thật sâu sắc, không hờ hợt.

+ Hình tượng nổi bật trong sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật đó là hình tượng người lính, những cô thanh niên xung phong, hình tượng nhân dân và cái tôi đầy chất thơ trong cái nền chiến tranh ác liệt chống Mĩ. Họ với những phẩm cách đáng quý, những con người góp phần làm nên chiến thắng của kháng chiến chống Mĩ sau này. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây”.

– Những tập thơ chính

+ Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

+ Ở hai đầu núi (thơ, 1981)

+ Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)

+ Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994) 

+ Nhóm lửa (thơ, 1996) 

+ Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)

+ Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)

– Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một Sư đoàn”. 

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác vào năm 1969, đúng vào lúc thời kì kháng chiến chống Mĩ đang ác liệt nhất. Tuyến đường Trường Sơn có thể nói là huyết mạch của trận chiến, nối liền hai miền Bắc – Nam, nơi chứng kiến và chịu nhiều thiệt hại đau lòng do bom đạn chiến tranh gây ra, cả về của cải vật chất và tinh thần. Trên tuyến đường đó có những chếc xe ô tô, có thể là chở bộ đội / lương thực / vũ khí bị bom đạn của giặc tàn phá làm vỡ kính. Phạm Tiến Duật cũng là một người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Hình ảnh những chiếc xe không kính hiện lên qua con mắt và ngòi bút của Phạm Tiến Duật không bi lụy, trái lại ta thấy được vẻ tinh nghịch, yêu đời của họ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn khởi động trước khi tập yoga dance cho người mới 2022 | Mytranshop.com

=> Hoàn cảnh đặc biệt, mưa bom lửa đạn ác liệt. Phải có một tâm hồn yêu đời, phóng khoáng lắm thì mới có thể biến hiện thực trần trụi, ác liệt như thế trở thành một thi phẩm chứa đựng chủ nghĩa anh hùng lãng mạn.

3. Xuất sứ

– In trong tập“Vầng trăng quầng lửa” (in năm 1969)

4. Nhan đề

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– Ngay từ nhan đề ta đã nhận thấy được hình tượng trung tâm trong thơ là tiểu đội với những chiếc xe không kính. Như vậy là nhan đề bài thơ rất cụ thể, đối tượng muốn nói đến ở đây được đặt ngay ở nhan đề. Tuy nhiên chỉ đặt nhan đề là: Tiểu đội xe không kính là đã đủ, nhưng ở đây tác giả còn thêm từ “bài thơ” vào đằng trước. Điều này có ý nghĩa làm gia tăng chất thi vị lãng mạn. Bài thơ không chỉ là lột tả hiện thực trần trụi, những khó khăn gian khổ của chiến tranh một cách đơn thuần. Vẫn hiện thực đó nhưng được viết lên bởi tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn. Hiện thực đó phải được chắp bút thành một bài ca đáng ca ngợi. Hơn thế nữa, nhan đề khá dài, như một câu văn xuôi gợi đối tượng cần được nói tới một cách rõ ràng cụ thể và chi tiết.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nguyên nhân những chiếc xe không có kính

– Nguyên nhân xuất hiện những chiếc ô tô không kính được nói tới trong hai câu đầu ở bài thơ

                                 Không có kính không phải vì xe không có kính

                                 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

  Ban đầu chắc chắn với cấu tạo của một chiếc xe thì nó có đầy đủ kính che, nhưng ở đây xe lại không có kính, có vẻ hơi khác thường, đó là vì bom đạn của kẻ thù đã tàn phá làm vỡ kính, thành ra tồn tại những chiếc xe không kính độc đáo.

– Ở một ý nghĩa khác, một số ý kiến cho rằng những chiếc xe này không có kính, xuất phát từ nhu cầu đẩy lùi sự phát hiện của quân địch, vì nếu như có kính thì nó sẽ phản quang dưới ánh nắng mặt trời làm phát hiện lực lượng quân ta. Đây cũng là một giả thiết có lí. Dù trong hoàn cảnh nào thì ta cũng cảm nhận được rất rõ tinh thần lạc quan yêu đời, không nề hà hiểm nguy gian khổ của các chiến sĩ. Tuy nhiên trong bài thơ này ta nên hiểu ở nguyên nhân thứ nhất, bởi nó đã được nhà thơ giải thích và khẳng định vì sao lại không có kính một cách cụ thể và tường mình bằng hai hai câu thơ như một câu văn xuôi, là do “bom giật”, “bom rung” nên kính vỡ.

– Hai câu thơ tựa như câu văn xuôi, cách nói rất đơn giản không cầu kì trau chuốt như ngôn ngữ thơ chúng ta thường thấy. Một lời giải thích tường tận, rõ ràng nêu rõ được bản chất của xe không có kính và nguyên nhân của xe không có kính. Giọng thơ từ từ chậm rãi giải thích

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Địa Điểm Khám Sức Khỏe Đi Làm Ở Quận 10 Hồ Chí Minh 2022 | Mytranshop.com

2. Tâm thế, hành động của những người lính khi chiếc xe bị vỡ mất hết kính

– Trước hiện thực vật chất của những chiếc xe như vậy, những người lính trên tuyến đường Trường Sơn không lo lắng, không bàng hoàng, không bị ảnh hưởng tâm lí và nhất là tinh thần chiến đấu, không dễ gì bị lung lay. Ta có phần ngạc nhiên trước thái độ của họ:

                                                Ung dung buồng lái ta ngồi

                                                Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

+ Họ ung dung, vẫn vững vị trí buồng lái để ngồi nhìn ngắm đất, trời, khoảng không phía trước, tiếp tục nhiệm vụ lái xe chi viện trên tuyến đường Trường Sơn, tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu, ước mong thống nhất hai miền Nam Bắc.

– Nhà thơ đã để hẳn ba khổ thơ riêng nói về những điều mà bộ đội chứng kiến và cái cách họ phản ứng, xử lí khi gặp một số những khó khăn khi ngồi trong buồng xe không có kính.

Những trở ngại gặp phải

Hệ quả

Cách xử lí

– Gió

– Xoa mắt đắng

 

– Xe mất kính: “Con đường chạy thẳng vào tim”/ Thấy sao trời, cánh chim

– Như sa như ùa vào buồng lái

 

– Có bụi

– Bụi phun tóc trắng xóa như người già

– Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

– Nhìn nhau mặt lấm cười haha

– Gặp mưa, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

– Bị ướt áo

– Chưa cần thay áo, chờ mưa tạnh, gió lùa tự khô

 – Ta thấy dường như họ luôn lãng mạn hóa, đơn giản hóa những khó khăn đang hiện hữu tồn tại. Đối với họ, những gió lùa, những bụi đường, những mưa trời chỉ là thử thách quá nhỏ, không đáng bận tâm. Ngược lại họ còn vui tính, hài hước coi đó như một sự thú vị mà chỉ ở những chiếc xe không kính độc đáo này mới có chứ chẳng phải khó khăn gì quá lớn khiến họ nhụt chí .

– Cum từ “ừ thì” cho thấy được sự ngạo nghễ, ung dung, ngang tàng và có phần bất cần của các chiến sĩ. Đúng là khó khăn đấy, nguy hiểm đấy nhưng mà chấp nhận nó rồi biến nó như một thử thách quá nhỏ, không vì thế mà ảnh hưởng lung lay đến tinh thần chiến đấu. Cùng với biện pháp lặp lại hai lần “ừ thì” diễn tả được khó khăn ập tới nhiều lần chứ không phải một lần. Một lần nữa lại khắc họa rõ được tâm hồn lãng mạn, thi vị và tinh thần chiến đấu sôi nổi, vượt qua mọi hiểm nguy của các chiến sĩ.

– Không chỉ không có kính mà xe còn không có cả đèn, không có mui xe, thùng xe bị xước. Sự “thương tích đầy mình” trên chiếc xe vận tải ra tiền phương lại được đẩy xuống ở khổ thơ cuối, phần kết bài như một sự nhấn mạnh đặc biệt. Hình ảnh chiếc xe với sự thiếu về các bộ phận: cửa kính, đèn, mui xe và thùng xe bị xước là sự không lành lặn, minh chứng của sức tàn phá kinh khủng của chiến tranh

3. Tâm sự và tấm lòng của tác giả nói riêng và của các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn nói chung

– Thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính, nhà thơ muốn nói đến ý chí tinh thần và tấm lòng hướng về miền Nam ruột thịt của những chiến sĩ đang hoạt động cách mạng trên tuyến đường Trường Sơn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phòng tập MMA - GYM, Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận 2022 | Mytranshop.com

  Trên tuyến đường lửa Trường Sơn, nơi khốc liệt nhất, chứa đựng nhiều nguy hiểm nhất, trong một hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn nhất là nơi mà tình đoàn kết, sức mạnh tập thể đồng đội hiện ra rõ nét và ý nghĩa nhất. Những chiếc xe không kính chạy dọc suốt tuyến đường Trường Sơn hợp lại thành những tiểu đội, gặp gỡ giao lưu, bắt tay nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt – ngồi trong buồng lái và bắt tay qua những chiếc cửa kính vỡ rồi:

                            Những chiếc xe từ trong bom rơi

                            Đã về đây họp thành tiểu đội

                            Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

                            Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

– Tiểu đội quây quần, sinh hoạt gắn kết như những thành viên trong một gia đình thực thụ. Bếp Hoàng Cầm là một vật dụng không thể thiếu trong hoàn cảnh chiến tranh thời xưa. Họ dựng bếp Hoàng Cầm giữa trời, cùng nhau nấu và ăn những bữa ăn thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn 

                            Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

                            Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

– Đọc đến câu thơ: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”, ta thấy thật thú vị và liên tưởng đến hình ảnh của những chiếc võng được móc trên thùng xe phía sau, những chiến sĩ có nằm ngủ để tiếp sức trên chặng tiếp theo, có thể là đàn hát cho vơi đi chặng đường dài đầy khốc liệt – một sự yêu đời, nét hóm hỉnh tinh nghịch và cũng hết sức lạc quan của tuổi trẻ. “Lại đi lại đi trời xanh thêm” chỉ tinh thần quyết chiến quyết thắng, ước nguyện góp sức thống nhất hai miền Nam – Bắc một nhà. ” Trời xanh thêm” như một niềm tin tất thắng, tin vào tiền đồ tương lai tươi sáng của nước nhà. Dọc suốt bài thơ, ta chưa chứng kiến và nhìn thấy được sự nhụt chí ở đây, chỉ có lòng yêu nước, xông xáo một tinh thần của tuổi trẻ.

– Đọc bài thơ ta thấy có 3 cái không: không kính, không đèn, không mui xe, nhưng tồn tại một thứ duy nhất- bất diệt, rực cháy, đó là trái tim người lính:

                        Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                        Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đó là sự cống hiến lớn anh hùng lớn lao, là niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

 III. Tổng kết

1. Nội dung

– Bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

2. Nghệ thuật

– Chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường (hình ảnh chiếc xe không kính, hoàn cảnh hiểm nguy bom rơi ác liệt…).

– Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên và khỏe khoắn.

Leave a Comment